Giải quyết vướng mắc trong thẩm dịnh dự án như thé nào?

phugiang2007

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
31/1/08
Bài viết
181
Điểm thành tích
63
Tuổi
44
Xin chào cả nhà!
ở bài viết trước đây trong mục thảo luận về NĐ12 mình có nêu vấn đề vướng mắc giửa cơ quan đàu mối thẩm dịnh dự án, cơ quan góp ý thiết kế cơ sở và các bên có liên quan. Đến nay thực tế đã xảy ra vấn đề tương tự như sau :
Sau khi TKCS được Sở Xây dựng góp ý về TKCS, vì đây chỉ là ý kiến góp ý nên chủ đầu tư sẽ "xem xét" và nếu thấy cần thiết họ có quyền bảo lưu ý kiến về sản phẩm họ đã nghiệm thu; Sau khi ý kiến góp ý đã gửi đến đơn vị đầu mối_SKHĐT (đối với vốn NSNN) hoặc thực hiện thủ tục xin phép khi đó Sở KHĐT or đơn vị cấp phép nghiên cứu giữa TKKS và ý kiến góp ý của Sở XD tuy nhiên do Sở KHĐT hoặc tổ chức cấp phép XD do không có chuyên môn nên thể tranh luận được với ý kiến bảo lưu của CĐT hoặc đơn vị lập dự án trong khi đó việc bắt buộc chủ đầu tư thực theo ý kiến góp ý thì không đủ cơ sở (vì chỉ là góp ý) và không thuộc trách nhiệm thẩm định của các cơ quan này vì vậy cuối cùng có hai khả năng :
1. Đẩy toàn bộ nội dung này lên nguời quyết định đầu tư để xem xét giải quyết. Nếu nguời có thẩm quyền vô ý thì sẽ ok ngay và sau này tự chịu trách nhiệm. Nếu phát hiện vướng mắc sẽ chuyển hồ sơ này đến cơ quan chuyên môn (là các Sở) và từ đây sẽ xuất hiện vòng lặp với n lần;
2. Khai thác triệt để vấn đề khó khăn nảy sinh như ở mục 1 nêu trên để trục lợi cá nhân;
Với nội dung trên xin cả nhà nghiên cứu cách giải quyết triệt để vòng lặp ở mục 1 giúp minh.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
56
Trong văn bản nêu ý kiến của các Sở thường có câu:" Trên đây là ý kiến của SXD về thiết kế cơ sở DA.......... Chủ đầu tư căn cứ vào ý kiến trên để hoàn thiện thiết kế cơ sở trước khi triển khai các công việc tiếp theo đúng quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình./."
Theo mình, nếu những ý kiến của SXD là đúng thì CĐT nên chỉnh sửa hoàn thiện lại TKCS. Nếu có bất đồng về quan điểm thì cũng nên giải quyết ngay trong quá trình SXD đang kiểm tra hồ sơ để cho ý kiến. Chứ cứ để mỗi bên khư khư ôm lấy quan điểm của mình, để khi triển khai rồi thì mệt lắm.
 

mhientb

Thành viên năng động
Tham gia
24/1/08
Bài viết
68
Điểm thành tích
6
Trong thiết kế luôn tồn tại 2 vấn đề khác biệt nhưng dễ bị nhầm lẫn là một. Một là quan điểm thiết kế (design concept, quan niệm, ý tưởng), hai là chuẩn mực (standard, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định) thiết kế. Khi Cơ quan QLNN tại địa phương góp ý về quan điểm thiết kế (ví dụ như cọc tròn, cọc vuông; nhà mái cong, mái bằng; phương án cọc khoan nhồi và cọc đóng v.v…) thì chủ đầu tư có thể không cần làm theo. Nếu cơ quan đó góp ý rằng thiết kế không phù hợp với tiêu chuẩn hoặc vi phạm quy định của địa phương/ nhà nước về quy hoạch hoặc về loại công nghệ thì chủ đầu tư phải cân nhắc vì lẽ: nếu thiết kế sai tiêu chuẩn (tính toán sai) chủ đầu tư phải chịu hậu quả về chất lượng; nếu vi phạm quy định của địa phương hay nhà nước về những vấn đề liên quan đến công nghệ, quy hoạch, PCCC v.v… thì coi chừng bị buộc phải tháo dỡ.
Cách giải quyết là: nếu vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn - gọi đơn giản là chuyên môn - hay quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền liên quan đến thiết kế thì nên thuê thêm tư vấn thẩm tra để phản biện lại tư vấn thiết kế đảm bảo thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn được phép áp dụng hoặc phù hợp với các quy định hiện hành về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ, an toàn-môi trường v.v…. Khi thuê tư vấn thẩm tra, chủ đầu tư cần nghe theo tiếng nói của họ. Nếu vấn đề thuộc về quan điểm thiết kế, chủ đầu tư tự quyết định. Vấn đề là, chủ đầu tư có phân biệt được cái gì là chuẩn mực và cái gì thuộc về quan điểm hay không.
 
P

Phugia

Guest
Xin chào cả nhà!
ở bài viết trước đây trong mục thảo luận về NĐ12 mình có nêu vấn đề vướng mắc giửa cơ quan đàu mối thẩm dịnh dự án, cơ quan góp ý thiết kế cơ sở và các bên có liên quan. Đến nay thực tế đã xảy ra vấn đề tương tự như sau :
Sau khi TKCS được Sở Xây dựng góp ý về TKCS, vì đây chỉ là ý kiến góp ý nên chủ đầu tư sẽ "xem xét" và nếu thấy cần thiết họ có quyền bảo lưu ý kiến về sản phẩm họ đã nghiệm thu; Sau khi ý kiến góp ý đã gửi đến đơn vị đầu mối_SKHĐT (đối với vốn NSNN) hoặc thực hiện thủ tục xin phép khi đó Sở KHĐT or đơn vị cấp phép nghiên cứu giữa TKKS và ý kiến góp ý của Sở XD tuy nhiên do Sở KHĐT hoặc tổ chức cấp phép XD do không có chuyên môn nên thể tranh luận được với ý kiến bảo lưu của CĐT hoặc đơn vị lập dự án trong khi đó việc bắt buộc chủ đầu tư thực theo ý kiến góp ý thì không đủ cơ sở (vì chỉ là góp ý) và không thuộc trách nhiệm thẩm định của các cơ quan này vì vậy cuối cùng có hai khả năng :
1. Đẩy toàn bộ nội dung này lên nguời quyết định đầu tư để xem xét giải quyết. Nếu nguời có thẩm quyền vô ý thì sẽ ok ngay và sau này tự chịu trách nhiệm. Nếu phát hiện vướng mắc sẽ chuyển hồ sơ này đến cơ quan chuyên môn (là các Sở) và từ đây sẽ xuất hiện vòng lặp với n lần;
2. Khai thác triệt để vấn đề khó khăn nảy sinh như ở mục 1 nêu trên để trục lợi cá nhân;
Với nội dung trên xin cả nhà nghiên cứu cách giải quyết triệt để vòng lặp ở mục 1 giúp minh.

Bạn đã nói trúng vấn đề rồi còn gì. Điều mấu chốt là người có thẩm quyền phải có năng lực, trình độ và một bộ máy giúp việc thực sự chuyên nghiệp và có trách nhiệm, còn người có thẩm quyền mà ú ớ việt gian thì không thể có quy định nào khắc phục cả
 

Top