TA nhận được email hỏi về vấn đề như dưới đây, xin đưa lên để thảo luận cùng các bạn:
Dự án của mình có làm mái tôn và khung thép cho nhà vệ sinh của 23 trường tiểu học ở 23 địa điểm tại QN. Dự toán nhà thầu làm tháng 12/2007 và sẽ thực hiện xây dựng trong vòng một tháng.
Dự toán của nhà thầu cho một trường học / một địa điểm:
- Vật liệu theo đơn giá: 5.972.290đ
- Bù chênh lệch giá vật liệu: 2,568,476đ
- Cước vận chuyển vật liệu: 1,700,000đ (ghi chú: đề nghị của nhà thầu là do chiều dài đoạn đường và cấp đường khác nhau nên cước vận chuyển được tính trung bình theo giá ngoài thị trường: 1,700,000 đ/chuyến)
- Các khoản khác: cốt thép, thép kèo, xà gồ, thanh chống xiên, mái tole... trọng lượng khoảng 400 kg/một công trình tại một trường học.
Các bạn cho mình hỏi, giá bù chênh lệch vật liệu 2,568,476đ như vậy có hợp lý không ? Nếu ra Tết hoặc ngay cả trước Tết bắt đầu xây dựng và sẽ hoàn tất trong vòng một tháng.
Cước vận chuyển 1,700,000đ cho một địa điểm / trường học có hợp lý không ? Có lẽ nhà thầu tính đoạn đường vận chuyển 100km từ trung tâm QN đến các trường của các huyện, như thế giá vận chuyển là 17,000đ/km, nếu chấp thuận giá vận chuyển trên là hợp lý thì tại sao nhà thầu không thể dùng một ô tô 5tấn để vận chuyển cho 7-8 trường gần nhau thuộc một huyện trong cùng một chuyến xe ? Như thế cước vận chuyển sẽ giảm: 1,700,000đ / 8 (trường học/địa điểm) = 212,500đ.
Trả lời:
1. Do không biết bản tính toán chi tiết thế nào, nên không thể trả lời bạn là bù chênh lệch vật liệu như vậy phù hợp hay không ? Tôi nói nguyên tắc để bạn tự kiểm tra nhé:
Bạn nói Vật liệu theo đơn giá (không biết là đơn giá tỉnh QN hay đơn giá chiết tính) nên có 2 trường hợp:
+ Nếu là đơn giá tỉnh QN thì tại thời điểm lập dự toán phải phân tích lượng vật liệu theo định mức. Sau đó tổng hợp lại khối lượng vật liệu của các công tác. Lắp giá vật liệu theo thông báo giá địa phương hoặc thị trường tại thời điểm lập dự toán để bù trừ đơn giá vật liệu đã sử dụng tính toán trong đơn giá gốc của tỉnh QN. Khi đó sẽ xác định được giá trị chênh lệch vật liệu.
+ Nếu đơn giá đã chiết tính bằng cách sử dụng định mức và giá vật liệu thực tế tại thời điểm lập dự toán tính ra đơn giá dành cho công trình, thì không phải tính giá trị chênh lệch vật liệu nữa.
Thường thì giá Vật liệu hay tăng ở trong Tết, do dân mình thích chỉnh trang, tu sửa nhà cửa công trình trước Tết (lượng cầu tăng). Tuy nhiên, ngoài Tết trở ra thì một số địa phương có thể có mưa dầm, mưa phùn dài ngày, việc vận chuyển vật liệu khó khăn cũng có thể tác động làm tăng giá và khó khăn cho việc thi công. Ngoài ra cũng cần theo dõi TV để biết giá dầu thế giới có tăng không ? vì cước vận chuyển vật liệu sẽ tăng giảm theo giá dầu. Bạn nên cân nhắc để chọn thời điểm thi công và có giá vật liệu phù hợp nhất.
2. Cước vận chuyển thì bạn phải căn cứ vào tình hình thực thế tại địa phương
Nhưng theo kinh nghiệm bạn thuê xe để đi du lịch hay vận chuyển tài sản của nhà mình bạn sẽ thấy con số 1.700.000đ có phù hợp hay không.
Hiện nay một số tỉnh có quy định cước vận chuyển riêng theo cấp đường, loại hàng... Tuy nhiên, trong các điều kiện cụ thể sử dụng các bảng cước này là không phù hợp. Nhà thầu sẽ không làm vì họ làm sẽ không đủ chi phí bù đắp. Việc cân nhắc sử dụng giá thị trường cũng là hợp lý.
Vấn đề sử dụng "một ô tô 5tấn để vận chuyển cho 7-8 trường gần nhau thuộc một huyện trong cùng một chuyến xe" để giảm chi phí là hoàn toàn logic. Bạn cần điều tra xem phương án đó có phù hợp hay không ? Đặc biệt là trong điều kiện vùng núi, các xã vùng sâu, vùng xa, đường đi lại hiểm trở có thể xe 5 tấn không vào được, đường liên thôn liên xã chưa tốt, lầy lội, khó đi... có nhà thầu nào nhận làm hay không ? Hay chỉ duy nhất một nhà thầu đó chịu làm ?
Nếu phương án tổ chức 1 ô tô vận chuyển một chuyến cho 7-8 trường là khả thi, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Nhà thầu thực hiện theo phương án đó để giảm chi phí đầu tư.
Vấn đề của bạn liên quan nhiều kiến thức xã hội một tiêu chí đòi hỏi trong yêu cầu về năng lực của Kỹ sư định giá.
Xin mời các chuyên gia khác bổ sung thêm.
Dự án của mình có làm mái tôn và khung thép cho nhà vệ sinh của 23 trường tiểu học ở 23 địa điểm tại QN. Dự toán nhà thầu làm tháng 12/2007 và sẽ thực hiện xây dựng trong vòng một tháng.
Dự toán của nhà thầu cho một trường học / một địa điểm:
- Vật liệu theo đơn giá: 5.972.290đ
- Bù chênh lệch giá vật liệu: 2,568,476đ
- Cước vận chuyển vật liệu: 1,700,000đ (ghi chú: đề nghị của nhà thầu là do chiều dài đoạn đường và cấp đường khác nhau nên cước vận chuyển được tính trung bình theo giá ngoài thị trường: 1,700,000 đ/chuyến)
- Các khoản khác: cốt thép, thép kèo, xà gồ, thanh chống xiên, mái tole... trọng lượng khoảng 400 kg/một công trình tại một trường học.
Các bạn cho mình hỏi, giá bù chênh lệch vật liệu 2,568,476đ như vậy có hợp lý không ? Nếu ra Tết hoặc ngay cả trước Tết bắt đầu xây dựng và sẽ hoàn tất trong vòng một tháng.
Cước vận chuyển 1,700,000đ cho một địa điểm / trường học có hợp lý không ? Có lẽ nhà thầu tính đoạn đường vận chuyển 100km từ trung tâm QN đến các trường của các huyện, như thế giá vận chuyển là 17,000đ/km, nếu chấp thuận giá vận chuyển trên là hợp lý thì tại sao nhà thầu không thể dùng một ô tô 5tấn để vận chuyển cho 7-8 trường gần nhau thuộc một huyện trong cùng một chuyến xe ? Như thế cước vận chuyển sẽ giảm: 1,700,000đ / 8 (trường học/địa điểm) = 212,500đ.
Trả lời:
1. Do không biết bản tính toán chi tiết thế nào, nên không thể trả lời bạn là bù chênh lệch vật liệu như vậy phù hợp hay không ? Tôi nói nguyên tắc để bạn tự kiểm tra nhé:
Bạn nói Vật liệu theo đơn giá (không biết là đơn giá tỉnh QN hay đơn giá chiết tính) nên có 2 trường hợp:
+ Nếu là đơn giá tỉnh QN thì tại thời điểm lập dự toán phải phân tích lượng vật liệu theo định mức. Sau đó tổng hợp lại khối lượng vật liệu của các công tác. Lắp giá vật liệu theo thông báo giá địa phương hoặc thị trường tại thời điểm lập dự toán để bù trừ đơn giá vật liệu đã sử dụng tính toán trong đơn giá gốc của tỉnh QN. Khi đó sẽ xác định được giá trị chênh lệch vật liệu.
+ Nếu đơn giá đã chiết tính bằng cách sử dụng định mức và giá vật liệu thực tế tại thời điểm lập dự toán tính ra đơn giá dành cho công trình, thì không phải tính giá trị chênh lệch vật liệu nữa.
Thường thì giá Vật liệu hay tăng ở trong Tết, do dân mình thích chỉnh trang, tu sửa nhà cửa công trình trước Tết (lượng cầu tăng). Tuy nhiên, ngoài Tết trở ra thì một số địa phương có thể có mưa dầm, mưa phùn dài ngày, việc vận chuyển vật liệu khó khăn cũng có thể tác động làm tăng giá và khó khăn cho việc thi công. Ngoài ra cũng cần theo dõi TV để biết giá dầu thế giới có tăng không ? vì cước vận chuyển vật liệu sẽ tăng giảm theo giá dầu. Bạn nên cân nhắc để chọn thời điểm thi công và có giá vật liệu phù hợp nhất.
2. Cước vận chuyển thì bạn phải căn cứ vào tình hình thực thế tại địa phương
Nhưng theo kinh nghiệm bạn thuê xe để đi du lịch hay vận chuyển tài sản của nhà mình bạn sẽ thấy con số 1.700.000đ có phù hợp hay không.
Hiện nay một số tỉnh có quy định cước vận chuyển riêng theo cấp đường, loại hàng... Tuy nhiên, trong các điều kiện cụ thể sử dụng các bảng cước này là không phù hợp. Nhà thầu sẽ không làm vì họ làm sẽ không đủ chi phí bù đắp. Việc cân nhắc sử dụng giá thị trường cũng là hợp lý.
Vấn đề sử dụng "một ô tô 5tấn để vận chuyển cho 7-8 trường gần nhau thuộc một huyện trong cùng một chuyến xe" để giảm chi phí là hoàn toàn logic. Bạn cần điều tra xem phương án đó có phù hợp hay không ? Đặc biệt là trong điều kiện vùng núi, các xã vùng sâu, vùng xa, đường đi lại hiểm trở có thể xe 5 tấn không vào được, đường liên thôn liên xã chưa tốt, lầy lội, khó đi... có nhà thầu nào nhận làm hay không ? Hay chỉ duy nhất một nhà thầu đó chịu làm ?
Nếu phương án tổ chức 1 ô tô vận chuyển một chuyến cho 7-8 trường là khả thi, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Nhà thầu thực hiện theo phương án đó để giảm chi phí đầu tư.
Vấn đề của bạn liên quan nhiều kiến thức xã hội một tiêu chí đòi hỏi trong yêu cầu về năng lực của Kỹ sư định giá.
Xin mời các chuyên gia khác bổ sung thêm.