Giá trị quyết toán có giá trị thấp hơn giá trị hợp đồng

thanhnam84

Thành viên mới
Tham gia
17/9/08
Bài viết
2
Điểm tích cực
2
Điểm thành tích
3
Xin hỏi tình huống:Giá trị quyết toán công trình có giá trị thấp hơn giá trị hợp đồng(không quá 20%), hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Vậy có phải ky phụ lục hợp đồng điều chỉnh hay khong?
 
  • Like
Các tương tác: vna
Theo mình thì không cần, nếu tiến độ thi công của bạn không quá time. Không biết các cao thủ có ý kiến thế nào
 
Giá trị quyết toán không bằng giá trị hợp đồng là việc bình thường. Khi quyết toán rồi còn phải ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh làm gì nữa ?
 
Nếu giá trị quyết toán giảm. Và < 20% giá trị HĐ. Thì không cần làm Phụ lục điều chỉnh giá đâu.
Sao không thi công hết luôn theo KL HĐ mà giảm chi vậy? Thời buổi khó khăn còn bị cắt giảm nữa...........:(
 
Xin hỏi tình huống:Giá trị quyết toán công trình có giá trị thấp hơn giá trị hợp đồng(không quá 20%), hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Vậy có phải ky phụ lục hợp đồng điều chỉnh hay khong?

Giá trị quyết toán không bằng giá trị hợp đồng là việc bình thường. Khi quyết toán rồi còn phải ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh làm gì nữa ?

Nếu giá trị quyết toán giảm. Và < 20% giá trị HĐ. Thì không cần làm Phụ lục điều chỉnh giá đâu.
Sao không thi công hết luôn theo KL HĐ mà giảm chi vậy? Thời buổi khó khăn còn bị cắt giảm nữa...........:(
- Vì hình thức hợp đồng của bạn ý là hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thì Giá trị Quyết toán là giá trị sau khi được điều chỉnh và ký phụ lục hợp đồng bạn NGUYỄN CHÍ TÂM nhỉ. Còn việc giá trị quyết toán giảm so với giá trị của hợp đồng là chuyện bình thường, nhưng thiết nghĩ công trình của bạn được điều chỉnh thì chắc chắn 1 điều không tăng nhiều thì ít so với hợp đồng đâu, trừ khi bên bạn không làm 1 đầu mục nào đó như vậy việc giảm <20% cũng không có gì là lạ cả.
- Nhất trí với ý kiến bác vna
Anh em cho ý kiến tiếp.
-
 
Giá trị thanh toán của hợp đồng theo đơn giá là giá trị của khối luợng thực hiện thực tế được nghiệm thu. Khối lượng công việc khi ký hợp đồng của loại hợp đồng này khi ky hợp đồng thượng chưa chính xác.
 
Giá trị quyết toán công trình hiếm khi nào trùng giá hợp đồng lắm. Nếu phát sinh tăng thì mới phải ký phụ lục hđ. Còn nếu giảm mà không có phát sinh công việc ngoài hợp đồng thì không phải ký phụ lục hđ nữa. Việc thanh quyết toán vẫn nằm trong phạm vi hợp đồng rồi.
 
- Vì hình thức hợp đồng của bạn ý là hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thì Giá trị Quyết toán là giá trị sau khi được điều chỉnh và ký phụ lục hợp đồng bạn NGUYỄN CHÍ TÂM nhỉ. Còn việc giá trị quyết toán giảm so với giá trị của hợp đồng là chuyện bình thường, nhưng thiết nghĩ công trình của bạn được điều chỉnh thì chắc chắn 1 điều không tăng nhiều thì ít so với hợp đồng đâu, trừ khi bên bạn không làm 1 đầu mục nào đó như vậy việc giảm <20% cũng không có gì là lạ cả.
- Nhất trí với ý kiến bác vna
Anh em cho ý kiến tiếp.
-
Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thì giá quyết toán < giá Hợp đồng cũng không có gì lạ, chưa kể đến phát sinh giảm cứ cho là làm đúng theo thiết kế, nhưng do giá cả khi thi công giảm so với khi dự thầu, ký hợp đồng. Em có được tham gia chút chút vào 1 hợp đồng loại này, thời điểm ký HĐ cuối năm 2011, thi công xong là cuối năm 2012, công trình ĐZ nên tỷ trọng sắt thép chiếm khá lớn mà từ 2011 đến cuối 2012 giá thép thị trường giảm khá mạnh.
Trường hợp Hợp đồng theo đơn giá cố định thì đúng như các anh đã giải thích ở trên là do giảm khối lượng thi công thực tế (phát sinh giảm). Nhưng em giả sử có trường hợp: khi thi công thực tế thì có 1 phần đầu mục/hạng mục nào đó thiết kế thừa hoặc CĐT không sử dụng đến nữa muốn cắt bỏ thì trường hợp này xử lý thế nào cho hợp lý ạ, chắc nhà thầu lại phải ăn ít 1 tí rồi. Có anh nào đã gặp tình huống này chưa nhỉ? Xin mời các anh em cho ý kiến ạ.
 
Có gì đâu mà bận tâm, không dùng hoặc không đúng thực tế thi công thì cắt, đang còn bước quyết toán A-B cơ mà.

chắc nhà thầu lại phải ăn ít 1 tí rồi
Ăn là ăn thế nào?
 
Ăn ở đây làm em nói nghĩa đen thôi anh,đen xì luôn ạ, thời buổi kiếm việc khó khăn, nhăm nhăm được việc huy động vật tư, nhân công, máy móc cả rồi mà bị cắt ko được làm nữa thì đói anh nhỉ?
 
vantoanGXD nói:
...khi thi công thực tế thì có 1 phần đầu mục/hạng mục nào đó thiết kế thừa hoặc CĐT không sử dụng đến nữa muốn cắt bỏ thì trường hợp này xử lý thế nào cho hợp lý ạ, chắc nhà thầu lại phải ăn ít 1 tí rồi. Có anh nào đã gặp tình huống này chưa nhỉ? Xin mời các anh em cho ý kiến ạ.
Đồng ý với ý kiến của SMod ks.thanhtan, và với câu hỏi của vantoanGXD thì đây là việc bình thường và nhiều công trình cũng đã xảy ra trường hợp cắt giảm này. Việc này cũng phải làm biên bản xử lý kỹ thuật có Chủ đầu tư và các bên tham gia xác nhận vào. Sau này khi Quyết toán A-B căn cứ vào thực tế và hồ sơ giấy tờ liên quan và nếu công trình trải qua bước kiểm toán nữa thì chưa chính xác cũng sẽ bị cắt giảm nữa. Khi trình phê duyệt quyết toán thì thường lấy số liệu của kiểm toán. Theo đó, giá trị quyết toán có giá trị thấp hơn giá trị hợp đồng là việc bình thường.
 
Đồng ý với ý kiến của SMod ks.thanhtan, và với câu hỏi của vantoanGXD thì đây là việc bình thường và nhiều công trình cũng đã xảy ra trường hợp cắt giảm này. Việc này cũng phải làm biên bản xử lý kỹ thuật có Chủ đầu tư và các bên tham gia xác nhận vào. Sau này khi Quyết toán A-B căn cứ vào thực tế và hồ sơ giấy tờ liên quan và nếu công trình trải qua bước kiểm toán nữa thì chưa chính xác cũng sẽ bị cắt giảm nữa. Khi trình phê duyệt quyết toán thì thường lấy số liệu của kiểm toán. Theo đó, giá trị quyết toán có giá trị thấp hơn giá trị hợp đồng là việc bình thường.

Ý của bạn vantoanGXD là thời buổi bây giờ làm ăn khó khăn, nếu xảy ra việc cắt giảm khối lượng do các nguyên nhân đã nêu thì ít nhiều cũng gây khó khăn cho nhà thầu. Còn nếu làm không đúng thì sau này Quyết toán A-B cắt, sau đó kiểm toán lại cắt, lên Sở Tài chính lại bị cắt nữa thì cũng là việc bình thường.

Trước tiên xin đồng ý với ý kiến của 2 anh. Việc thanh quyết toán công trình ví như bên em thường lấy giá trị của thanh tra nhà nước hoặc kiểm toán nhà nước làm giá trị thanh quyết toán cho bên ĐVTC. Và việc giá trị thanh quyết toán < giá trị trong HĐ là chuyện rất đỗi bình thường.
 
Các bác cứ chờ thanh tra NN với kiểm toán NN làm giá trị thanh quyết toán khiến bao DN xây dựng lâm vào tình trạng khó khăn, giải thể. Có lẽ không đâu như Việt Nam, ngoài quan hệ A - B còn có C-D-.... nữa. Làm nhà thầu thật khổ :(
 
Các bác cứ chờ thanh tra NN với kiểm toán NN làm giá trị thanh quyết toán khiến bao DN xây dựng lâm vào tình trạng khó khăn, giải thể. Có lẽ không đâu như Việt Nam, ngoài quan hệ A - B còn có C-D-.... nữa. Làm nhà thầu thật khổ :(

Bởi bên em nguồn khó khăn lên chờ đến khi có vốn về thì đã có thanh tra, kiểm tra vào rồi lên lấy giá trị của họ là lành anh ak. Cái thứ 2 nữa với thời buổi kinh tế người không của hiếm như thế này mạnh ai người đó chạy, đơn vị nào lớn mạnh thì họ còn lo lót chạy trên chạy dưới xin nguồn, chứ đơn vị yếu thì chắc chết hoặc chuyển sang lĩnh vực khác. Bên em được cái sếp cũng tâm lý lên lúc khó khăn thế này cũng chia sẻ miếng phomat mỗi người 1 ít. Lộc bất tận hưởng.
 
Mình xin mở rộng vấn đề ở đây một chút nữa, giá trị quyết toán có giá trị thấp hơn giá trị hợp đồng ban đầu là việc bình thường. Tuy nhiên, khi có các phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng thì tổng phần giá trị hợp đồng sẽ tăng lên. Khi công trình hoàn thành và mang đi quyết toán sẽ tập hợp tất cả các hợp đồng, phụ lục lại và giá trị khi ấy sẽ cao hơn giá trị hợp đồng ban đầu nhe các bạn.
 
Back
Top