Hồ sơ nghiệm thu theo HSTK hay theo KQ thí nghiệm

huynhtrungdung

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
26/8/09
Bài viết
32
Điểm thành tích
6
Xin chào các bạn. Hiện nay mình đang vướng mắc một vấn đề sau: Ví dụ như trong Hồ sơ thiết kế đã phê duyệt thép phi 8 có trọng lượng 1m=0,395(kg/m), trong kết quả thí nghiệm thép phi 8 có trọng lượng 1m=0,392(kg/m). Mình muốn hỏi các bạn, trong hồ sơ nghiệm thu thì mình lấy trọng lượng của thép phi 8 theo hồ sơ thiết kế hay theo kết quả thí nghiệm. Có tiêu chuẩn nào quy định về vấn đề này không.
Xin chân thành cảm ơn.
 

ngocminhcold

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
26/2/10
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Vĩnh Phúc - Việt Nam
Xin chào các bạn. Hiện nay mình đang vướng mắc một vấn đề sau: Ví dụ như trong Hồ sơ thiết kế đã phê duyệt thép phi 8 có trọng lượng 1m=0,395(kg/m), trong kết quả thí nghiệm thép phi 8 có trọng lượng 1m=0,392(kg/m). Mình muốn hỏi các bạn, trong hồ sơ nghiệm thu thì mình lấy trọng lượng của thép phi 8 theo hồ sơ thiết kế hay theo kết quả thí nghiệm. Có tiêu chuẩn nào quy định về vấn đề này không.
Xin chân thành cảm ơn.
Hồ sơ nghiệm thu thì tất nhiên là lấy trọng lượng theo thiết kế roài :D Còn Thanh tra, Kiểm toán đều lấy trọng lượng của kết quả thí nghiệm bạn ạ!
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Xin chào các bạn. Hiện nay mình đang vướng mắc một vấn đề sau: Ví dụ như trong Hồ sơ thiết kế đã phê duyệt thép phi 8 có trọng lượng 1m=0,395(kg/m), trong kết quả thí nghiệm thép phi 8 có trọng lượng 1m=0,392(kg/m). Mình muốn hỏi các bạn, trong hồ sơ nghiệm thu thì mình lấy trọng lượng của thép phi 8 theo hồ sơ thiết kế hay theo kết quả thí nghiệm. Có tiêu chuẩn nào quy định về vấn đề này không.
Xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn, mình sẽ nghiệm thu thanh toán khối lượng thực tế thi công dựa trên bản vẽ thi công đã được phê duyệt, việc 1m thép f8 = 0,395 (kg/m) không đáng ngại xin đươc trích dẫn 1 vấn đề nghiệm thu khối lượng thép và sai lệch trong phạm vi cho phép. Theo như bảng 2 TCVN 1651-1:2008 có sai lệch cho phép lần lượt là: fi6,8=+-8; fi10,12=+-6; fi14 đến 22=+-5; fi 25 đến 50 = +-4
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân, địa chỉ Email v2cq2n@yahoo.com hỏi: "Khi thí nghiệm thép có sai lệch về khối lượng và kích thước trong phạm vi cho phép. Vậy khi nghiệm thu có trừ đi khối lượng thép do sai lệch trên hay không?".

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
TCVN 1651-1,2,3:2008-Thép cốt bê tông-Thép thanh tròn trơn-Thép thanh vằn-Lưới thép hàn được ban hành hoàn toàn tương đương với ISO 6935-1,2,3:1992, JIS 3112:2004 và GB 1499:1998, thay thế cho các điều quy định đối với thép cốt bê tông nhóm C1 của TCVN 1651:1985, TCVN 6285:1997, TCVN 6286: 1997.
Bởi vậy nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng phải tuân thủ các tiêu chuẩn này.
1. Theo quy định tại khoản 5 của TCVN 1651-1:2008 "Phần 1-Thép thanh tròn trơn" thì "Kích thước, khối lượng 1m chiều dài và sai lệch cho phép được nêu trong bảng 2. Theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua, có thể sử dụng các thanh thép tròn trơn có đường kính danh nghĩa khác với đường kính nêu trong bảng 2. Khi có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua, sai lệch cho phép về khối lượng có thể được thay thế bằng dung sai đường kính". Bởi vậy, nếu cốt thép có đường kính danh nghĩa d sai lệch do chế tạo trong phạm vi sai số cho phép thì được phép sử dụng và thanh toán theo đường kính danh nghĩa.
Thí dụ: nếu thép cốt có đường kính danh nghĩa là 11,95 thì được phép sử dụng và thanh toán khối lượng với d=12.
2. Theo quy định tại khoản 5 của TCVN 1651-2:2008 thì "Kích thước, khối lượng 1m chiều dài và sai lệch cho phép được nêu trong bảng 2. Theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua, có thể sử dụng các thanh thép vằn có đường kính danh nghĩa khác với đường kính nêu trong bảng 2". Khác với thép thanh tròn trơn, sai lệch cho phép về khối lượng không được thay thế bằng dung sai đường kính. Lưu ý, cũng như đối với thép thanh tròn trơn thì nếu cốt thép thanh vằn có đường kính danh nghĩa sai lệch do chế tạo vượt quá sai số cho phép thì không được phép sử dụng vào công trình kể cả khi có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất với người mua nhà thầu thi công xây dựng.
Thí dụ: thép cốt có đường kính danh nghĩa là 11,95 thì được phép sử dụng nhưng thanh toán khối lượng chỉ với d=11,95.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
http://www.cucgiamdinh.gov.vn/index...áp-về-qlcl/964-nghiệm-thu-khối-lượng-cốt-thép
 
Last edited by a moderator:

Top