Hợp đồng tư vấn lập dự án theo tỷ lệ %

inzakhoa

Thành viên mới
Tham gia
4/12/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Tuổi
41
Năm 2011, bên mình ký HĐ với CĐT lập dự án đầu tư xây dựng, hình thức hợp đồng là theo tỷ lệ % giá trị xây lắp. Lúc đó giá trị xây lắp chỉ là tạm tính do chưa tiến hành khảo sát và lập dự án. Sau khi khảo sát, tiến hành lập dự án và đã được cấp thẩm quyền phê duyệt dự án, thì giá trị xây lắp được phê duyệt lớn hơn lúc khái toán nên giá trị tư vấn lập DA cũng tăng theo (vì theo tỷ lệ % giá trị XL). Bên mình yêu cầu CĐT ký lại PLHĐ theo giá trị được phê duyệt vì giá trị ban đầu chỉ là tạm tính.
Tuy nhiên, phía CĐT cho rằng căn cứ vào HĐ đã ký và theo TT08/2010 ngày 29/7/2010 của BXD về HD điều chỉnh giá HĐ xây dựng thì "đối với HĐ theo tỷ lệ % chỉ được điều chỉnh giá HĐ cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc theo HĐ đã được ký kết" nên chỉ tiến hành thanh toán theo giá trị ban đầu đã được ký kết.
Xin hỏi như vậy là đúng hay sai?
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Bạn copy nguyên xi trong hợp đồng của bạn những thứ sau lên diễn đàn được không

1. Điều khoản liên quan đến giá hợp đồng

2. Điều kiện thay đổi giá hợp đồng

3. Các căn cứ ký pháp lý ký hợp đồng

4. Nguồn vốn của dự án

5. Các yêu cầu liên quan đến phạm vi công việc mà CĐT đưa ra cho bên bạn trước khi ký hợp đồng

6. Các đề xuất của công ty bạn liên quan đến phạm vi công việc đã gửi cho CĐT.

Vụ này diễn biến và kết thúc thế nào thì phản hồi cho mọi người nhé. Nếu được thì bạn sửa lại tiêu đề và đưa vào mục tranh chấp hợp đồng.
 
Last edited by a moderator:

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Bạn nhanh gửi cho anh chị em các điều khoản hợp đồng xem sao? Chủ đầu tư mà không nói trong hợp đồng thì cũng không có thể áp đặt bên bạn như thế được. Việc thông tư 08/2010 của BXD có hướng dẫn thế đối với các trường hợp phát sinh ngoài hợp đồng. Thường điều chỉnh giá phải thỏa thuận rất rõ trong hợp đồng. Bạn thử gửi công văn cho Viện KTXD hỏi rõ vấn đề này xem sao?
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Nếu nói như chủ đầu tư trong trường hợp của bạn inzakhoa ( chắc là Fan cuồng của Filippo Inzaghi=D> ) thì hợp đồng theo tỷ lệ % này đổi sang thành hợp đồng trọn gói rồi.

Thật sự là rất dễ nhầm lẫn hoặc cho rằng hợp đồng theo tỷ lệ % cũng là 1 hình thức hợp đồng trọn gói vì theo luật đấu thầu:

Điều 52. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm
1. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho những phần công việc tư vấn thông thường, đơn giản.
2. Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Giá hợp đồng được tính theo phần trăm giá trị của công trình hoặc khối lượng công việc. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Điều 49. Hình thức trọn gói
1. Hình thức trọn gói được áp dụng cho những phần công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng.
2. Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Vậy vấn đề nằm ở chỗ " giá hợp đồng không thay đổi " là thế nào? Ở hợp đồng trọn gói là giá trị khi ký kết hợp đồng ( quá rõ ràng )
Ở hợp đồng theo tỷ lệ % thì tỷ lệ % sẽ không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Giá hợp đồng = tỷ lệ % x Giá trị xây lắp được duyệt ( theo tình huống trong hợp đồng của bạn Inzakhoa ). Tuy nhiên trên nguyên tắc phải ký kết hợp đồng mới được thực hiện thì làm sao có được giá trị xây lắp để x với tỷ lệ % khi chưa thực hiện việc lập dự án. Vì vậy cái giá trị xây lắp chỉ là tạm tính và là cơ sở để xác định tỷ lệ % ( không thay đổi ) còn giá trị xây lắp sẽ có sau khi chủ đầu tư phê duyệt dự án.

Mời mọi người tiếp tục.
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
[h=2]Theo nghị định 48/2010 của Chính phủ nói rõ như sau:
Điều 37. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng[/h][h=2]1. Điều chỉnh hợp đồng bao gồm điều chỉnh khối lượng, điều chỉnh giá hợp đồng, điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng và các nội dung khác (nếu có) mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Vậy trong hợp đồng bên bạn có thỏa thuận điều chỉnh giá không? Nhưng theo thông tư 08/2010 của BXD điều 4 khoản 2 lại nói rằng chỉ điều chỉnh giá trị hợp đồng khi có khối lượng phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng. Nhưng tại thời điểm ký hợp đồng chưa xác định chính thức được chi phí xây lắp thì giá trị của bạn đang được hiểu như bạn là có thể điều chỉnh được. Nhưng bạn có thuyết phục được chủ đầu tư không? Hay chủ đầu tư đã cài cắm vào trong hợp đồng lúc ký kết, trọng hợp đồng chủ đầu tư có căn cứ vào TT 08/2010/BXD không? Mấu chốt là TT08. Còn việc giá trị không đổi là thực tế không có, chỉ áp dụng cho hợp đồng trọn gói.[/h]
 
L

levinhxd

Guest
Năm 2011, bên mình ký HĐ với CĐT lập dự án đầu tư xây dựng, hình thức hợp đồng là theo tỷ lệ % giá trị xây lắp. Lúc đó giá trị xây lắp chỉ là tạm tính do chưa tiến hành khảo sát và lập dự án. Sau khi khảo sát, tiến hành lập dự án và đã được cấp thẩm quyền phê duyệt dự án, thì giá trị xây lắp được phê duyệt lớn hơn lúc khái toán nên giá trị tư vấn lập DA cũng tăng theo (vì theo tỷ lệ % giá trị XL). Bên mình yêu cầu CĐT ký lại PLHĐ theo giá trị được phê duyệt vì giá trị ban đầu chỉ là tạm tính.
Tuy nhiên, phía CĐT cho rằng căn cứ vào HĐ đã ký và theo TT08/2010 ngày 29/7/2010 của BXD về HD điều chỉnh giá HĐ xây dựng thì "đối với HĐ theo tỷ lệ % chỉ được điều chỉnh giá HĐ cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc theo HĐ đã được ký kết" nên chỉ tiến hành thanh toán theo giá trị ban đầu đã được ký kết.
Xin hỏi như vậy là đúng hay sai?

Thực ra vấn đề là do bên A và B (bên Bạn) đã ko thống nhất kỹ các điều khoản trong hợp đồng. Bên mình cũng từng ký một vài HĐ tư vấn giám sát xây lắp với tỷ lệ %, và vẫn có chuyện thống nhất trong HĐ là thanh toán theo giá trị Quyết toán Xây lắp về sau, tức tỷ lệ % sẽ được tra lại theo ĐM 957 theo giá trị QT. Nhưng với ĐK là phải thống nhất trong hợp đồng về điều khoản thanh toán như vậy.
Có người nói xét theo ĐK số 52 LUật đấu thầu (anh Malsoni810 đã nêu) và Khoản 4 điều 2 TT 08/2010 thì làm vậy là không đúng. Vì Nguyên tắc của HĐ tỷ lệ % giống như HĐ trọn gói, tức tỷ lệ% cũng như giá trị được thống nhất từ đầu. Và Chủ đầu tư đã vin vào những điều khoản này để chỉ thanh toán cho công ty bạn đúng bằng giá trị đã ký, dù giá trị đó nói rõ là Tạm tính! -> Xét về lý mình cho rằng họ (CĐT) đúng!
Như vậy qua đây có thể thấy nên rút ra kinh nghiệm:
- Các hợp đồng như là thiết kế, lập dự án, tư vấn đấu thầu, thẩm tra bản vẽ và dự toán, thẩm tra kết quả đầu thầu … với giá trị có thể fix được thì nên fix luôn từ đầu. Tức tỷ lệ % và giá trị tính toán ra trong hợp đồng là cố định! Và trong trường hợp gói thầu của bạn (Lập dự án), phương án thanh toán đúng giá trị ban đầu là đúng, tuy nhiên 2 bên dùng từ tạm tính trong HĐ là ko ổn.
- Các hợp đồng tư vấn giám sát nếu là giám sát các HĐ trọn gói thì nên fix luôn giá trị như trên
- Các hợp đồng tư vấn giám sát nếu là giám sát các Gói thấu ký theo dạng HĐ đơn giá điều chỉnh, đơn giá cố định thì có thể để điều khoản thanh toán theo % quyết toán. Có người nói như vậy có sai nguyên tắc (như đã nêu tại TT08/2010 và Điều 52-Luật ĐT)? Có vẻ là vậy nhưng nếu đọc kỹ Khoản 7, Điều 18 của NĐ 48 lại thấy “bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành được quy định trong hợp đồng”. Tức là: Công trình hoàn thành được bao nhiêu hoặc quyết toán thế nào thì nhà thầu tư vấn được thanh toán theo % của KL hoàn thành đó! Tuy nhiên việc này sẽ kéo theo một vướng mắc: cứ phải chờ công trình quyết toán xong mới lấy được hết tiền!
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Cảm ơn bạn Lê Vinh đã nói rõ hơn về vấn đề này. Theo mình ở đây có sự không thống nhất về mặt từ ngữ giữa Luật đấu thầu và NĐ 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng theo tỷ lệ %.

Ở trường hợp bạn Inzakhoa giá hợp đồng = tỷ lệ % giá trị xây lắp ( mặc dù giá trị này chỉ là tạm tính ) và không có điều khoản để xác định giá trị xây lắp là giá trị sau khi phê duyệt hay quyết toán thì chủ đầu tư sẽ vin vào điều 52 của luật đấu thầu và TT08/2010/TT-BXD để không chấp nhận điều chỉnh giá hợp đồng cho bạn. Vì vậy quan trọng nhất là các điều khoản trong hợp đồng như thế nào?

Bạn Inzakhoa có thể post lên đây các chi tiết trong hợp đồng mà anh DLSS đã nêu để mọi người cùng nhau giải quyết vấn đề

1. Điều khoản liên quan đến giá hợp đồng

2. Điều kiện thay đổi giá hợp đồng

3. Các căn cứ ký pháp lý ký hợp đồng

4. Nguồn vốn của dự án

5. Các yêu cầu liên quan đến phạm vi công việc mà CĐT đưa ra cho bên bạn trước khi ký hợp đồng

6. Các đề xuất của công ty bạn liên quan đến phạm vi công việc đã gửi cho CĐT.
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Như vậy qua đây có thể thấy nên rút ra kinh nghiệm:
- Các hợp đồng như là thiết kế, lập dự án, tư vấn đấu thầu, thẩm tra bản vẽ và dự toán, thẩm tra kết quả đầu thầu … với giá trị có thể fix được thì nên fix luôn từ đầu. Tức tỷ lệ % và giá trị tính toán ra trong hợp đồng là cố định! Và trong trường hợp gói thầu của bạn (Lập dự án), phương án thanh toán đúng giá trị ban đầu là đúng, tuy nhiên 2 bên dùng từ tạm tính trong HĐ là ko ổn.
- Các hợp đồng tư vấn giám sát nếu là giám sát các HĐ trọn gói thì nên fix luôn giá trị như trên
- Các hợp đồng tư vấn giám sát nếu là giám sát các Gói thấu ký theo dạng HĐ đơn giá điều chỉnh, đơn giá cố định thì có thể để điều khoản thanh toán theo % quyết toán. Có người nói như vậy có sai nguyên tắc (như đã nêu tại TT08/2010 và Điều 52-Luật ĐT)? Có vẻ là vậy nhưng nếu đọc kỹ Khoản 7, Điều 18 của NĐ 48 lại thấy “bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành được quy định trong hợp đồng”. Tức là: Công trình hoàn thành được bao nhiêu hoặc quyết toán thế nào thì nhà thầu tư vấn được thanh toán theo % của KL hoàn thành đó! Tuy nhiên việc này sẽ kéo theo một vướng mắc: cứ phải chờ công trình quyết toán xong mới lấy được hết tiền!

Giờ đợi chủ topic cung cấp thông tin thêm thì sẽ xem CĐT đúng hay đơn vị TVTK đúng. Em muốn bàn thêm các kinh nghiệm mà bác gợi ý ở trên.

- Hợp đồng thiết kế, lập dự án chỉ nên fix giá dịch vụ khi CĐT đã có yêu cầu rõ ràng để đơn vị tư vấn xác định phạm vi công việc cần làm và nhân lực. Tôi làm các dự án nước ngoài thường thấy CĐT đưa yêu cầu thiết kế rất kỹ bằng văn bản ngay từ đầu. Các yêu cầu này được 1 đơn vị tư vấn lập hoặc các nhân viên có chuyên ngành của CĐT viết ra. Trường hợp này TVTK mới chốt được phí tư vấn. Sau này nếu CĐT thay đổi gì so với yêu cầu ban đầu thì đấy sẽ là cơ sở tính phát sinh cho cả 2 bên. Các dự án mà CĐT VN thường không mấy khi ra yêu cầu thiết kế cụ thể và rất ngại làm việc bằng văn bản. Ngoài ra dự án vốn nhà nước có đại diện CĐT, CĐT, người quyết định đâu tư. Cả 3 thành phần đấy đều có thể can thiệp để sửa đổi thiết kế. Vì thế TVTK không nên chốt phí TK ngay từ đầu mà nên đề xuất phí tư vấn theo tỉ lệ % giá trị hợp đồng.

- Hợp đồng TVGS theo tôi cũng không nên chốt theo % giá trị hợp đồng vì các bác xem có cái dự án nào làm đúng tiến độ đâu. :(:)(:)((Nếu dự án kéo dài 1 năm mà giá trị hợp đồng không thay đổi mấy thì lấy tiền đâu mà trả lương cho nhân viên???
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
- Hợp đồng thiết kế, lập dự án chỉ nên fix giá dịch vụ khi CĐT đã có yêu cầu rõ ràng để đơn vị tư vấn xác định phạm vi công việc cần làm và nhân lực. Tôi làm các dự án nước ngoài thường thấy CĐT đưa yêu cầu thiết kế rất kỹ bằng văn bản ngay từ đầu. Các yêu cầu này được 1 đơn vị tư vấn lập hoặc các nhân viên có chuyên ngành của CĐT viết ra. Trường hợp này TVTK mới chốt được phí tư vấn. Sau này nếu CĐT thay đổi gì so với yêu cầu ban đầu thì đấy sẽ là cơ sở tính phát sinh cho cả 2 bên. Các dự án mà CĐT VN thường không mấy khi ra yêu cầu thiết kế cụ thể và rất ngại làm việc bằng văn bản. Ngoài ra dự án vốn nhà nước có đại diện CĐT, CĐT, người quyết định đâu tư. Cả 3 thành phần đấy đều có thể can thiệp để sửa đổi thiết kế. Vì thế TVTK không nên chốt phí TK ngay từ đầu mà nên đề xuất phí tư vấn theo tỉ lệ % giá trị hợp đồng.

- Hợp đồng TVGS theo tôi cũng không nên chốt theo % giá trị hợp đồng vì các bác xem có cái dự án nào làm đúng tiến độ đâu. :(:)(:)((Nếu dự án kéo dài 1 năm mà giá trị hợp đồng không thay đổi mấy thì lấy tiền đâu mà trả lương cho nhân viên???
Mình thấy ý kiến bạn đưa ra cũng hay đấy!
Có thể post lên cho mọi người và mình tham khảo được không?
Còn trường hợp hợp đồng TVGS chốt theo % nghe ra cũng bất cập nhể? Liệu chốt theo cái khác (ví dụ như thời gian) thì có lợi hơn không?


P/s: Mời bạn DLSS ghé tham gia trao đổi ở chủ đề này nhé:http://www.giaxaydung.vn/diendan/f550/giai-quyet-tinh-huong-sau-khi-phe-duyet-quyet-toan-107333.html
 
L

levinhxd

Guest
Giờ đợi chủ topic cung cấp thông tin thêm thì sẽ xem CĐT đúng hay đơn vị TVTK đúng. Em muốn bàn thêm các kinh nghiệm mà bác gợi ý ở trên.

- Hợp đồng thiết kế, lập dự án chỉ nên fix giá dịch vụ khi CĐT đã có yêu cầu rõ ràng để đơn vị tư vấn xác định phạm vi công việc cần làm và nhân lực. Tôi làm các dự án nước ngoài thường thấy CĐT đưa yêu cầu thiết kế rất kỹ bằng văn bản ngay từ đầu. Các yêu cầu này được 1 đơn vị tư vấn lập hoặc các nhân viên có chuyên ngành của CĐT viết ra. Trường hợp này TVTK mới chốt được phí tư vấn. Sau này nếu CĐT thay đổi gì so với yêu cầu ban đầu thì đấy sẽ là cơ sở tính phát sinh cho cả 2 bên. Các dự án mà CĐT VN thường không mấy khi ra yêu cầu thiết kế cụ thể và rất ngại làm việc bằng văn bản. Ngoài ra dự án vốn nhà nước có đại diện CĐT, CĐT, người quyết định đâu tư. Cả 3 thành phần đấy đều có thể can thiệp để sửa đổi thiết kế. Vì thế TVTK không nên chốt phí TK ngay từ đầu mà nên đề xuất phí tư vấn theo tỉ lệ % giá trị hợp đồng.

- Hợp đồng TVGS theo tôi cũng không nên chốt theo % giá trị hợp đồng vì các bác xem có cái dự án nào làm đúng tiến độ đâu. :(:)(:)((Nếu dự án kéo dài 1 năm mà giá trị hợp đồng không thay đổi mấy thì lấy tiền đâu mà trả lương cho nhân viên???
Cám ơn bạn, thực ra trong HĐ việc lựa chọn fix giá trị hay không đều có những cái ưu, cái nhược và vì vậy mà CĐT và nhà thầu phải đàm phán:
- Ví dụ: Mình là CĐT thuê tư vấn thiết kế, mình sẽ ko muốn thanh toán giá trị theo giá trị Gxd và thanh toán sau khi đã có Dự toán đc phê duyệt (tức % lấy theo Gxd đã được phê duyệt). Lý do: Nhà thầu tư vấn thiết kế sẽ thiết kế với chi phí cao, áp giá VL cao, đẩy các chi phí lên để % họ hưởng theo được cao.
Tương tự trường hợp TV Lập dự án, Lập báo cáo KTTT, tư vấn thầu vv... thường cũng như vậy. Nói chung, Hình thức HĐ như thế nào là do CĐT quyết định -> Tư vấn muốn thay đổi cũng sẽ ko được
- Với HĐTV Giám sát, khi đã chậm tiến độ thì hình thức HĐ nào Tư vấn cũng thiệt nếu ko có những đàm phán kỹ trong Hợp đồng.
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Cám ơn bạn, thực ra trong HĐ việc lựa chọn fix giá trị hay không đều có những cái ưu, cái nhược và vì vậy mà CĐT và nhà thầu phải đàm phán:
- Ví dụ: Mình là CĐT thuê tư vấn thiết kế, mình sẽ ko muốn thanh toán giá trị theo giá trị Gxd và thanh toán sau khi đã có Dự toán đc phê duyệt (tức % lấy theo Gxd đã được phê duyệt). Lý do: Nhà thầu tư vấn thiết kế sẽ thiết kế với chi phí cao, áp giá VL cao, đẩy các chi phí lên để % họ hưởng theo được cao.
Tương tự trường hợp TV Lập dự án, Lập báo cáo KTTT, tư vấn thầu vv... thường cũng như vậy. Nói chung, Hình thức HĐ như thế nào là do CĐT quyết định -> Tư vấn muốn thay đổi cũng sẽ ko được
- Với HĐTV Giám sát, khi đã chậm tiến độ thì hình thức HĐ nào Tư vấn cũng thiệt nếu ko có những đàm phán kỹ trong Hợp đồng.

Mình thì không hoàn toàn thống nhất ý kiến của Lê Vinh cho rằng nhà thầu Tư vấn thiết kế sẽ thiết kế với chi phí cao v..v.. bởi vì hồ sơ thiết kế còn phải qua thẩm tra, thẩm định và phê duyệt mới đem ra thi công. Đó là chưa kể sau này còn kiểm toán, quyết toán và có thể cả thanh tra. Nói chung là đơn vị thiết kế không dại gì làm sai, làm ẩu, nâng khống giá để được thêm 1 tý tiền mà phải đối diện với quá nhiều điều rủi ro như thế.

Tiện đây Mal cũng đưa tình huống thật để anh em thảo luận

Mal đang tham gia 1 gói tư vấn giám sát công trình Kè biển, hợp đồng theo tỷ lệ %, lúc ký hợp đồng giá trị Gxd lấy theo dự toán gói thầu được duyệt là 56 tỷ, đến thời điểm bây giờ đang tiến hành điều chỉnh lên gần 100 tỷ ( thay đổi chế độ chính sách, thay đổi thiết kế ). Công trình đang xin cấp quyết định đầu tư gia hạn hợp đồng thi công xây lắp thêm 6 tháng.

Các điều khoản như sau:

Ðiều 2. Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán
2.1. Hình thức hợp đồng: Theo tỷ lệ phần trăm.
2.2. Giá hợp đồng tạm tính là: đồng (Bằng chữ: ).
Sau khi UBND thành phố Phan Thiết phê duyệt giá trị trúng thầu cho từng gói thầu xây lắp, sẽ ký phụ lục Hợp đồng đình kèm theo Hợp đồng này.
+ Giá trị thanh lý hợp đồng là giá trị phê duyệt quyết toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Giá hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
- Bổ sung công việc ngoài phạm vi qui định trong hợp đồng đã ký kết;
- Thay đổi TKBVTC-DT theo thông tư, chế độ chính sách;
- Thay đổi hồ sơ bản vẽ thiết kế;
- Khi nhà nước thay đổi chính sách: thay đổi tiền lương, thay đổi các chế độ, chính sách mới làm thay đổi mặt bằng giá xây dựng công trình. Trường hợp này chỉ được điều chỉnh khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
2.3. Tạm ứng
- Bên A tạm ứng cho bên B 30% giá hợp đồng.
- Thời gian tạm ứng chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực và theo kế hoạch vốn hàng năm.
- Thu hồi vốn tạm ứng: vốn tạm ứng được thu hồi lần qua các lần thanh toán, việc thu hồi tạm ứng được bắt đầu ngay khi thanh toán lần đầu.
2.4. Tiến độ thanh toán
Tuỳ thuộc vào kế hoạch vốn hằng năm và tiến độ thi công của gói thầu, việc thanh toán hợp đồng tuân theo tiến độ thanh toán.
Số lần thanh toán được thực hiện trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành theo từng giai đoạn hoàn thành của đơn vị thi công.
- Trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu bàn giao hạng mục công trình đưa vào sử dụng, Bên A sẽ thanh toán cho bên bên B đến 90% chi phí tư vấn giám sát.
- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền bên A sẽ thanh toán phần còn lại.
2.5. Hồ sơ thanh toán: theo qui định hiện hành của nhà nước.
Ðiều 3. Thời gian thực hiện hợp đồng
Theo thời gian thực hiện hợp đồng của các gói thầu xây lắp Kè bảo vệ bờ biển Đức Long: từ ngày ký hợp đồng cho tới ngày hoàn thành công trình ( Căn cứ vào hiệu lực của các Hợp đồng xây dựng của từng gói thầu xây lắp).
Nếu thời gian thực hiện Hợp đồng bị kéo dài không phải do lỗi của Bên B, thì hai bên sẽ trao đổi, bàn bạc và thoả thuận với nhau về chi phí thanh toán cho phần thời gian kéo dài thêm.

Theo những điều khoản trên thì việc điều chỉnh giá hợp đồng là đương nhiên vì ăn theo giá trị xây lắp ( sau khi quyết toán ), bây giờ đang tiến hành thương thảo để điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng vì hợp đồng xây lắp được gia hạn thêm 6 tháng ( và có khả năng gia hạn tiếp :D ). Theo anh em thì mình sẽ tính toán vụ này thế nào?

Xin cảm ơn
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Giờ đợi chủ topic cung cấp thông tin thêm thì sẽ xem CĐT đúng hay đơn vị TVTK đúng. Em muốn bàn thêm các kinh nghiệm mà bác gợi ý ở trên.

- Hợp đồng thiết kế, lập dự án chỉ nên fix giá dịch vụ khi CĐT đã có yêu cầu rõ ràng để đơn vị tư vấn xác định phạm vi công việc cần làm và nhân lực. Tôi làm các dự án nước ngoài thường thấy CĐT đưa yêu cầu thiết kế rất kỹ bằng văn bản ngay từ đầu. Các yêu cầu này được 1 đơn vị tư vấn lập hoặc các nhân viên có chuyên ngành của CĐT viết ra. Trường hợp này TVTK mới chốt được phí tư vấn. Sau này nếu CĐT thay đổi gì so với yêu cầu ban đầu thì đấy sẽ là cơ sở tính phát sinh cho cả 2 bên. Các dự án mà CĐT VN thường không mấy khi ra yêu cầu thiết kế cụ thể và rất ngại làm việc bằng văn bản. Ngoài ra dự án vốn nhà nước có đại diện CĐT, CĐT, người quyết định đâu tư. Cả 3 thành phần đấy đều có thể can thiệp để sửa đổi thiết kế. Vì thế TVTK không nên chốt phí TK ngay từ đầu mà nên đề xuất phí tư vấn theo tỉ lệ % giá trị hợp đồng.

- Hợp đồng TVGS theo tôi cũng không nên chốt theo % giá trị hợp đồng vì các bác xem có cái dự án nào làm đúng tiến độ đâu. :(:)(:)((Nếu dự án kéo dài 1 năm mà giá trị hợp đồng không thay đổi mấy thì lấy tiền đâu mà trả lương cho nhân viên???

Thực ra bên mình cũng quản lý về dự án cũng làm với 1 đơn vị thiết kế nước ngoài, họ rất chắc chắn khi ký kết về giá trị hợp đồng kinh tế. Thường thị họ tính diện tích sàn xây dựng là bao nhiêu rồi nhân với số tiền thiết kế trên 1m2 là chốt giá trị hợp đồng. Sau này diện tích tăng hay giảm sẽ quyết toán sau. Còn bắt họ tính theo 957 theo TMĐT thì họ không chịu vì họ cho rằng luật Việt Nam thay đổi, chủ đầu tư hay tính TMĐT giảm đi để chi phí của họ thấp xuống.
Còn hợp đồng giám sát theo tỷ lệ % tôi cũng có gặp, sau này điều chỉnh rắc rối lắm. Nếu tiến độ kéo dài đến 3- 4 năm sau thì tư vấn méo hết các anh ạ.
Vậy khi ký hợp đồng kinh nghiệm thỏa thuận trong hợp đồng là kinh nghiệm quý báu đừng có bảo có luật rồi, lúc đó anh không cãi được đâu. Hợp đồng về phần giá trị càng chi tiết càng tốt các anh ạ.
 

dongquangthanh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
23/12/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Tôi đồng ý với cách giải thích và trình bày của malsoni810. Tôi bổ sung tiêp như sau:
- Theo cách tính của 957(29/9/2009 của BXD) thì tính định mức chi phí lập BCKTKT theo giá trị được duyêt . Nhưng Bộ xây dựng ban hành để chúng ta tham khảo áp dụng.
- Còn khi ký kết Hợp đồng chúng ta phải tuan thủ theo nhứng điều khoản của HĐ đã ký (theo nghị định 48/2010/ND-CP và TT08/2010 TT-BXD)
VD minh họa: HĐ lập báo cáo KTKT:
- Khái toán 2,5 tỷ (XL&thiết bị trước thuế)
- Nội suy theo 957: 3.6%
Thì chúng ta ký HĐ là : 3,6%x 2,5 tỷ. Khi quyết toán là đúng giá trị này, chỉ được điều chỉnh theo như điều khoản qui định trong HĐ.
Vì HĐ % áp dụng cho các công việc tư vấn đơn giản, thông thường. Khi đưa ra khái toán là 1 con số tương đối có thể xác định được nên CĐT dựa vào 957 và nội suy để thỏa thuận ký HĐ với tư vấn. Do đó khi ký HĐ thì thanh quyết toán theo HĐ và theo nghị định 48/2010/ND-CP và TT08/2010 TT-BXD. Tỷ lệ ghi xác định trong HĐ (3,6%) là không thay đổi vì thế khi ta lấy giá trị được duyệt trong báo cáo KTKT và nội suy lại là không đúng vì khi đó % sẽ thay đổi theo.
Chỉ những khối lượng công việc nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện theo HĐ đã ký thì CĐT phải thanh toán cho đơn vị tư vấn = % quy định trong HĐ(3,6%)xKL công việc bổ sung( nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện theo HĐ ) 'điều 3 & 4 của TT08/2010 điều chỉnh HĐ .
Thực chất giữa giá trị khái toán và giá trị báo cáo KTKT được duyệt tăng lên hay giảm xuống chỉ là do giá vật tư thay đổi thôi chứ tư vấn có làm thêm gì đâu.Các bạn cần phải hiểu công việc của tư vấn là làm gì?
Ngoài ra bạn có thể ký HĐ như sau: Do tại thời điểm ký HĐ chưa có giá trị XL & thiết bị được duyệt nên giá trị HĐ chỉ ghi là tạm tính. Khi quyết toán sẽ căn cứ vào giá trị XL & thiết bị được duyệt nội suy để tính lại theo như hướng dẫn của 957.
* Khi tính chi phí dịch vụ tư vấn ta yêu cầu tư vấn thực hiện bằng cách lập dự toán(theo 957) tiến hành thẩm tra, thẩm định và ký HĐ thế là xong.
 
Last edited by a moderator:

Top