Helps: Nguyên giá trong Giá ca Máy.

zunguien

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
11/11/10
Bài viết
40
Điểm thành tích
8
Theo cách tính bù trừ trực tiếp ( TT06-BXD ) giá ca máy thi công; trong đó có phàn K1: hệ số điều chỉnh ( CPKH+CPSC+CPK ); K1=( nguyên giá t.điểm hiện tại)/( nguyên giá t.điểm gốc);
Cho mình hỏi:
- Nguyên giá thời điểm gốc trong Bảng giá ca máy kèm TT06 có phải nguyên giá gốc không?
- Nguyên giá tại thời điểm hiện tại thì mình lấy ở đâu ?
- Hệ số thu hồi thanh lý trong Bảng là ntn?
- Có phải chỉ cần nhập DL đầu vào ( tiền lương; giá xăng dầu ) vào Bảng GCM kèm TT06 là ta có giá ca máy ko?
Mọi người cho ý kiến giúp với nhé./
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.632
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Theo cách tính bù trừ trực tiếp ( TT06-BXD ) giá ca máy thi công; trong đó có phàn K1: hệ số điều chỉnh ( CPKH+CPSC+CPK ); K1=( nguyên giá t.điểm hiện tại)/( nguyên giá t.điểm gốc);
Cho mình hỏi:
- Nguyên giá thời điểm gốc trong Bảng giá ca máy kèm TT06 có phải nguyên giá gốc không?
- Nguyên giá tại thời điểm hiện tại thì mình lấy ở đâu ?
- Hệ số thu hồi thanh lý trong Bảng là ntn?
- Có phải chỉ cần nhập DL đầu vào ( tiền lương; giá xăng dầu ) vào Bảng GCM kèm TT06 là ta có giá ca máy ko?
Mọi người cho ý kiến giúp với nhé./
- Nguyên giá dùng để tính ra giá ca máy địa phương (nơi xây dựng công trình, nơi bạn đang làm dự toán, nơi bạn đang điều chỉnh dự toán) là nguyên giá gốc. Địa phương nào dùng nguyên số liệu trong PL kèm TT06 để tính giá ca máy rồi công bố thì nguyên giá gốc trùng nguyên giá trong TT06 (VD: bảng giá ca máy Cần Thơ 2011). Nhiều địa phương không dùng mà "tự đi khảo sát" giá máy ở địa phương mình thì khác nhau. Nhưng khổ nỗi họ dấu không công bố cái nguyên giá này, làm anh em ta khổ. Khi làm dữ liệu csv GCM các địa phương chúng tôi phải tính ngược.
- Nguyên giá thời điểm hiện tại lấy giống giá vật liệu ở thời điểm hiện tại ấy. Có điều dân ta chưa quen. Bạn có thể lấy báo giá ở cửa hàng kinh doanh máy, thiết bị. Lấy hồ sơ, hợp đồng mua máy của nhà thầu. Lấy chứng thư thẩm định giá.
- Hệ số thu hồi thanh lý là 0,95 (tức là thu hồi 5%), trong TT06 quy định máy nào >10 triệu thì mới tính thu hồi, cái nào nhỏ hơn 10 triệu có nghĩa là khi hết khấu hao nó nát bét không còn giá trị. TT06 bảo là không vượt 5%, nhưng dân ta lấy luôn =5% cho tiện.
- Bảng GCM kèm TT06 do tôi là tác giả đưa lên mạng từ lâu đúng là nhập DL đầu vào là có bảng giá ca máy. Dự toán GXD cũng thế. Vấn đề bảng giá ca máy này bạn dùng để làm gì?
 

zunguien

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
11/11/10
Bài viết
40
Điểm thành tích
8
- Nguyên giá dùng để tính ra giá ca máy địa phương (nơi xây dựng công trình, nơi bạn đang làm dự toán, nơi bạn đang điều chỉnh dự toán) là nguyên giá gốc. Địa phương nào dùng nguyên số liệu trong PL kèm TT06 để tính giá ca máy rồi công bố thì nguyên giá gốc trùng nguyên giá trong TT06 (VD: bảng giá ca máy Cần Thơ 2011). Nhiều địa phương không dùng mà "tự đi khảo sát" giá máy ở địa phương mình thì khác nhau. Nhưng khổ nỗi họ dấu không công bố cái nguyên giá này, làm anh em ta khổ. Khi làm dữ liệu csv GCM các địa phương chúng tôi phải tính ngược.
- Nguyên giá thời điểm hiện tại lấy giống giá vật liệu ở thời điểm hiện tại ấy. Có điều dân ta chưa quen. Bạn có thể lấy báo giá ở cửa hàng kinh doanh máy, thiết bị. Lấy hồ sơ, hợp đồng mua máy của nhà thầu. Lấy chứng thư thẩm định giá.
- Hệ số thu hồi thanh lý là 0,95 (tức là thu hồi 5%), trong TT06 quy định máy nào >10 triệu thì mới tính thu hồi, cái nào nhỏ hơn 10 triệu có nghĩa là khi hết khấu hao nó nát bét không còn giá trị. TT06 bảo là không vượt 5%, nhưng dân ta lấy luôn =5% cho tiện.
- Bảng GCM kèm TT06 do tôi là tác giả đưa lên mạng từ lâu đúng là nhập DL đầu vào là có bảng giá ca máy. Dự toán GXD cũng thế. Vấn đề bảng giá ca máy này bạn dùng để làm gì?
thanks bác thế anh; vấn đề e chưa hiểu mục đích cũng chỉ là để xác định giá ca máy khi làm dự toán mà thôi;
Nếu tính bù trừ trực tiếp theo TT06 với K2: HS bù nhiên liệu; K3: HS bù lương thì ko vấn đề gì; còn K1 thì hơi khó; vì phải liên hệ để lấy nguyên giá tại thời điểm bằng các thông báo giá máy thi công ( có hóa đơn chứng minh);
- bác cho e hỏi: nguyên giá trong BGCM TT06 không phụ thuộc vào Nguyên giá tại thời điểm đúng hay sai?
- với THơp tỉnh không công bố hệ số điều chỉnh Dự toán tại thời điểm làm DT thì ta làm sao?
- Còn nếu đầu tư máy thi công trong 1 tgian ngắn=> định mức khấu hao thay đổi: có quy định nào về việc này ko?
- hệ số thu hồi thanh lý quy định tại văn bản nào?
Mong bác chỉ giáo thêm.
thanks!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!1
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.632
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
thanks bác thế anh; vấn đề e chưa hiểu mục đích cũng chỉ là để xác định giá ca máy khi làm dự toán mà thôi;
Nếu tính bù trừ trực tiếp theo TT06 với K2: HS bù nhiên liệu; K3: HS bù lương thì ko vấn đề gì; còn K1 thì hơi khó; vì phải liên hệ để lấy nguyên giá tại thời điểm bằng các thông báo giá máy thi công ( có hóa đơn chứng minh);
- bác cho e hỏi: nguyên giá trong BGCM TT06 không phụ thuộc vào Nguyên giá tại thời điểm đúng hay sai?
- với THơp tỉnh không công bố hệ số điều chỉnh Dự toán tại thời điểm làm DT thì ta làm sao?
- Còn nếu đầu tư máy thi công trong 1 tgian ngắn=> định mức khấu hao thay đổi: có quy định nào về việc này ko?
- hệ số thu hồi thanh lý quy định tại văn bản nào?
Mong bác chỉ giáo thêm.
thanks!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!1
- Nguyên giá trong BGCM TT06 không phụ thuộc vào Nguyên giá tại thời điểm (lập dự toán, bù chênh lệch...) - là đúng. TT06 là số liệu do BXD công bố, Nguyên giá tại thời điểm nếu chuẩn nền Kinh tế thị trường thì nó phải lấy theo thị trường (có thể theo chứng thư hoặc theo cơ quan thẩm quyền công nhận, thẩm tra, duyệt...). Nhưng vì khó chứng minh nên thường lấy bằng nhau (bỏ qua sự thay đổi giá cả).
- Tỉnh không công bố hệ số điều chỉnh dự toán tại thời điểm làm dự toán có 2 cách:
C1. Tự chiết tính đơn giá công trình để lập dự toán (chiết tính từ định mức, giá VLHT, bảng lương nhân công tự tính, giá ca máy tự tính).
C2. Dùng đơn giá địa phương rồi bù chênh lệch nhân công và giá ca máy. Cách bù giống như bù chênh lệch vật liệu.
- Hệ số thu hồi thanh lý (máy và thiết bị xây dựng) quy định tại Thông tư 06/2010/TT-BXD. Máy < 10 triệu thì hệ số thu hồi thanh lý =1, máy >10 triệu thì hệ số từ 0,95 đến 1, nhưng dân ta vẫn lấy 0,95 (mặc định khi máy hỏng, bán sắt vụn được 5% giá trị nguyên giá ban đầu).

P/s: Bạn bấm nút Thanks là đủ rồi, nhiều chấm cảm quá dùng không hết :).
 

zunguien

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
11/11/10
Bài viết
40
Điểm thành tích
8
- Nguyên giá trong BGCM TT06 không phụ thuộc vào Nguyên giá tại thời điểm (lập dự toán, bù chênh lệch...) - là đúng. TT06 là số liệu do BXD công bố, Nguyên giá tại thời điểm nếu chuẩn nền Kinh tế thị trường thì nó phải lấy theo thị trường (có thể theo chứng thư hoặc theo cơ quan thẩm quyền công nhận, thẩm tra, duyệt...). Nhưng vì khó chứng minh nên thường lấy bằng nhau (bỏ qua sự thay đổi giá cả).
- Tỉnh không công bố hệ số điều chỉnh dự toán tại thời điểm làm dự toán có 2 cách:
C1. Tự chiết tính đơn giá công trình để lập dự toán (chiết tính từ định mức, giá VLHT, bảng lương nhân công tự tính, giá ca máy tự tính).
C2. Dùng đơn giá địa phương rồi bù chênh lệch nhân công và giá ca máy. Cách bù giống như bù chênh lệch vật liệu.
- Hệ số thu hồi thanh lý (máy và thiết bị xây dựng) quy định tại Thông tư 06/2010/TT-BXD. Máy < 10 triệu thì hệ số thu hồi thanh lý =1, máy >10 triệu thì hệ số từ 0,95 đến 1, nhưng dân ta vẫn lấy 0,95 (mặc định khi máy hỏng, bán sắt vụn được 5% giá trị nguyên giá ban đầu).

P/s: Bạn bấm nút Thanks là đủ rồi, nhiều chấm cảm quá dùng không hết :).
Còn 1 vấn đề về Cước vận chuyển trong làm Dự toán nữa mong bác chỉ giáo;
Chả là E lập Dự toán tại thời điểm 2011; mà từ năm 2009 tỉnh ko ban hành cước vận chuyển
- như vậy e sẽ tính cước vận chuyển như thế nào?
- tính bù vận chuyển là như thế nào?
- tỉnh thường hay công bố cước vận chuyển cho từng thời điểm; vậy họ dựa vào đâu? cách tính như thế nào ?

P/s: Do em ko tìm thấy nút thanks chứ ko e thanks liên tục rùi;
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.632
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Còn 1 vấn đề về Cước vận chuyển trong làm Dự toán nữa mong bác chỉ giáo;
Chả là E lập Dự toán tại thời điểm 2011; mà từ năm 2009 tỉnh ko ban hành cước vận chuyển
- như vậy e sẽ tính cước vận chuyển như thế nào?
- tính bù vận chuyển là như thế nào?
- tỉnh thường hay công bố cước vận chuyển cho từng thời điểm; vậy họ dựa vào đâu? cách tính như thế nào ?
- Về vận chuyển vật liệu đến hiện trường xin mời xem mục 1.2.4.1 Chi phí vận chuyển đến công trình, phụ lục 6, Thông tư 04/2010/TT-BXD, có nêu các cách sau:
C1: Chi phí vận chuyển tính theo cước vận chuyển
C2: Chi phí vận chuyển tính trên cơ sở các định mức vận chuyển. Với cách này bạn cần sử dụng tất cả các tập định mức: Xây dựng 1776, đường dây 6060 (chương II), bưu chính viễn thông 258 (chương II), định mức vật tư 1784... (đều có trên giaxaydung.vn).
Ở Phụ lục 6 có các bảng 6.1, 6.2, 6.3 giải thích cặn kẽ công thức tính cước vận chuyển, với C2 còn có ví dụ minh họa.

Ngoài ra tôi đề xuất cách Bù cước theo kiểu cô Lục (cô Lục nguyên là trưởng phòng Kinh tế, tổng Sông Đà, đã nghỉ hưu, cực kỳ nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này) cách này đã dùng để bù cước 89, dùng cho dự án thủy điện Sơn La: http://www.giaxaydung.vn/diendan/f3...eo-bang-cuoc-22012-post110848.html#post110848
hoặc tham khảo bài của anh levinhxd ở đây: http://www.giaxaydung.vn/diendan/f3...eo-bang-cuoc-22012-post110828.html#post110828
bạn có thể gõ vào ô tìm kiếm góc trên bên phải diễn đàn với từ khóa "cước vận chuyển" để đọc thêm.
- Tỉnh có thể đi khảo sát ở các doanh nghiệp vận tải, khảo sát thị trường hoặc ngồi trong phòng tính toán (chẳng hạn: lấy cước tỉnh bên cạnh hoặc bảng cước của người tiền nhiệm rồi nhân hệ số 0,8; 0,91; 0,92... 1,01; 1,03; 1,2; 1,5.... :D:(). Cụ thể họ dựa vào đâu, cách tính như thế nào -> tôi không biết, ai biết mách dùm, thanks.

P/s: Tôi mong là các học viên lớp dự toán của tôi cũng đọc chủ đề này.
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Mình gửi bạn tham khảo 1 file dự toán địa phương không công bố hệ số điều chỉnh dự toán, bạn tham khảo nhé.
 

File đính kèm

  • Tham khao.xls
    279 KB · Đọc: 340

hoctv86

Thành viên mới
Tham gia
6/3/12
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
tôi nghĩ là 0.95% chứ không phải 5% như anh NTA nói
 

vietkhu

Thành viên mới
Tham gia
22/8/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
pạn nghĩ thế là sai rồi! không quá 5% như NTA nói là chuẩn đấy!
 

namdinh233

Thành viên có triển vọng
Tham gia
16/12/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
- Nguyên giá dùng để tính ra giá ca máy địa phương (nơi xây dựng công trình, nơi bạn đang làm dự toán, nơi bạn đang điều chỉnh dự toán) là nguyên giá gốc. Địa phương nào dùng nguyên số liệu trong PL kèm TT06 để tính giá ca máy rồi công bố thì nguyên giá gốc trùng nguyên giá trong TT06 (VD: bảng giá ca máy Cần Thơ 2011). Nhiều địa phương không dùng mà "tự đi khảo sát" giá máy ở địa phương mình thì khác nhau. Nhưng khổ nỗi họ dấu không công bố cái nguyên giá này, làm anh em ta khổ. Khi làm dữ liệu csv GCM các địa phương chúng tôi phải tính ngược.
- Nguyên giá thời điểm hiện tại lấy giống giá vật liệu ở thời điểm hiện tại ấy. Có điều dân ta chưa quen. Bạn có thể lấy báo giá ở cửa hàng kinh doanh máy, thiết bị. Lấy hồ sơ, hợp đồng mua máy của nhà thầu. Lấy chứng thư thẩm định giá.
- Hệ số thu hồi thanh lý là 0,95 (tức là thu hồi 5%), trong TT06 quy định máy nào >10 triệu thì mới tính thu hồi, cái nào nhỏ hơn 10 triệu có nghĩa là khi hết khấu hao nó nát bét không còn giá trị. TT06 bảo là không vượt 5%, nhưng dân ta lấy luôn =5% cho tiện.
- Bảng GCM kèm TT06 do tôi là tác giả đưa lên mạng từ lâu đúng là nhập DL đầu vào là có bảng giá ca máy. Dự toán GXD cũng thế. Vấn đề bảng giá ca máy này bạn dùng để làm gì?
Mình ở Tây Ninh bây giờ vẫn dùng giá ca máy của Tây Ninh từ năm 2006 làm giá gốc. nhưng trong bảng giá ca máy không có nguyên giá. Giờ làm bù ca máy theo TT06/2010 thì nguyên giá gốc phải lấy ở đâu?
 

File đính kèm

  • MTC_TAYNINH gia ca may tay ninh 2006.pdf
    390,2 KB · Đọc: 149

Quàng Quốc Quịp

<b>Fan hâm mộ Dự toán GXD</b>
Tham gia
5/9/13
Bài viết
25
Điểm thành tích
13
Tuổi
44
Mình ở Tây Ninh bây giờ vẫn dùng giá ca máy của Tây Ninh từ năm 2006 làm giá gốc. nhưng trong bảng giá ca máy không có nguyên giá. Giờ làm bù ca máy theo TT06/2010 thì nguyên giá gốc phải lấy ở đâu?

Các cán bộ ở vùng sâu, vùng xa như mình hồi Chính phủ mới ra hướng dẫn tính giá ca máy (Thông tư 06/2005/TT-BXD) chưa nhận thức được tầm quan trọng nên khi công bố không đưa số liệu nguyên giá, nên người thực hiện và áp dụng khổ lắm. Giờ bù giá ca máy ách tắc công việc mới thấm.

Ở bản mình làm theo hướng dẫn ở Quyết định 36/QĐ-GXD gì đó lập công thức tính giá ca máy, rồi đưa giá ca máy công bố vào, định mức theo Thông tư 06, coi nguyên giá là ẩn, giải phương trình 1 ẩn để tìm nguyên giá. Sau đó tính bù như các bạn khác đã nói.
 

namdinh233

Thành viên có triển vọng
Tham gia
16/12/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Các cán bộ ở vùng sâu, vùng xa như mình hồi Chính phủ mới ra hướng dẫn tính giá ca máy (Thông tư 06/2005/TT-BXD) chưa nhận thức được tầm quan trọng nên khi công bố không đưa số liệu nguyên giá, nên người thực hiện và áp dụng khổ lắm. Giờ bù giá ca máy ách tắc công việc mới thấm.

Ở bản mình làm theo hướng dẫn ở Quyết định 36/QĐ-GXD gì đó lập công thức tính giá ca máy, rồi đưa giá ca máy công bố vào, định mức theo Thông tư 06, coi nguyên giá là ẩn, giải phương trình 1 ẩn để tìm nguyên giá. Sau đó tính bù như các bạn khác đã nói.
Quan trọng là phải có văn bản hướng dẫn, cơ sở pháp lý để giải trình được cách tính ấy. Ở chỗ mình mấy ông chủ đầu tư chỉ chấp nhận những hướng dẫn của bộ, sở, ... Mình thấy những đơn vị khác người ta bỏ qua tính bù nguyên giá không biết có đúng không?
 

quyettoan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
14/9/07
Bài viết
241
Điểm thành tích
43
Mình ở Tây Ninh bây giờ vẫn dùng giá ca máy của Tây Ninh từ năm 2006 làm giá gốc. nhưng trong bảng giá ca máy không có nguyên giá. Giờ làm bù ca máy theo TT06/2010 thì nguyên giá gốc phải lấy ở đâu?
Bạn thử làm theo cách sau: tính giá ca máy mới theo TT 06/2010, lấy giá ca máy mới - giá ca máy năm 2006 để tính bù chênh lệch.
 

duyminh

Thành viên mới
Tham gia
23/4/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Xin Thầy thế Anh và mọi ng chia sẻ ý kiến về 1 vấn đề sau:
Theo TT06/2010 thi Nguyên giá trong bảng GCM tính trên cơ sở nào. và tại thời điểm làm thầu hiện tại năm 2014 thì Nguyên giá đó sẽ điều chỉnh ntn ah!
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Xin Thầy thế Anh và mọi ng chia sẻ ý kiến về 1 vấn đề sau:
Theo TT06/2010 thi Nguyên giá trong bảng GCM tính trên cơ sở nào. và tại thời điểm làm thầu hiện tại năm 2014 thì Nguyên giá đó sẽ điều chỉnh ntn ah!
Định nghĩa về nguyên giá trong Thông tư số 06/2010/TT-BXD
- Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có máy tính đến thời điểm đưa máy đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như giá mua máy, thiết bị (không kể chi phí cho vật tư, phụ tùng thay thế mua kèm theo), thuế nhập khẩu (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí lắp đặt, chạy thử, các khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư máy.
Nguyên giá để tính giá ca máy công trình được xác định theo báo giá của nhà cung cấp, theo hợp đồng mua bán máy hoặc nguyên giá máy từ các công trình tương tự đã và đang thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với mặt bằng giá máy trên thị trường tại thời điểm tính giá ca máy.
Nguyên giá các máy và thiết bị thi công xây dựng được đưa ra trong Thông tư 06/2010/TT-BXD được Bộ Xây dựng điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tại thời điểm công bố Thông tư, thực tế trên Thông tư viết rất rõ ràng là nguyên giá này để tham khảo để tính toán giá ca máy. Về cơ bản khi tính toán GCM tại thời điểm nào thì cũng phải tìm nguyên giá tại thời điểm đó, tuy nhiên việc tìm kiếm ra được đúng nguyên giá không đơn giản, bảo vệ được con số tìm được lại càng khó. Nên các đơn vị liên quan khi tính GCM lấy luôn GCM tham khảo trong TT06 để tính dễ giải trình, bảo vệ. Trường hợp làm thầu thì có thể linh động hơn trong việc xác định nguyên giá để tính GCM, nhập đúng giá trị như định nghĩa nguyên giá nêu trên. Nhiều khi nguyên giá có thể nhập thấp hơn nhiều so với TT06 cũng được. Ví dụ: Nhà thầu có cái máy xúc mà có khi made in Japan từ năm 1995, đến nay cũng 20 tuổi rồi, giá trị khấu hao còn lại được bao nhiêu? Nhà thầu linh động bỏ qua chi phí này để giảm GCM xuống -> giảm giá thầu -> cạnh tranh cao.
Và một điều quan trọng khi lập giá thầu nên biết GCM hay kể cả giá nhân công đưa vào tính toán đơn giá cũng y như là giá vật liệu vậy, không phải lúc nào cũng nhăm nhăm tính toán đúng các công thức trong các văn bản hướng dẫn lập dự toán. Vì rõ ràng, chào thầu là dựa trên năng lực (sức khỏe) của nhà thầu có khả năng huy động vật tư, nhân lực như thế nào. Như vậy mới đảm bảo tính cạnh tranh khi đấu thầu.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top