Hồ sơ nào cần ký tên và đóng dấu công ty Tư vấn giám sát (hồ sơ cần có con dấu của cơ quan TVGS)?

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.611
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Hồ sơ nào cần ký tên và đóng dấu công ty Tư vấn giám sát (hồ sơ cần có con dấu của cơ quan TVGS)?

Chào anh Thế Anh, trước em có học khóa Quản lý chất lượng online do anh giảng dạy, em có thắc mắc muốn nhờ anh giải đáp: Trong các biên bản nghiệm thu, hồ sơ chất lượng công trình xây dựng: BB nghiệm thu công việc xây dựng; nhật ký thi công; Bản vẽ hoàn công; BB nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng .v.v. thì hồ sơ nào cần ký tên và đóng dấu cty tư vấn giám sát (hồ sơ cần có con dấu của cơ quan TVGS)?

Mình có vài ý kiến này, mời anh em diễn đàntham gia thêm nhé.
Theo Thông tư số 26/2016/TT-BXD:

- Điều 8: Ký biên bản nghiệm thu công việc
Thành phần ký có cả giám sát, Chỉ cần Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;

- Điều 9: Ký Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
Thành phần ký có cả Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng. Cần Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;

- Điều 10: Ký Nhật ký thi công xây dựng công trình
Chủ đầu tư thoả thuận với nhà thầu thi công xây dựng về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình. Không quy định phải có TVGS. Nhưng nếu giám sát có ý kiến, kiến nghị ghi vào đó thì phải ký vào.

- Điều 11 và Phụ lục II: Bản vẽ hoàn công
Xem mẫu dấu như hình chụp dưới đây là biết.
59870

- Theo Điều 1, Thông tư số 04/2019/TT-BXD: Báo cáo hoàn thành công tác giám sát thi công...” cũng cần đóng dấu pháp nhân của TVGS

- Ngoài ra cũng tùy theo hợp đồng xây dựng thỏa thuận, ràng buộc trách nhiệm giữa các bên nữa (thỏa thuận không vi phạm quy định của pháp luật).
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.611
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Có bạn hỏi là: Việc đóng dấu hoàn công và ký tươi sẽ mất nhiều thời gian, công sức. Bên em có thể dùng con dấu chữ ký khắc sẵn không?

Trả lời:
Không ít người sử dụng chữ ký khắc sẵn dưới dạng con dấu để đóng vào hợp đồng, hóa đơn để tiết kiệm thời gian và tiện lợi. Nhiều người đặt vấn đề vậy con dấu chữ ký khắc sẵn có giá trị pháp lý không?

- Thế nào là con dấu chữ ký?

Không có quy định hiện hành nào về con dấu chữ ký, việc sử dụng, làm dấu chữ ký là tự do. Qua tìm hiểu chỉ thấy 1 số quy định như sau:
+ Theo khoản 1 Điều 19 Luật Kế toán 2015, chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh, được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn.
+ Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 09/2010/NĐ-CP về công tác văn thư, "Bản gốc văn bản" là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.
Những quy định này chỉ tham khảo thôi, chứ không có quy định đối tượng & phạm vi áp dụng cho lĩnh vực bản vẽ hoàn công xây dựng.

Trong thực tế, con dấu chữ ký hay còn gọi là chữ ký dấu là con dấu được khắc ra có chứa thông tin chữ ký của người sở hữu con dấu. Chữ ký dấu không phải là chữ ký trực tiếp - ký tươi, được sử dụng thay cho chữ ký tươi giúp tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn trong công việc.

Con dấu chữ ký khắc sẵn có giá trị pháp lý không?

Về nguyên tắc, chữ ký phải ký bằng bút mực và được ký trực tiếp lên văn bản, giấy tờ (trừ những trường hợp chữ ký điện tử được cấp phép sử dụng theo quy định của pháp luật). Về mặt pháp luật con dấu chữ ký khắc sẵn không có quy định nào của pháp luật công nhận hay quy định có giá trị pháp lý hay không. Tuy nhiên, từ quan điểm chuyên gia tôi cho rằng: nếu các bên liên quan cùng thỏa thuận và xác nhận, đảm bảo chắc chắn rằng con dấu chữ ký của người nào đó có vai trò thay thế chữ ký tươi của người đó trong hồ sơ hoàn công thì cũng không vi phạm quy định của pháp luật (không có điều luật nào cấm).

Các lưu ý khi sử dụng con dấu chữ ký:

- Dấu chữ ký khắc sẵn có thể bị sử dụng không đúng mục đích. Khi giao cho người khác sử dụng con dấu chữ ký, cần có văn bản ủy quyền quy định rõ phạm vi được đóng dấu chữ ký;
- Không được dùng dấu chữ ký khắc sẵn dạng con dấu đóng vào chứng từ kế toán. Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn sẽ bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng (điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế toán)
- Về mặt kinh tế, tài chính chỉ nên sử dụng con dấu chữ ký trong các văn bản nội bộ của doanh nghiệp để tránh bị từ chối giao dịch. Còn trong các lĩnh vực, vấn đề kỹ thuật thì thỏa thuận và xác nhận chính xác để có thể áp dụng và cần được bảo quản, đảm bảo sử dụng chặt chẽ con dấu chữ ký để tránh các rắc rối, tranh chấp pháp lý.

Cơ sở pháp lý biểu mẫu nghiệm thu chất lượng công việc xây dựng, thỏa thuận biểu mẫu QLCL GXD
 

Top