Giải thích chi tiết các hệ số và công thức điều chỉnh hệ số nhân công trong bảng tổng hợp dự toán xâ

hmlhml

Thành viên mới
Tham gia
1/12/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
Chào các bạn, ở đây mình lập công thức chung, sau đó lấy ví dụ điển hình là công trình của mình với phụ cấp khu vực (PCKV) 50% và phụ cấp lưu động (PCLĐ) 40%, Đơn giá tỉnh đã tính PCKV 0% và PCLĐ 20% và Lương tối thiểu là 450.000 đồng/ tháng (năm 2007).

  1. Công thức tính lương : L tháng = Ltt + Phụ cấp theo Lcb + Phụ cấp theo Ltt
Trong đó :

Phụ cấp theo Lương cấp bậc

Cơ sở áp dụng

Đơn giá các địa phương

(Lcb=Ltt*Hs với Hs = 2,355 ứng với bậc thợ bình quân 3,5/7 thang lương A.1.8 nhóm I trong định mức, đơn giá hiện hành)

  

+ Phụ cấp SX không ổn định: f1=10%=0,1

(TT 07/2003/TT-BXD ngày 17/6/2003)

Đã tính

+ Lương phụ : f2=12%=0,12

(TT 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010)

Đã tính

+ Khoán trực tiếp vào lương: f3=4%=0,04

(TT 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010)

Đã tính

+ Hs=2,355 theo bậc thợ bình quân 3,5/7 đối với công trình xây dựng.

(Quy định tại Mục 5.2 CV số 1599/BXD-VP ngày 25/7/2007)

Đã tính

+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

TT Số: 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005

Chưa tính đến vì hầu như không được áp dụng cho các công trình XD

+ Phụ cấp thu hút

TTLT số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2005

Chưa tính đến vì hầu như không được áp dụng cho các công trình XD

+ Phụ cấp đặc biệt

TT Số: 09/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005

Chưa tính đến vì hầu như không được áp dụng cho các công trình XD

Phụ cấp theo Lương tối thiểu

  

(có thể là theo Lương tối thiểu chung/ vùng)

  

+ Phụ cấp lưu động

(TT 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005)

Đã tính ở mức thấp nhất 20%

+ Phụ cấp khu vực

(TTLT 11/2005 ngày 05/01/2005)

Chưa tính



Ltháng = Ltt + Lcb * (f1+f2+f3) + Ltt*(PCLĐ + PCKV) thay Lcb = Ltt*Hs
Ltháng = Ltt.[(1+f1+f2+f3).Hs+PCLĐ+PCKV]
Ví dụ: Ứng với PCLĐ 40% và PCKV 50%, Hs=2,355 thì:

  • Công thức lương đầy đủ sau thay số là Ltháng=Ltt.(1,26*2,355+0,4+0,5)
  • Tương đương CT chung Lthang = 1,26Lcb + 0,9Ltt
Nếu tính 26 công/ tháng thì lương ngày công là:
Lương ngày công = (1,26Lcb + 0,9Ltt)/26

Đó là công thức lương thực tế theo đã được áp dụng tính lương nhân công.

  1. Tính Hệ số điều chỉnh nhân công Knc (với nhân công A.1.8 nhóm I)
Ứng với PCLĐ 40%, PCKV 50%:
Lthi công= Ltt thi công*(1,26*2,355+0,2+0,2+0,5)
Ứng với ĐG tỉnh: PCLĐ 20%, PCKV 0%:
Lgốc=Ltt gốc*(1,26*2,355+0,2)

  • Để điều chỉnh từ lương gốc trong ĐG tỉnh lên lương chuẩn công trường tại thời điểm thi công thì:
Ltt thi công*(1,26*2,355+0,2+0,2+0,5) = Knc * Ltt gốc*(1,26*2,355+0,2)

  • Knc = (Ltt thi công/ Ltt gốc)*(1+0,7/3,167) với 3,167 = (1,26*2,355+0,2)

Như vậy:
Theo TT 07/2003-BXD:
NC = Qi * Di * (1+F1/h1n + F2/h2n)

Giải thích các thành phần trong công thức:
F1 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng. Nói nôm na ở đây là có PCKV và PCLĐ được tính theo % lương tối thiểu. Mà các bộ đơn giá của các địa phương đều tính 20% PCLĐ và 0% PCKV theo hướng dẫn của BXD, vì thế ta chỉ việc tính F1 = PCLĐ-20%+PCKV là xong.
F2 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng. Cũng như tính F1, ta thấy các bộ đơn giá địa phương đều tính đủ 3 thành phần: Phụ cấp SX không ổn định 10%, lương phụ 12%và khoán trực tiếp vào lương 4% theo hướng dẫn hiện hành. Còn các khoản “phụ cấp độc hại nguy hiểm, thu hút và đặc biệt” thì hầu như không được tính trong các công trình xây dựng khi lập dự toán (Nếu có thì do Chủ đầu tư có văn bản chấp thuận thì cách tính F2 = phụ cấp độc hại nguy hiểm + thu hút + đặc biệt (nếu có)). Vì thế F2 được coi là F2 = 0.
h1n : Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của các nhóm lương thứ n. Nói thì khó hiểu nhưng nôm na thế này, đơn giá nhân công các địa phương bằng bao nhiêu lần lương tối thiểu: ĐGnc = (Hệ số h1n)*Ltt hay tương đương:
ĐGnc = Ltt * [(1+ Lương phụ 12% + chi phí khoán 4% + không ổn định sản xuất 10%) * Hs + Phụ cấp lưu động 20%]
(vì các địa phương chỉ tính có 20%PCLĐ, PCKV là 0%)
Do đó: hệ số quan hệ ĐGnc và Ltt là
h1n = (1+ Lương phụ + chi phí khoán +không ổn định sản xuất)*Hs+Phụ cấp lưu động
Thay số vào ta có:
h1n = 1,26*Hs+0,2
Thay số ta có
Hệ số h.1.1 là : 1,26*(Hệ số lương bậc 3,5 nhóm I)+ 0,2 = 3,167
Hệ số h.1.2 là : 1,26*(Hệ số lương bậc 3,5 nhóm II)+ 0,2 = 3,363.
Hệ số h.1.3 là : 1,26*(Hệ số lương bậc 3,5 nhóm III)+ 0,2 = 3,709
Với Hs: Hệ số lương công nhân bậc 3,5/7 theo bảng lương A.I.8 (nhóm I: 2,355, nhóm II: 2,510, nhóm III: 2,785)
h2n : Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của các nhóm lương thứ n. Ta tính tương tự như h1n bằng cách quy đổi ngược Lcb = Ltt * Hs:
ĐGnc = Lcb * h2n

  • Ltt*[(1+ Lương phụ 12% + chi phí khoán 4% + không ổn định sản xuất 10%) * Hs + Phụ cấp lưu động 20%] = (Ltt*Hs)*h2n
  • 1,26*Hs+0.2 = Hs*h2n
  • h2n = (1,26*Hs+0,2)/Hs
Với Hs: Hệ số lương công nhân bậc 3,5/7 theo bảng lương A.I.8 (nhóm I: 2,355, nhóm II: 2,510, nhóm III: 2,785)
Tuy nhiên, do F2 = 0 nên ta bỏ qua không cần tính h2n.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top