HELP ! Lập Dự toán Công tác đào đắp bằng máy:

zunguien

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
11/11/10
Bài viết
40
Điểm thành tích
8
Các bác cho em hỏi:
1. Khi tiến hành lập dự toán cho 1 công tác đào đất bằng máy ( gồm: máy đào, máy ủi, thủ công );
Chẳng hạn Khối lượng đất C3 là 10.000 m3 ( KL bóc tách theo BVTK ), ta có 2 mã công tác tương ứng:
AB.31123 Đào bằng máy đào.
AB.32233 đào bằng máy ủi.
Như vậy với khối lượng 10.000m3 đất C3 đó sẽ phân chia KL vào 2 mã công tác trên như thế nào ? Có quy tắc, quy định hay không ?
2. Khi tiến hành nghiệm thu thanh quyết toán với công tác làm thủ công có phức tạp không? Vì nghiệm thu khối lượng hoàn thành giai đoạn CĐT thường tạm bỏ lại khối lượng thủ công;
Mong các bác chỉ giáo dùm !
Thanks !!!
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.642
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
1. Khi tiến hành lập dự toán cho 1 công tác đào đất bằng máy ( gồm: máy đào, máy ủi, thủ công );
Chẳng hạn Khối lượng đất C3 là 10.000 m3 ( KL bóc tách theo BVTK ), ta có 2 mã công tác tương ứng:
AB.31123 Đào bằng máy đào.
AB.32233 đào bằng máy ủi.
Như vậy với khối lượng 10.000m3 đất C3 đó sẽ phân chia KL vào 2 mã công tác trên như thế nào ? Có quy tắc, quy định hay không ?
2. Khi tiến hành nghiệm thu thanh quyết toán với công tác làm thủ công có phức tạp không? Vì nghiệm thu khối lượng hoàn thành giai đoạn CĐT thường tạm bỏ lại khối lượng thủ công;
1. Phải căn cứ vào biện pháp thi công để chọn mã. Bạn cũng cần phải tìm hiểu thêm về công năng của máy xây dựng (Sinh viên Kinh tế xây dựng để tính toán tốt kinh tế - dự toán, phải học môn Máy xây dựng, Kỹ thuật thi công và Tổ chức thi công là vì thế). Đại loại Máy đào hợp với đào hơn (đào khối lượng lớn, đào sâu, bề mặt thi công hẹp...), Máy ủi hợp với san và đào bóc khối lượng với bề dày lớp đào đắp mỏng, mặt bằng thi công lớn...
Bạn xem trong bản vẽ thiết kế có biện pháp thi công không nhé, nếu có thì áp theo. Nếu không có hỏi lại người thiết kế hoặc người có kinh nghiệm thi công, hỏi cụ thể đối với công trình bạn đang lập dự toán, nếu có nhà thầu (hỏi trước) thì càng tốt.
Cũng có thể xem tại khu vực đó dân ta sẵn máy đào hay máy ủi, tức là khả năng huy động máy đào dễ hay máy ủi dễ (VD: Đi qua khu Ninh Bình, tôi thấy trước nhà nào cũng có một cái máy đào, giống như nông dân ta trước nhà ai cũng có 1 con trâu vậy) và áp theo loại đó sẽ dễ có lý lẽ bảo vệ.
Nếu các giải pháp tôi đề xuất bạn không thực hiện được thì áp đào bằng máy đào, bởi cái tên của nó đã thể hiện chức năng chuyên dùng :D.
2. Lý thuyết thì thanh quyết toán với công tác làm thủ công hay máy đều như nhau. Vấn đề là công tác làm thủ công giá đắt hơn cơ giới hóa, vì thế Chủ đầu tư thường cảnh giác với công tác làm thủ công, vì e nhà thầu làm bằng máy nhưng đòi thanh toán với giá thủ công. Bạn cứ làm thủ tục chặt chẽ, có bằng chứng thuyết phục, nghiệm thu khối lượng TVGS, CĐT xác nhận cẩn thận kiểu gì cũng OK.
 

zunguien

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
11/11/10
Bài viết
40
Điểm thành tích
8
Xin các bác cho ý kiến thêm

Chẳng lẽ ko có quy định cụ thể mà lại bốc ruốc theo CĐT quy định ah?? Bởi vì cty em đang làm là chủ đầu tư đồng ý cho tỷ lệ % giữa đào máy và thủ công để thanh toán;
mọi người cho ý kiến giúp;
thanks;
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Hiện tại chắc chưa có quy định nào cụ thể. Máy ủi cũng có thể đào và đắp đất nhưng với độ cao nhất định khoảng:1-1,5m và không cao hơn 2m, với những trường hợp đất cấp IV thì máy ủi chỉ có tác dụng vận chuyển. Nên nếu công tác của bạn không phù hợp thì nên dùng máy đào, máy đào có thể đào được bằng nhiều phương pháp. Và mình là người lập dự toán thì nên tính toán chi phí sao cho hợp lý, nếu muốn cao hơn thì dùng máy đào...Chúc bạn thành công.
 

Top