Hỏi thi công phần móng

jindo1991

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
30/11/11
Bài viết
44
Điểm thành tích
8
daomong.jpg
Các anh chị cho em hỏi để đào móng công trình này (như bản vẽ) thì nên bóc khối lượng đất đào thế nào cho hợp lý ạ?
Em đang phân vân không biết đào theo cách : đào móng hố toàn bộ công trình 80% bằng máy sau đó 20% đào thủ công hay đào từng đài móng và giằng móng .
Các anh chị góp ý cho em với ạ
 

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Câu hỏi này của bạn đòi hỏi phải biết thêm một số thông số nữa. Quan trọng nhất là chiều sâu đáy hố móng. Khi đó sẽ lựa chọn được biện pháp thi công là đào từng đài móng hay đào băng hoặc đào ao. Nếu đào ao thì khối lượng chủ yếu là bằng máy, còn nếu đào từng đài và giằng riêng thì khối lượng thủ công sẽ lớn hơn!
 

cuteott

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
27/2/09
Bài viết
232
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Câu hỏi này của bạn đòi hỏi phải biết thêm một số thông số nữa. Quan trọng nhất là chiều sâu đáy hố móng. Khi đó sẽ lựa chọn được biện pháp thi công là đào từng đài móng hay đào băng hoặc đào ao. Nếu đào ao thì khối lượng chủ yếu là bằng máy, còn nếu đào từng đài và giằng riêng thì khối lượng thủ công sẽ lớn hơn!

Bạn hotmen_8x_pro trả lời rất đúng. Ở đây cần phải biết cái cao độ mặt bằng tự nhiên và chiều sâu hố móng đào là bao nhiêu. Khi đó bạn phải tính sao cho phương pháp đào là tối ưu nhất (Tức chi phí bỏ ra là nhỏ nhất nhưng đảm bảo yêu cầu) và phù hợp với thực tế biện pháp thi công nhất. Lưu ý khi đào 80% khối lượng bằng máy + 20% khối lượng là nhân công với trường hợp là đào hoàn toàn thì phải xét đến trường hợp đắp đất hoàn lại rồi so sánh biện pháp kinh tế nhất.
Chúc bạn thành công.
 

nguyenminhtinh

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
8/5/12
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
View attachment 46690
Các anh chị cho em hỏi để đào móng công trình này (như bản vẽ) thì nên bóc khối lượng đất đào thế nào cho hợp lý ạ?
Em đang phân vân không biết đào theo cách : đào móng hố toàn bộ công trình 80% bằng máy sau đó 20% đào thủ công hay đào từng đài móng và giằng móng .
Các anh chị góp ý cho em với ạ


Bạn đưa ít thông tin quá. Nhưng theo mình.
Đào ao: tới cốt đáy dầm giằng.
Đào thủ công: ở các đài móng


---> Nói chung tùy vào biện pháp thi công.
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
View attachment 46690
Các anh chị cho em hỏi để đào móng công trình này (như bản vẽ) thì nên bóc khối lượng đất đào thế nào cho hợp lý ạ?
Em đang phân vân không biết đào theo cách : đào móng hố toàn bộ công trình 80% bằng máy sau đó 20% đào thủ công hay đào từng đài móng và giằng móng .
Các anh chị góp ý cho em với ạ


Chào bạn!
Thực ra nhìn bản vẽ thi công của bạn mình có thể đoán được 1 phần công trình của bạn,chiều sâu hố móng khoảng 3,5 -4.0 m (do dùng cọc ép sâu 14m, sức chịu tải 25T) và 5 -6 tầng nổi, mặt bằng đào đất tầng hầm khoảng 1000 m2. Do dùng cọc ép độ sâu trung bình 14 m tính từ mặt đất nên công trình này bạn nên dùng phương pháp đào mở. Trong biện pháp của bạn nên phân khu, vùng thi công hợp lý, phương pháp đảo mở phải bố trí làm sao máy xúc có thể di chuyển được, xe ô tô có thể vào lấy đất ở vị trí máy xúc đứng xa, hệ thống thoát nước, hệ thống rãnh thoát nước và xây hố thu nước hố móng như thế nào để tránh mùa mưa. Bề rộng tầng hầm của bạn khoảng 18-20 m bạn có thể chia phân đoạn thi công theo chiều dài. Việc đào thủ công 20% là khá nhiều bạn ạ, việc đào đất thủ công khoảng 10% thôi bạn ạ. Năm 2009 mình thi công 1 tầng hầm rộng 2000m2 cũng đào mở, thi công trong điều kiện mặt bằng chật hẹp nên khi thực tế thi công phải chia lại và thay đổi các vùng, các mũi thi công, tiến độ thi công bị chậm mất hơn tháng so với tiến độ phê duyệt. Bạn nên cung cấp cho anh em thêm mặt bằng toàn bộ công trình, hệ thống đường giao thông lân cận, hiện trạng trình nếu có bạn nhé. Cung cấp các thông tin như các bạn khác đã yêu cầu để các bạn khác tư vấn giúp bạn phương pháp khác.
Trân trọng cảm ơn.
 

jindo1991

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
30/11/11
Bài viết
44
Điểm thành tích
8
cocmong.jpg
Đây là cấu tạo móng và chiều sâu đóng cọc của công trình.
Công trình xây dựng ở vị trí cũng chật hẹp (rất tiếc là em không có bản vẽ mặt bằng toàn bộ công trình, hệ thống đường giao thông lân cận, hiện trạng )
Em định bóc khối lượng công trình này như sau:
- Đào móng chiều rộng ≤ 20m bằng máy đào 0,8m3, đất cấp I: đào 80%
- Đào thủ công: 20%(Như anh Tranhaiduongvc11 tỉ lệ này nên là 90-10, em cũng chưa hiểu rõ lắm)
- Trừ đi vị trí cọc chiếm chỗ( cọc đóng sâu 1,2m và đập đầu cọc 1 đoạn 0.65m có đúng không ạ)
Em làm như vậy, các anh chị góp ý cho em với ạ
 
Last edited by a moderator:

nguyenminhtinh

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
8/5/12
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
View attachment 46700
.....
Công trình xây dựng ở vị trí cũng chật hẹp (rất tiếc là em không có bản vẽ mặt bằng toàn bộ công trình, hệ thống đường giao thông lân cận, hiện trạng )
....

Hình như là bạn mới chỉ có xin bản vẽ và tập bóc Dự toán chứ đây không phải công trình bạn nhận đúng không? Nếu bạn nhận làm công trình này thì đề nghị cung cấp thêm thông tin và bản vẽ.



...
- Đào móng chiều rộng ≤ 20m bằng máy đào 0,8m3, đất cấp I: đào 80%
...

Bạn nên xin Trụ địa chất để có thể chọn được công tác đào đất là đất cấp mấy? và cũng tiện cho việc tính toán việc cọc ở các cấp đất khác nhau.

...
- Đào thủ công: 20%(Như anh Tranhaiduongvc11 tỉ lệ này nên là 90-10, em cũng chưa hiểu rõ lắm)
...

Cái tỷ lệ này thì tùy thuộc vào công trình. Có cái thì 70/30; cái thì 75/25; 80/20; 90/10;..... miễn sao cho hợp lý và bạn bảo vệ được. Lưu ý trong đào bằng máy có đào thủ công đi kèm

...
- Trừ đi vị trí cọc chiếm chỗ( cọc đóng sâu 1,2m đập đầu cọc 1 đoạn 0.65m có đúng không ạ)
....

Về đóng cọc thì bạn có biện pháp thi công phần cọc ở đây không? hay bên thiết kế có tính toán các đoạn cọc phụ để nối và ép cọc sâu xuông độ sâu 1,2m so với cos tự nhiên hay không? ---> Cái này cũng liên quan đến việc tính toán đào đất.
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Nhân tiện đây xin hỏi anh em qui định đào Ta luy như thế nào? Vì ứng với mỗi chiều sâu, từng loại đất mà ta luy khác nhau?
Khi thảo luận anh em nên đưa ra những loại văn bản pháp qui luôn nhé. Để mọi người không phải tranh cãi và thắc mắc???
 

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
39
Nhân tiện đây xin hỏi anh em qui định đào Ta luy như thế nào? Vì ứng với mỗi chiều sâu, từng loại đất mà ta luy khác nhau?
Khi thảo luận anh em nên đưa ra những loại văn bản pháp qui luôn nhé. Để mọi người không phải tranh cãi và thắc mắc???

Quy định về Taluy đào nó nằm trong TCVN 447-1987 "Phạm vi và nghiệp thu công tác đất"
Ngoài ra Giáo trình KT thi công tập1 - Chương 1 "Công tác đất", cũng có bảng quy định độ dốc cho phép (Giáo trình Kỹ thuật thi công tập 1 - PGS.Lê Kiều).
Theo mình nghĩ Taluy trong mọi điều kiện, quan trọng nhất là xác định cho đúng cấp đất và tính cơ học của lớp đất, hiện nay đa số nhà thầu thi công thì cứ căn cứ theo kinh nghiệp mà đào...:D
 

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Khi đơn vị thi công triển khai còn phụ thuộc vào bản vẽ thiết kế thi công, hệ số thiết kế mái dốc Taluy m = bao nhiêu, từ các cao độ thiết kế và hệ số m mới tính được chiều cao h và tiến hành cắm tuyến để bạt mái Taluy cho đúng. Ngày xưa mình cũng đi thi công nên làm món này nhiều, việc này liên quan nhiều đến đo đạc trắc địa, dùng máy Thủy bình là OK rồi. :)
Theo em nghĩ thì không có văn bản pháp quy nào có thể quy định mái đào cụ thể cho từng loại đất. Việc mái taluy là bao nhiêu phải phụ thuộc vào các chỉ tiêu cơ lý của đất đó như góc ma sát, độ sệt.... Cho nên khi thiết kế mái đào, đắp người ta phải khảo sát và biết được các chỉ tiêu cơ lý để thiết kế mái đào và đắp khác nhau sao cho đảm bảo ổn định mái dốc. Để hiểu rõ việc này anh e diễn đàn có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Geo Slope để hiểu về bản chất của việc này nhé!
 

Huyết Hoa

Thành viên năng động
Tham gia
8/11/10
Bài viết
64
Điểm thành tích
8
Đối với các loại đất, cấp đất khác nhau có hệ số mái dốc khác nhau, cho nên đào taluy với những góc nghiêng khác nhau.

Đào đất bằng máy không phải tính bằng bao nhiêu % mà thể tích hố móng, mà tính trực tiếp bằng thể tích đất đào của máy, đào từ cốt mặt đất tự nhiên đến cao độ cách đầu cọc 10 - 20 cm, phần còn lại sẽ sửa hố móng bằng thủ công.

Giới hạn của mái đào ta luy được xác định như sau: Đường giới hạn trong ở vị trí cách 0,6 - 1 mét so với vị trí mép ngoài cùng của đài móng xa nhất, từ vị trí đó người ta đào theo một mặt phẳng nghiêng một góc alpha cho đến mặt đất tự nhiên, mà tg(alpha) chính bằng hệ số mái dốc, tg(alpha) = H/L, trong đó, H là chiều cao từ vị trí cách đầu cọc 10 - 20 cm đến mặt đất tự nhiên, L là bề rộng của mái taluy, từ đó xác định được đường giới hạn ngoài.
 

freeway2207

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
18/2/11
Bài viết
37
Điểm thành tích
8
Tuổi
38
View attachment 46700
Đây là cấu tạo móng và chiều sâu đóng cọc của công trình.
Công trình xây dựng ở vị trí cũng chật hẹp (rất tiếc là em không có bản vẽ mặt bằng toàn bộ công trình, hệ thống đường giao thông lân cận, hiện trạng )
Em định bóc khối lượng công trình này như sau:
- Đào móng chiều rộng ≤ 20m bằng máy đào 0,8m3, đất cấp I: đào 80%
- Đào thủ công: 20%(Như anh Tranhaiduongvc11 tỉ lệ này nên là 90-10, em cũng chưa hiểu rõ lắm)
- Trừ đi vị trí cọc chiếm chỗ( cọc đóng sâu 1,2m và đập đầu cọc 1 đoạn 0.65m có đúng không ạ)
Em làm như vậy, các anh chị góp ý cho em với ạ

Đứng ở vị trí nhà thầu sau khi xem qua bản vẽ mặt bằng và kết cấu móng của bạn thì mình đưa ra biện pháp chắc chắn là khi thi công phải đào theo kiểu đào ao (đào toàn bộ vì phải đào sâu đến 2m trong khi khoảng cách giữa các 2 mép đài cũng chỉ là 2m, có tính đến chuyện đào theo từng đài và giằng thì cuối cùng vẫn là đào toàn bộ:D) đến phần đáy bê tông lót của giằng, còn phần đáy lót của đài thấp hơn 10 cm có thể đào bằng thủ công (nói chung đã đào đài, giằng móng thì vẫn có yếu tố thủ công trong đó, chứ máy ko thay thế hoàn toàn được).
Khi làm thầu thì mình sẽ đề xuất khối lượng đào theo biện pháp là đào toàn bộ (diện tích mặt bằng công trình x chiều cao) rồi nhân hệ số (tính đến mở rộng và vát taluy) hoặc khối lượng đào toàn bộ + phần mở rộng để đảm bảo thi công + khối lượng đào để tạo taluy (căn cứ theo bản vẽ biện pháp đào đất). Theo đó khối lượng đào bằng máy sẽ là 90% khối lượng đào và 10% là khối lượng đào bằng thủ công.
 

jindo1991

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
30/11/11
Bài viết
44
Điểm thành tích
8

1

AB.21131

Đào san đất bằng máy đào ≤ 1,25 m3, đất cấp I

100m³

Nhân công

N1307

Nhân công 3,0/7

công

[TD="align: right"]0,5000[/TD]
[TD="align: right"]46.828[/TD]

Máy thi công

M0009

Máy đào 1,25m3

ca

[TD="align: right"]0,1890[/TD]
[TD="align: right"]1.632.145[/TD]

M0055

Máy ủi 108CV

ca

[TD="align: right"]0,0300[/TD]
[TD="align: right"]866.521[/TD]

2

AB.25121

Đào móng công trình, chiều rộng móng ≤ 6m, bằng máy đào ≤ 1,25 m3, đất cấp I

100m³

Nhân công

N1307

Nhân công 3,0/7

công

[TD="align: right"]4,7500[/TD]
[TD="align: right"]46.828[/TD]

Máy thi công

M0009

Máy đào 1,25m3

ca

[TD="align: right"]0,2370[/TD]
[TD="align: right"]1.632.145[/TD]



Tiện thể các bác cho em hỏi luôn , khi đào móng thì dùng mã nào sẽ chính xác hơn ạ?
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43

1

AB.21131

 

Đào san đất bằng máy đào ≤ 1,25 m3, đất cấp I

100m³

  
   

Nhân công

   
  

N1307

Nhân công 3,0/7

công

[TD="align: right"]0,5000[/TD]
[TD="align: right"]46.828[/TD]

   

Máy thi công

   
  

M0009

Máy đào 1,25m3

ca

[TD="align: right"]0,1890[/TD]
[TD="align: right"]1.632.145[/TD]

  

M0055

Máy ủi 108CV

ca

[TD="align: right"]0,0300[/TD]
[TD="align: right"]866.521[/TD]

2

AB.25121

 

Đào móng công trình, chiều rộng móng ≤ 6m, bằng máy đào ≤ 1,25 m3, đất cấp I

100m³

  
   

Nhân công

   
  

N1307

Nhân công 3,0/7

công

[TD="align: right"]4,7500[/TD]
[TD="align: right"]46.828[/TD]

   

Máy thi công

   
  

M0009

Máy đào 1,25m3

ca

[TD="align: right"]0,2370[/TD]
[TD="align: right"]1.632.145[/TD]

       


Tiện thể các bác cho em hỏi luôn , khi đào móng thì dùng mã nào sẽ chính xác hơn ạ?

Nếu bạn đào và lấp bằng máy thì mã hiệu đầu tiên chính xác hơn.
Nếu bạn đào máy và lấp bằng tay thì mã hiệu dưới. Trân trọng!
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Nếu bạn đào và lấp bằng máy thì mã hiệu đầu tiên chính xác hơn.
Nếu bạn đào máy và lấp bằng tay thì mã hiệu dưới. Trân trọng!

Theo mình thì phụ thuộc vào biện pháp thi công của bên bạn, mặt bằng rộng trải dài thì dùng máy ủi gom đất lại để máy xúc chỉ di chuyển tới vị trí và xúc đất (thích hợp với đào đường hoặc đào đất tầng hầm). Nếu đào móng <=6m cho cả máy ủi xuống thì quá bất tiện, không ai làm như thế, vì vậy chỉ cần dùng máy xúc là làm được rồi, bạn nên vận dụng mã hiệu linh hoạt theo biện pháp thi công, theo mặt bằng, theo từng hạng mục công việc cụ thể. Vì thế theo mình đào móng chiều rộng <=6m thì dùng mã thứ 2. Thân chào
 

nguyensangkx

Thành viên mới
Tham gia
13/9/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Các anh /chị giúp em với em đang làm đồ án kỹ thuật thi công. Nếu sử dụng phương án đào theo rãnh thì tính khối lượng đất như thế nào?
Thank.
 
G

gaicongtrinh

Guest
Quan trọng là phải biết độ sâu bao nhiêu thì mới áp dụng được phương án thi công hợp lý.
 

nongdan_vip

Thành viên mới
Tham gia
18/7/14
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Đối với các loại đất, cấp đất khác nhau có hệ số mái dốc khác nhau, cho nên đào taluy với những góc nghiêng khác nhau.

Đào đất bằng máy không phải tính bằng bao nhiêu % mà thể tích hố móng, mà tính trực tiếp bằng thể tích đất đào của máy, đào từ cốt mặt đất tự nhiên đến cao độ cách đầu cọc 10 - 20 cm, phần còn lại sẽ sửa hố móng bằng thủ công.

Giới hạn của mái đào ta luy được xác định như sau: Đường giới hạn trong ở vị trí cách 0,6 - 1 mét so với vị trí mép ngoài cùng của đài móng xa nhất, từ vị trí đó người ta đào theo một mặt phẳng nghiêng một góc alpha cho đến mặt đất tự nhiên, mà tg(alpha) chính bằng hệ số mái dốc, tg(alpha) = H/L, trong đó, H là chiều cao từ vị trí cách đầu cọc 10 - 20 cm đến mặt đất tự nhiên, L là bề rộng của mái taluy, từ đó xác định được đường giới hạn ngoài.
bác ơi cho em hỏi cái này ở có trong tiêu chuẩn, hay ở đâu bác cho em vs ah.
mail em:ducdugtvt@gmail.com
thanks bác
 

gial2

Thành viên mới
Tham gia
26/7/14
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Khi đơn vị thi công triển khai còn phụ thuộc vào bản vẽ thiết kế thi công, hệ số thiết kế mái dốc Taluy m = bao nhiêu, từ các cao độ thiết kế và hệ số m mới tính được chiều cao h và tiến hành cắm tuyến để bạt mái Taluy cho đúng. Ngày xưa mình cũng đi thi công nên làm món này nhiều, việc này liên quan nhiều đến đo đạc trắc địa, dùng máy Thủy bình là OK rồi.
 

cobin

Thành viên mới
Tham gia
30/7/14
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Hỏi thêm về phần Đào móng

Em chào cả nhà. e là lính mới nên cả nhà cho em hỏi chút, em đang bắt đầu học đo bóc khối lượng công trình dân dụng nên đã down bản mẫu bóc khối lượng về xem và học tập . Nhưng ở bản vẽ (đã đính kèm) em chưa hiểu một chỗ là khi tính công tác đào đất ở bài có tính đào móng. bể tự hoại, bể nước nhưng sao lại ko tính phần đào đà kiềng ? Cao độ mặt trên của đà kiềng là -4.0. ?
 

File đính kèm

  • ket cau22-4-11.dwg
    403,9 KB · Đọc: 153

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top