Tôi vẫn thấy nhiều anh em vẫn còn bị tư duy tính lương theo Lương tối thiểu chung, tối thiểu vùng ảnh hưởng. Qua một đời thông tư hướng dẫn rồi vẫn chưa xóa được. Bản chất của mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người lao động được hưởng -> Vậy mức lương này dùng để so sánh với tiền lương của người lao động/ tháng nếu tiền lương tháng của người lao động mà thấp hơn mức LTTV là không ổn, xem lại xem có trái NĐ không, trái Luật Lao động không.
Chết cái trước nay lại cứ lôi giá trị so sánh cuối cùng này làm giá trị đầu vào để tính lương (nhân với hệ số lương luôn luôn >1,55) vậy chưa kể phụ cấp đã > gấp rưỡi mức LTTV rồi. Thế còn so sánh để làm gì nữa.
Thời điểm rầm rộ áp dụng cách tính lương theo LTTV và LTTC là năm 2011, thời điểm đó chắc là do tình cờ bất ngờ thế nào mà cách tính này tính ra con số tạm cho là sát với thị trường. Phải tầm từ 2013 trở đi, khi mà mức LTTV tăng dần đều thì các bác bắt đầu thấy có vấn đề, anh/em nào theo dõi và nhớ lại thời điểm đó BXD có văn bản 551 đại khái hướng dẫn các địa phương áp dụng LTTV theo NĐ103/2012 hay NĐ70/2011 là tùy địa phương quyết định. Thấy ngay bất cập, NĐ 70 khi đó hết hiệu lực rồi cớ sao mà còn quyết định nọ quyết định kia làm gì? Về VB551 này còn dư trấn đến tận 2015 khi mà Bộ Tư pháp vào phán Bộ XD ban hành văn bản sai Luật nữa kìa.
Mà ngày đó cũng hay, có địa phương tính đơn giá nhân công theo mức LTTV và LTTC nhưng cũng có địa phương chỉ tính theo 1 mức LTT duy nhất là LTTV. Đầu 2014 còn có địa phương tính 1 nhát theo mức lương cơ sở hết (Nghị định 66/2013) dẫn đến giá nhân công giảm kinh hồn. Khi đó CĐT, tư vấn, nhà thầu cứ gọi là loạn cào cào luôn. Đấy, cứ mỗi địa phương 1 kiểu như thế mà chả thấy BXD ý kiến gì?
Vậy là Thông tư số 01/2015/TT-BXD ra đời ngày 20-3-2015, không thể phủ nhận ưu điểm của Thông tư 01là thống nhất cách tính đơn giá nhân công xây dựng trên cả nước. Tuy nhiên cũng vì muốn thống nhất cho cả nước nên các bác đưa ra các giá trị về mức lương đầu vào (Lnc: bao gồm đầy đủ các khoản phụ cấp, rồi còn xét cả yếu tố thị trường) mang tính chất cào bằng nhiều, dẫn đến một số tình huống tính đơn giá NC không phù hợp. Nay thông tư 05/2016/TT-BXD ra đời đã bớt cào bằng rồi, các bác nghiên cứu ra khoảng biến động rồi giao cho các địa phương phân khu vực thuộc địa phương mà điều tra, khảo sát để đưa ra mức lương cơ sở đầu vào. Đến đây thì bắt buộc phải ngồi hóng các địa phương hướng dẫn ra sao hoặc công bố Lnc thế nào, chứ bắt theo Thông tư của Bộ với cái khoảng biến động đó mà làm thì anh/em tư vấn chỉ có bó tay chấm cơm nhỉ.