Hỏi về Tiêu chuẩn khảo sát thiết kế đê điều.

tuwin

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
2/11/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Các tiêu chuẩn khảo sát thiết kế công trình thủy lợi như: 14TCN-186-2006; 14TCN-195-2006 đều không áp dụng cho dự án đê điều. Vây cho mình hỏi các pro: Tiêu chuẩn nào áp dụng cho dự án đê điều?
Cảm ơn nhiều!
 

tntrung

Thành viên mới
Tham gia
28/5/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Bạn có thể sử dụng tiêu chuẩn 14 TCN 165 : 2006 nhé
 

tuwin

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
2/11/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Bạn có thể sử dụng tiêu chuẩn 14 TCN 165 : 2006 nhé
14 TCN 165 : 2006 về thành phần khối luợng khảo sát địa hình khi thiết kế đê kè thôi còn về địa chất là chưa có.:confused:
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
hiện nay chưa có 1 tiêu chuẩn nào về hướng dẫn khảo sát đcct kè đê và kè. bạn hay tham khảo tl này.

tôi xin trích giới thiệu phần khảo sát ĐCCT đê và kè trong cuốn “Thiết kế đê và công trình bảo vệ bờ” của Đại học thủy lợi xuất bản năm 2001 để các bạn tham khảo.

Khảo sát Địa chất công trình các công trình đê kè
1. Đối với việc thiết kế mới công trình đê cấp 3 trở lên, các tài liệu về địa chất côngtrình cần phù hợp với quy định:
a) Mặt cắt dọc địa chất nền đê: Một mặt cắt giữa tim đê, một mặt cắt dọc chân đê phía sông, một mặt cắt dọc chân đê phía đồng.
b) Mặt cắt ngang địa chất nền đê: Trong giai đoạn lập dự án, bình quân cứ 200m lập một mặt cắt ngang địa chất; trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật bình quân cứ 100m lập một mặt cắt ngang. Nếu điều kiện địa chất nền phức tạp có thể bổ sung thích đáng sau khi đã thăm dò bằng phương pháp địa vật lý hoặc xuyên tĩnh.
Khi xác định vị trí khảo sát mặt cắt ngang cần kết hợp với các hố khoan của mặt cắt dọc để giảm thiểu khối lượng khoan khảo sát.
c) Độ sâu hố khoan: Từ 10 – 15m kể từ mặt đất tự nhiên. Độ sâu nói trên có thể thay đổi tùy theo đặc điểm địa chất nền khu vực và yêu cầu về tính toán ổn định thấm, ổn định chống trượt hoặc tính lún được thể hiện trong Đề cương được duyệt.
d) Số lượng mẫu và chỉ tiêu cơ lý cần thí nghiệm, thực hiện theo quy trình hiện hành về khảo sát địa chất nền của loại đập đất có chiều cao < 10m.
e) Các tài liệu về hình trụ hố khoan, các bản vẽ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ, lý, báo cáo thuyết minh địa chất công trình và địa chất thủy văn thực hiện theo Quy phạm hiện hành về khảo sát địa chất công trình thủy lợi.
g) Tài liệu khảo sát địa chất bãi vật liệu khai thác đất đắp đê, thực hiện theo quy định hiện hành đối với việc khảo sát bãi vật liệu phục vụ xây dựng công trình thủy lợi.
Đối với công trình đê dưới cấp 3, tài liệu địa chất công trình và bãi vật liệu đắp đê có thể đơn giản hoá thích đáng. Khi có điều kiện, cũng có thể dùng các tài liệu tương quan của công trình ở vùng lân cận.
2. Việc thiết kế gia cố, tôn cao, áp trúc, mở rộng mặt đê, đắp cơ, đắp tầng phản áp chống mạch đùn, mạch sủi cần tận dụng các tài liệu địa chất công trình trong quá trình xây dựng, tu bổ đê điều trước đây, kể cả tài liệu điều tra khi đê vỡ, vật liệu hàn khẩu, tài liệu khảo sát xây dựng cống, trạm bơm hoặc các công trình khác xây dựng trong phạm vi bảo vệ đê. Đối chiếu với yêu cầu thiết kế về tính toán ổn định thấm, ổn định chống trượt, tính lún; chất lượng, khối lượng đất có thể khai thác được để đắp đê, nếu tài liệu đã có còn thiếu hoặc chưa đủ độ tin cậy thì phải khảo sát bổ sung theo các quy định tương ứng ở trên.
3. Tài liệu địa chất và phương pháp khảo sát phục vụ thiết kế khoan phụt vữa gia cố đê: thực hiện theo Quy trình khoan phụt vữa gia cố đê 14TCN-1-85.
Vật liệu đắp đê và tiêu chuẩn đắp đê đất:
1. Các loại vật liệu như: đất, cát, sỏi… cần đạt yêu cầu chất lượng, cấp phối quy định tại các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Những đê đất thi công theo phương pháp đầm nén cần tuân thủ các quy định trong QPVN 11-77 “Quy phạm thiết kế đập đất đầm nén”. Cát, sỏi làm lọc, làm tầng đệm chuyển tiếp phải có cấp phối thoả mãn QPTL -C5-75 “Quy phạm thiết kế tầng lọc ngược công trình thủy công”.
2. Khi buộc phải sử dụng những loại đất không thuận lợi để đắp đê nhu đất có hàm lượng sét cao lại bão hòa nước, đất cát hạt mịn, đất có tính trương nở và kém ổn định trong nước, cần có biện pháp xử lý tương ứng thông qua thí nghiệm trong phòng và thực nghiệm ở hiện trường.
3. Độ chặt của đất đắp thân đê bằng đất có tính dính theo phương pháp đầm nén, cần thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
a) Với đất có tính dính, không có thành phần hạt dăm sỏi (đường kính hạt d > 4,75mm):
- Đê cấp đặc biệt, đê cấp I: không được nhỏ hơn 0, 94 theo đầm Proctor tiêu chuẩn.
- Đê cấp III có chiều cao dưới 6m và đê dưới cấp III không được nhỏ hơn 0, 90 theo đầm Proctor tiêu chuẩn.
b) Với đất có tính dính, có lẫn thành phần hạt dăm sỏi cũng áp dụng tiêu chuẩn độ chặt nêu trên, nhưng xác định theo kết quả đầm Proctor cải tiến.
4. Khi thân đê đắp bằng đất không có tính dính, chất lượng đắp thân đê cần xác định theo độ chặt tương đối:
- Đê cấp I, cấp II và đê cấp III có chiều cao trên 6m, độ chặt tương đối không được nhỏ hơn 0,65.
- Đê cấp III có chiều cao dưới 6m và đê dưới cấp III, độ chặt tương đối không được nhỏ hơn 0,60.
5. Độ chặt thiết kế của thân đê đắp bằng các loại đất không thuận lợi nói ở điểm 2 được quyết định cho từng trường hợp cụ thể trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top