DutoanGXD
SmartSoftware
- Tham gia
- 7/7/07
- Bài viết
- 830
- Điểm thành tích
- 93
Hợp đồng thiết kế (Design and Construction Contract) hình thức hợp đồng này thường được biết đến như một hợp đồng trọn gói (Lumpsun Contract) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay (Turnkey Contract) và thường được bắt đầu khi chủ đầu tư tiếp cận với bản tóm tắt của dự án. Chủ đầu tư cũng có thể tiếp cận với 1 bản đề nghị đầu tư trên địa điểm sẽ được xây dựng công trình.
Bên nhận thầu trọn gói sẽ nộp một bản đề nghị sơ bộ nêu các khía cạnh, ý tưởng thiết kế và xây dựng. Bản đề nghị này sẽ bao gồm cả dự tính về thời gian và chi phí hoàn thành dự án. Đối với nhà đầu tư đi vay vốn thì còn có cả các số liệu về hoàn thành vốn cho dự án trong bản đề nghị đó. Nếu bản đề nghị sơ bộ được chủ đầu tư chấp nhận thì bên nhận thầu trọn gói tiếp tục làm và nộp bản đề nghị phát triển cuối cùng nêu giá tối đa cho dự án -bản này sẽ gồm các bản vẽ thiết kế, bản thảo chỉ dẫn kỹ thuật, bản giải trình về xây dựng và hoàn thiện công trình.
Để đảm bảo thành công của loại hợp đồng này trong mọi điều kiện chủ đầu tư phải phải biết trước quy cách chất lượng và những yêu cầu đặc biệt (nếu có) của công trình cũng như chi phí tương ứng của công trình. Trong thực tế nó lệ thuộc bởi loại công trình thông dụng (bệnh viện, trường học, nhà cơ quan...) hoặc phức tạp đơn chiếc như (nhà máy thủy điện, cầu hầm lớn... ) Nếu thuộc loại công trình thông dụng thì hồ sơ mời thầu có thể tiến hành ở giai đoạn thiết kế sơ bộ cùng với bản chỉ dẫn kỹ thuật. Nếu thuộc loại phức tạp thì hồ sơ mời thầu phải thực hiện giai đoạn thiết kế cơ sở (Basic Design tương đương với thiết kế kỹ thuật của Việt Nam) với chỉ dẫn kỹ thuật và thường nhà thầu sẽ được chọn tham gia cùng chuyên gia tư vấn của chủ đầu tư từ khâu này. Nếu có sự thống nhất giữa các bên hợp đồng chìa khóa trao tay sẽ được ký kết.
Trường hợp dự án mà phần mua sắm thiết bị chiếm tỷ trọng lớn so với phần xây dựng (các dự án khai thác, vận chuyển dầu khí.. ) hợp đồng thiết kế xây dựng và mua sắm (EFC) thường được đấu thầu bước thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED). Trong bất kỳ trường hợp nào thiết kế bản vẽ thi công cũng đều do nhà "Tổng thầu trọn gói" thực hiện với sự chấp thuận của chủ đầu tư.
Ưu điểm:
+ Chủ đầu tư được cung cấp môt bản chi phí theo các tiêu chí cho toàn bộ dự án để quyết định xem có tiếp tục đầu tư trước khi bị ràng buộc bởi bất kỳ tiêu chí nào.
+ Chuyên gia tư vấn và nhà thầu có thể kiểm soát và liên lạc với nhau đơn giản vì cùng nằm trong 1 hệ thống và tiết kiêm được cả thời gian và tiền bạc
+ Đảm bảo thiết kế, chi phí và thời gian hàng thành dự án đều nằm trong một cơ cấu tổ chức
Nhược điểm:
+ Chủ đầu tư bị mất những lợi ích trong việc có những lời khuyên của các tư vấn độc lập về chất lượng và chi phí.
+ Thay đổi do chủ đầu tư đề xướng luôn bị tính thêm chi phí
+ Yếu tố cạnh tranh thị trường không sẵn sàng đối với chủ đầu tư trước khi xác định chi phí cho các dự án để tiếp tục quá trình
+ Chủ đầu tư không sử dụng được những ưu điểm của có một nhóm tư vấn riêng, độc lập của mình.
+ Hệ thống hợp đồng này phải chịu một mức phí cao hơn (về lợi nhuận và chi phí chung) so với bất kỳ một hình thức cạnh tranh nào khác.
+ Hồ sơ kỹ thuật ban đầu để dựa vào đó tiến hành thường thiếu, chưa đầy đủ do đó thay đổi lớn có thể xẩy ra trong khi xây dựng dẫn đến những tính toán của chủ đầu tư không được thực hiện đầy đủ trong thực tế.
+ Hệ thống này về ý tưởng là để có được ưu điểm của việc đảm bảo "giá tối đa" nhưng việc thu xếp hợp đồng về nguyên tắc vẫn cho phép điều chỉnh những tăng, giảm và những thay đổi phát sinh.
Bên nhận thầu trọn gói sẽ nộp một bản đề nghị sơ bộ nêu các khía cạnh, ý tưởng thiết kế và xây dựng. Bản đề nghị này sẽ bao gồm cả dự tính về thời gian và chi phí hoàn thành dự án. Đối với nhà đầu tư đi vay vốn thì còn có cả các số liệu về hoàn thành vốn cho dự án trong bản đề nghị đó. Nếu bản đề nghị sơ bộ được chủ đầu tư chấp nhận thì bên nhận thầu trọn gói tiếp tục làm và nộp bản đề nghị phát triển cuối cùng nêu giá tối đa cho dự án -bản này sẽ gồm các bản vẽ thiết kế, bản thảo chỉ dẫn kỹ thuật, bản giải trình về xây dựng và hoàn thiện công trình.
Để đảm bảo thành công của loại hợp đồng này trong mọi điều kiện chủ đầu tư phải phải biết trước quy cách chất lượng và những yêu cầu đặc biệt (nếu có) của công trình cũng như chi phí tương ứng của công trình. Trong thực tế nó lệ thuộc bởi loại công trình thông dụng (bệnh viện, trường học, nhà cơ quan...) hoặc phức tạp đơn chiếc như (nhà máy thủy điện, cầu hầm lớn... ) Nếu thuộc loại công trình thông dụng thì hồ sơ mời thầu có thể tiến hành ở giai đoạn thiết kế sơ bộ cùng với bản chỉ dẫn kỹ thuật. Nếu thuộc loại phức tạp thì hồ sơ mời thầu phải thực hiện giai đoạn thiết kế cơ sở (Basic Design tương đương với thiết kế kỹ thuật của Việt Nam) với chỉ dẫn kỹ thuật và thường nhà thầu sẽ được chọn tham gia cùng chuyên gia tư vấn của chủ đầu tư từ khâu này. Nếu có sự thống nhất giữa các bên hợp đồng chìa khóa trao tay sẽ được ký kết.
Trường hợp dự án mà phần mua sắm thiết bị chiếm tỷ trọng lớn so với phần xây dựng (các dự án khai thác, vận chuyển dầu khí.. ) hợp đồng thiết kế xây dựng và mua sắm (EFC) thường được đấu thầu bước thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED). Trong bất kỳ trường hợp nào thiết kế bản vẽ thi công cũng đều do nhà "Tổng thầu trọn gói" thực hiện với sự chấp thuận của chủ đầu tư.
Ưu điểm:
+ Chủ đầu tư được cung cấp môt bản chi phí theo các tiêu chí cho toàn bộ dự án để quyết định xem có tiếp tục đầu tư trước khi bị ràng buộc bởi bất kỳ tiêu chí nào.
+ Chuyên gia tư vấn và nhà thầu có thể kiểm soát và liên lạc với nhau đơn giản vì cùng nằm trong 1 hệ thống và tiết kiêm được cả thời gian và tiền bạc
+ Đảm bảo thiết kế, chi phí và thời gian hàng thành dự án đều nằm trong một cơ cấu tổ chức
Nhược điểm:
+ Chủ đầu tư bị mất những lợi ích trong việc có những lời khuyên của các tư vấn độc lập về chất lượng và chi phí.
+ Thay đổi do chủ đầu tư đề xướng luôn bị tính thêm chi phí
+ Yếu tố cạnh tranh thị trường không sẵn sàng đối với chủ đầu tư trước khi xác định chi phí cho các dự án để tiếp tục quá trình
+ Chủ đầu tư không sử dụng được những ưu điểm của có một nhóm tư vấn riêng, độc lập của mình.
+ Hệ thống hợp đồng này phải chịu một mức phí cao hơn (về lợi nhuận và chi phí chung) so với bất kỳ một hình thức cạnh tranh nào khác.
+ Hồ sơ kỹ thuật ban đầu để dựa vào đó tiến hành thường thiếu, chưa đầy đủ do đó thay đổi lớn có thể xẩy ra trong khi xây dựng dẫn đến những tính toán của chủ đầu tư không được thực hiện đầy đủ trong thực tế.
+ Hệ thống này về ý tưởng là để có được ưu điểm của việc đảm bảo "giá tối đa" nhưng việc thu xếp hợp đồng về nguyên tắc vẫn cho phép điều chỉnh những tăng, giảm và những thay đổi phát sinh.