L
levinhxd
Guest
Khối lượng đào và đắp được quy định như thế này:Em là sv, trong sách KTTC có đoạn viết thế này: "nếu có khối lượng đất nguyên thổ V1, khi đào lên khối lượng đất này có thể tích V2 (gọi là đất tơi xốp), khi đầm chặt lại có thể tích V3, ta luôn có: V1<V3<v2".
Theo em hiểu nôm na là khi đào đất từ một hố lên rồi dùng đất đấy đắp và đầm vào chính hố đấy thì bao giờ cũng thừa.
Điều này có vẻ mâu thuẫn với bài viết của anh nguyenhuutrinh, mong mọi người giải đáp giúp em!
(em không sử dụng được chức năng trích dẫn bài viết, mong mọi người thông cảm!)
- Khi đào lên: Hệ số quy từ đất tự nhiên ra đất tơi tuân theo TCVN: 4447 - 1987 Trong đó, mình có thể ví dụ 1 số loại đất như sau:
+ Đất sét: 1,26-1,32
+ Đất hữu cơ: 1,20 -1,28
+ Cát: 1,08 -1,17
+ Đất pha cát nhẹ: 1,14-1,28
vv....
- Khi đắp: Theo Bảng hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp
(ĐỊnh mức 1776 - Chương 1I)
K = 0,85; ≤ 1,45T/m3 đến 1,60T/m3 --> H= 1,07
K = 0,90; ≤ 1,75T/m3 --> H= 1,10
K = 0,95; ≤ 1,80T/m3 -->H=1,13
K = 0,98; > 1,80T/m3 --> H=1,16
(giống như a Trình đã nói)
Như vậy quan hệ như bạn nói V1<V3<V2 theo các công thức trên là đúng, tuy nhiên mình thấy trong thực tế có nhiều trường hợp không đúng
Mình có thể ví dụ sơ sơ thực thế thế này:
- Bạn đào V1=1m3 đất hữu cơ cấp I (Đất ruộng) thì được V2 =1,20- 1,28m3
- Đắp lại đất hữu cơ đó cho chặt, nếu đến mức độ chặt K=0,95 thì có thể KL đất đã đào còn không đủ, tuy nhiên V3 vẫn chỉ được tính V3=1,12m3