Giám sát nên xử lý thế nào

hongngan99

Thành viên sắp lên hạng rất quan trọng
Tham gia
9/1/08
Bài viết
453
Điểm tích cực
94
Điểm thành tích
28
Tôi đang không biết xử lý thế nào ở công trình mà tôi giám sát, tôi muốn tham khảo ý kiến của các bác, bác nào có cao kiến xin chỉ giáo giúp tôi, sự việc thế này:
Phần móng của công trình phải ép cọc sâu 18m (tổ hợp 3 đoạn 6 m), một đài cọc có 7 cọc. Khi ép cọc thí nghiệm đến 12 m thì đủ tải, không ép được nữa. Sau khi tính có kết quả thí nghiệm nén tĩnh, đơn vị thiết kế tính toán lại thì một đài móng chỉ cần 5 cọc với chiều dài là 12 m là đủ.
Nhà thầu thi công đã đúc đủ số cọc theo thiết kế được duyệt, đã được giám sát nghiệm thu và được chủ đầu tư thanh toán khối lượng đúc cọc.
Vậy khi quyết toán công trình thì Nhà thầu có được thanh toán số cọc thừa mà mình đã đúc mà không sử dụng?. Tư vấn giám sát có xác nhận vào bảng khối lượng thanh toán của nhà thầu không? (khối lượng bao gôm cả các đoạn cọc không sử dụng) và Đơn vị thiết kế chịu trách nhiệm như thế nào trong trường hợp này?
Đây là công trình đấu thầu.
 
Sử lý như thế nào

Tôi đang không biết xử lý thế nào ở công trình mà tôi giám sát, tôi muốn tham khảo ý kiến của các bác, bác nào có cao kiến xin chỉ giáo giúp tôi, sự việc thế này:
Phần móng của công trình phải ép cọc sâu 18m (tổ hợp 3 đoạn 6 m), một đài cọc có 7 cọc. Khi ép cọc thí nghiệm đến 12 m thì đủ tải, không ép được nữa. Sau khi tính có kết quả thí nghiệm nén tĩnh, đơn vị thiết kế tính toán lại thì một đài móng chỉ cần 5 cọc với chiều dài là 12 m là đủ.
Nhà thầu thi công đã đúc đủ số cọc theo thiết kế được duyệt, đã được giám sát nghiệm thu và được chủ đầu tư thanh toán khối lượng đúc cọc.
Vậy khi quyết toán công trình thì Nhà thầu có được thanh toán số cọc thừa mà mình đã đúc mà không sử dụng?. Tư vấn giám sát có xác nhận vào bảng khối lượng thanh toán của nhà thầu không? (khối lượng bao gôm cả các đoạn cọc không sử dụng) và Đơn vị thiết kế chịu trách nhiệm như thế nào trong trường hợp này?
Đây là công trình đấu thầu.

Trường hợp này là do công tác khảo sát thiết kế không được đầy đủ và chính xác nên dẫn tới công tác thiết kế bị dư thừa quá nhiều (gấp 1.5 lần). Theo quan điểm của tôi vấn đề này bạn là TVGS cần có các động tác sau :
1. Xác nhận tại các biên bản hiện trường cùng nhà thầu và CĐT cách xử lý thông qua kết quả thí nghiệm ép thử để đưa ra các quyết định về thay đổi kết cấu móng ép.
2. Có báo cáo CĐT về việc yêu cầu tư vấn thiết kế kiểm tra tính toán lại, nếu thấy cần thiết mời đơn vị khảo sát thiết kế tới để làm việc.
3. Đương nhiên số cọc nhà thầu đã đúc và được tư vấn giám sát nghiệm thu và CĐT thanh toán sau đó còn thừa là thuộc quyền quản lý, sử dụng của CĐT. TVGS phải xác nhận vào biên bản thanh toán giá trị vật tư cung cấp cho công trình.
Đây là một bài học về sự thiếu trách nhiệm gây lãng phí của đơn vị khảo sát và tư vấn thiết kế gây ra, bao gồm một phần trách nhiệm kiểm soát của CĐT. Các đơn vị thẩm tra thiết kế có liên quan cũng phải chịu trách nhiệm gây lãng phí trong việc thiết kế này.
 
Thông thường đúc cọc đại trà khi đã có kết quả thí nghiệm, quyết định chiều dài cọc. Quyết định này do CĐT phê duyệt trên cơ sở tính toán của TVTK Như vậy đơn vị thi công thi công trước khi có quyết định này. Về nguyên tắc không thanh toán. Nhưng tùy trường hợp cụ thể do tiến độ cđt yêu cầu, hoặc do lý do khách quan nào khác mà đúc cọc trước, vấn đề này còn tùy thuộc CĐT và văn bản cho phép đúc cọc đại trà của CĐT. Công trình bạn nêu như trên tương đối nhỏ nên chắc ko vấn đề gì. CĐT chịu thiệt 1 chút.
 
Tôi đang không biết xử lý thế nào ở công trình mà tôi giám sát, tôi muốn tham khảo ý kiến của các bác, bác nào có cao kiến xin chỉ giáo giúp tôi, sự việc thế này:
Phần móng của công trình phải ép cọc sâu 18m (tổ hợp 3 đoạn 6 m), một đài cọc có 7 cọc. Khi ép cọc thí nghiệm đến 12 m thì đủ tải, không ép được nữa. Sau khi tính có kết quả thí nghiệm nén tĩnh, đơn vị thiết kế tính toán lại thì một đài móng chỉ cần 5 cọc với chiều dài là 12 m là đủ.
Nhà thầu thi công đã đúc đủ số cọc theo thiết kế được duyệt, đã được giám sát nghiệm thu và được chủ đầu tư thanh toán khối lượng đúc cọc.
Vậy khi quyết toán công trình thì Nhà thầu có được thanh toán số cọc thừa mà mình đã đúc mà không sử dụng?. Tư vấn giám sát có xác nhận vào bảng khối lượng thanh toán của nhà thầu không? (khối lượng bao gôm cả các đoạn cọc không sử dụng) và Đơn vị thiết kế chịu trách nhiệm như thế nào trong trường hợp này?
Đây là công trình đấu thầu.

Trong trường hợp công trình này thì sai sót và lãng phí thuộc trách nhiệm không chỉ của đơn vị tư vấn thiết kế mà còn của đơn vị thẩm tra và chủ đầu tư. Khối lượng thừa tương đối lớn.
Trường hợp này với tư cách là 1 giám sát phải làm ngay biên bản hiện trường, mời các bên có liên quan " tư vấn, khảo sát, chủ đầu tư .." đến để xác nhận khối lượng cọc thừa trong quá trình thiết kế để có biện pháp khắc phục. Tính toán lại khối lượng để không bị thất thoát, lãng phí.
Còn việc đơn vị thi công có được thanh toán khối lượng cọc thừa hay không thì câu trả lời là không vì đây là khối lượng không được thi công mà do sai sót trong thiết kế gây ra. Khối lượng cọc thừa này sẽ thuộc quyền xử lý của chủ đầu tư.
 
Last edited by a moderator:
Trả lời

Ở đây lỗi cũng do 1 phần ở TVGS, tại sao anh không cho ép thử một số cọc nhát địn sau đó mới nghiệm thu và chuyển cho đúc cọc đại trà. Đừng đổ lỗi hết cho thiết kế.
 
Em có ý kiến thế này :
Theo bác chủ topic nói :
Khi ép cọc thí nghiệm đến 12 m thì đủ tải, không ép được nữa. Sau khi tính có kết quả thí nghiệm nén tĩnh, đơn vị thiết kế tính toán lại thì một đài móng chỉ cần 5 cọc với chiều dài là 12 m là đủ.
Vậy thì việc đúc cọc của đơn vị thi công là chạy trước tiến độ vì trong thiết kế nào cũng quy định là số liệu thí nghiệm cần được đưa thiết kế kiểm tra và phải có văn bản của thiết kế mới được ép cọc đại trà.
Nếu đúng trường hợp này xẩy ra như vậy thì chẳng bên thiết kế hay thẩm tra hay khảo sát có lỗi mà là do TVGS, Chủ đầu tư và Nhà thầu có lỗi vì đã cho đúc cọc đại trà trước khi có kết quả thí nghiệm nén tĩnh và ý kiến của thiết kế về việc quyết định chiều dài cọc đại trà.
Các bác bỏ quá cho em.
em té đây x(
 
Trong trường hợp này thì lỗi thuộc về TVGS do không nắm vững quy trình thiết kế-thi công móng cọc.
Tuy nhiên, cũng cần khiển trách đơn vị thiết kế vì sự chênh lệch quá lớn giữa kết quả thí nghiệm nén tĩnh và thiết kế ban đầu.
 
Cám ơn các bác đã cho ý kiến chỉ giáo giúp em. Em là tư vấn giám sát không phải không nắm vững qui trình thi công. Nhưng công trình đấu thầu thời gian tiến độ có hạn, cọc bê tông phải đúc tại hiện trường (không mua được vì không vận chuyển vào được, nếu vận chuyển bằng thủ công vào thì chi phí rất cao) nếu thực hiện theo đúng qui trình thì tiến độ sẽ không đảm bảo. Nhà thầu đúc cọc để kịp tiến độ em là tư vấn giám sát phải nghiệm thu để nhà thầu đúc cọc. Khối lượng thanh toán thì em chưa ký. Em muốn các bác tư vấn giúp em trong trường hợp như vậy em phải giải quyết thế nào.
 
Cám ơn các bác đã cho ý kiến chỉ giáo giúp em. Em là tư vấn giám sát không phải không nắm vững qui trình thi công. Nhưng công trình đấu thầu thời gian tiến độ có hạn, cọc bê tông phải đúc tại hiện trường (không mua được vì không vận chuyển vào được, nếu vận chuyển bằng thủ công vào thì chi phí rất cao) nếu thực hiện theo đúng qui trình thì tiến độ sẽ không đảm bảo. Nhà thầu đúc cọc để kịp tiến độ em là tư vấn giám sát phải nghiệm thu để nhà thầu đúc cọc. Khối lượng thanh toán thì em chưa ký. Em muốn các bác tư vấn giúp em trong trường hợp như vậy em phải giải quyết thế nào.

Hầu hết các trường hợp như bạn khi quyết toán đều xuất toán. Trách nhiệm thuộc về ai thì các bên có liên quan cần làm rõ và giải quyết. Đôi khi vấn đề này thuộc trách nhiệm nhiều bên chứ không phải cứ đổ hết cho TVGS. Chẳng hạn nếu CĐT vì tiến độ mà yêu cầu như vậy thì trách nhiệm phải thuộc về CĐT, hay TVGS đã khuyến cáo bằng văn bản mà các bên không tuân theo thì trách nhiệm không thuộc về TVGS,...
Về việc sử lý số cọc dư như thế nào cũng phụ thuộc vào nhiều vấn đề, chẳng hạn số cọc này có thể dùng cho mục đích khác hay không,...
Một số trường hợp đặc biệt, vì những lý do nào đó (chẳng hạn công trình quan trọng, công trình khắc phục thiên tai, sự cố,...) được cấp có thẩm quyền chấp thuận thì mình nghĩ có thể được chấp nhận.

Dù sao, theo mình nếu bạn thấy TVGS đã làm hết trách nhiệm, đúng qui trình thì bạn không nên ký vào khối lượng thanh toán mà đề nghị CĐT và nhà thầu sử lý vấn đề này .

Trường hợp đã đúc cọc thử, đóng cọc thử đạt yêu cầu thiết kế, nhà thầu đã được cho phép đúc cọc và thi công đại trà nhưng khi đóng thì lại không đạt số cọc yêu cầu theo thiết kế (do trong quá trình đóng nền đất ép chặt lại,...) thì vấn đề giải quyết lại có khác đi.
 
Vừa qua em được học một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, Giảng viên của Cục giám định có nói đến việc thí nghiệm thử tải cọc. Em thấy vấn đề đó gần với trường hợp của mình nên em đưa lên để các bác cùng tham khảo.
Về đúc cọc thử và thí nghiệm cọc phải tách thành gói thầu riêng. Sau khi có kết quả thí nghiệm, thiết kế xem xét điều chỉnh cho phù hợp lúc đó mới mời thầu thi công xây dựng. Còn trường hợp để vào trong giai đoạn thi công là không đúng vì lúc đó sẽ dẫn đến thiếu hoặc thừa khối lượng và khối lượng này không thể coi là phát sinh được và vi phạm luật đấu thầu.
 
Nếu đồ án thiết kế đã mua đứt bán đoạn rồi thì CĐT phải chịu.
Nếu thiết kế vẫn còn trách nhiệm bảo hành thì mỗi bên chịu một nửa. TVGS, nhà thầu chịu liên đới vì chưa đóng cọc thử đã cho đúc cọc đại trà.
 
Tôi đang không biết xử lý thế nào ở công trình mà tôi giám sát, tôi muốn tham khảo ý kiến của các bác, bác nào có cao kiến xin chỉ giáo giúp tôi, sự việc thế này:
Phần móng của công trình phải ép cọc sâu 18m (tổ hợp 3 đoạn 6 m), một đài cọc có 7 cọc. Khi ép cọc thí nghiệm đến 12 m thì đủ tải, không ép được nữa. Sau khi tính có kết quả thí nghiệm nén tĩnh, đơn vị thiết kế tính toán lại thì một đài móng chỉ cần 5 cọc với chiều dài là 12 m là đủ.
Nhà thầu thi công đã đúc đủ số cọc theo thiết kế được duyệt, đã được giám sát nghiệm thu và được chủ đầu tư thanh toán khối lượng đúc cọc.
Vậy khi quyết toán công trình thì Nhà thầu có được thanh toán số cọc thừa mà mình đã đúc mà không sử dụng?. Tư vấn giám sát có xác nhận vào bảng khối lượng thanh toán của nhà thầu không? (khối lượng bao gôm cả các đoạn cọc không sử dụng) và Đơn vị thiết kế chịu trách nhiệm như thế nào trong trường hợp này?
Đây là công trình đấu thầu.

Tôi cũng là 1 TVGS, theo ý kiến cá nhân và thực tiễn cũng đã nhiều:
- Việc phải xử lý nền móng bằng phương pháp đóng và ép cọc BTCT, đơn vị thiết kế bao giờ cũng phải đề xuất " Chiều dài cọc sẽ được xác định sau khi ép hay đóng cọc thử"; Vậy thì ở đây tại sao chưa thí nghiệm nén tĩnh các bên đã cho sản xuất cọc đại trà. Do đó lỗi thuộc về cả 3 bên gồm CDT, TVGS và Nhà thầu.Nếu kiểm toán sau này nhất định khối lượng này sẽ bị xuất toán.
- Còn việc đơn vị TVTK không có dòng đề xuất như vậy thì đương nhiên lỗi này thuộc về đơn vị thiết kế do còn ít kinh nghiệm, đơn vị thẩm định hồ sơ, CDT khi chấp thuận bản vẽ này cho thi công.
 
Ở trường hợp của bạn thì Chủ đầu tư đã thực hiện sai quy trình trong Chuẩn bị đầu tư, Sau khi khảo sát và có kết quả thí nghiệm thì mới được phê duyệt thiết kế và đấu thầu, Bạn đã giám sát theo đúng hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu, đây là lỗi ở giai đoạn Chuẩn bị đầu tư của Chủ đầu tư. Vấn đề trách nhiệm thanh toán thuộc về Chủ đầu tư, Bạn nên có văn bản về vấn đề nêu trên đến Chủ đầu tư, Chủ đầu tư trả lời bằng văn bản để có cơ sở xác nhận khối lượng thanh toán. Ở đây bạn chỉ thiếu trách nhiệm nếu không phát văn bản trước trong trường hợp hồ sơ thiết kế không chỉ định rõ chiều dài cọc là 18 m, hoặc có ghi là chiều dài được xác định cụ thể sau khi thí nghiệm. Ở trường hợp này thông thường thì nhà thầu chịu thiệt vì thường thì Chủ đầu tư cắt khối lượng, khối lượng thừa đấy là việc làm sai thì trình duyệt nên người quyết định đầu tư hơi bị khó với lại trình duyệt được thì mặt CĐT cũng dày đấy.
 
Back
Top