Hiểu thế nào là vi phạm các quy định của luật đấu thầu khi xử lý vi phạm theo hình thức "Cảnh cáo"?

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Tôi xin nêu ra 1 chủ đề cuối thuần để cùng thảo luận nhé:
Luật sửa đổi quy định sửa đổi điểm a khoản 1 điều 75 Luật đấu thầu như sau:
a) Cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này; nhà thầu trúng thầu nhưng cố tình không tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện hợp đồng nhưng không ký; nhà thầu đã ký hợp đồng nhưng cố tình không thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng; nhà thầu thực hiện gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu EPC không bảo đảm chất lượng và tiến độ theo thỏa thuận trong hợp đồng;”

Vấn đề đặt ra là: Hiểu như thế nào về đoạn bôi đỏ để xử lý cảnh cáo?
Ví dụ 1: Điều 27 Luật đấu thầu quy định: "[FONT=&amp]1. Khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu.[/FONT]" mà nhà thầu không thực hiện thì có coi là "vi phạm quy định của Luật này" và xử lý phạt "Cảnh cáo" không?
Ví dụ 2: Điều 10 Luật đấu thầu quy định: "2. Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu; --> Nhà thầu tham gia 2 HSDT trở lên đối với 1 gói thầu (độc lập hoặc liên danh) hoặc trường hợp liên danh đấu thầu nhưng không có văn bản thoả thuận liên danh thì có coi là "vi phạm quy định của Luật này" và xử lý phạt "Cảnh cáo" không?
Và còn nhiều ví dụ khác có thể nêu ra.
 
Last edited by a moderator:

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Thưa thầy, em xin đưa ra ý kiến đàu tiên như sau:
Theo Điều 75. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:
a) Cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật đấu thầu ngoài các trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này;
........
Vậy chúng ta phải bàn đến vi phạm pháp luật là gì?
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Do vậy:
1, Ví dụ 1: Điều 27 Luật đấu thầu quy định: "[FONT=&amp]1. Khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu.[/FONT]" mà nhà thầu không thực hiện thì không coi là vi phạm pháp luật và chỉ bị loại HSDT theo điều kiện tiên quyết.
2. Ví dụ 2: Điều 10 Luật đấu thầu quy định: "2. Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu; --> Nhà thầu tham gia 2 HSDT trở lên đối với 1 gói thầu (độc lập hoặc liên danh) hoặc trường hợp liên danh đấu thầu nhưng không có văn bản thoả thuận liên danh thì cũng không coi là vi phạm pháp luật. Chỉ có thể loại hay làm rõ HSDT nếu cần.
Xin thầy góp ý thêm ạh!
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Thưa thầy, em xin đưa ra ý kiến đàu tiên như sau:
Theo Điều 75. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:
a) Cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật đấu thầu ngoài các trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này;
........
Vậy chúng ta phải bàn đến vi phạm pháp luật là gì?
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Do vậy:
1, Ví dụ 1: Điều 27 Luật đấu thầu quy định: "[FONT=&amp]1. Khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu.[/FONT]" mà nhà thầu không thực hiện thì không coi là vi phạm pháp luật và chỉ bị loại HSDT theo điều kiện tiên quyết.
2. Ví dụ 2: Điều 10 Luật đấu thầu quy định: "2. Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu; --> Nhà thầu tham gia 2 HSDT trở lên đối với 1 gói thầu (độc lập hoặc liên danh) hoặc trường hợp liên danh đấu thầu nhưng không có văn bản thoả thuận liên danh thì cũng không coi là vi phạm pháp luật. Chỉ có thể loại hay làm rõ HSDT nếu cần.
Xin thầy góp ý thêm ạh!

Cám ơn em đã tham gia trao đổi về chủ đề tôi nêu ra. Tôi thấy quan điểm của em về vấn đề vi phạm pháp luật cũng có lý đấy. Tuy nhiên, điều tôi muốn chúng ta cùng trao đổi là: hiểu như thế nào về quy định tại điểm a khoản 1 điều 75 Luật đấu thầu (đã được sửa đổi bởi Luật sửa đổi), nghĩa là vi phạm điều nào của Luât đấu thầu (trừ điều 12) thì sẽ phải bị xử lý phạt "Cảnh cáo"? Tôi muốn mỗi người chỉ ra một số điều của Luật đấu thầu mà nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt cảnh cáo vì nếu quy định chung chung như thế thì không biết xử lý phạt cảnh cáo thế nào là đúng luật. Em suy nghĩ và tiếp tục trao đổi thêm nhé.
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Dạ em xin cảm ơn thầy! Nếu như vậy em xin đưa ra 1 số điều nếu vi phạm thì bị cảnh cáo như sau:
1. Điều 5. Thông tin về đấu thầu
Các thông tin về đấu thầu phải được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu (Đúng thông tin, thời gian, số lần)
......
2. Điều 6. Kế hoạch đấu thầu
1. Kế hoạch đấu thầu phải được người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt đồng thời với quyết định đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện để làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu, trừ gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư. Người phê duyệt kế hoạch đấu thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
4. Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng.
3. Điều 9. Yêu cầu đối với bên mời thầu và tổ chuyên gia đấu thầu
(Không đáp ưng được năng lực)
4. Điều 18. Đấu thầu rộng rãi
2. Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định tại Điều 5 của Luật này để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
5. Điều 19. Đấu thầu hạn chế
2. Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
6. Điều 20. Chỉ định thầu (Vi phạm về qui định chỉ định thầu)
7. Điều 21. Mua sắm trực tiếp (Vi phạm về qui định mua sắm trực tiếp)
8. Điều 22. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa (vi phạm qui định Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa)
9. Điều 23. Tự thực hiện (vi phạm qui định tự thưc hiện)
10. Điều 24. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt (vi phạm điều này)
(Mọi người bổ sung tiếp từ mục 2-Luật đấu thầu)
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Thêm vài ví dụ nữa để trao đổi

Tôi nêu thêm một số ví dụ nữa (tiếp theo 2 ví dụ đã nêu trước) để các bạn quyết định có xử lý vi phạm pháp luật theo hình thức "Cảnh cáo" hay không:

Ví dụ 3: Người có thẩm quyền uỷ quyền cho chủ đầu tư phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
Ví dụ 4: Tổ chức đấu thầu quốc tế Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa Việt Nam có khả năng sản xuất hoặc các gói thầu mà nhà thầu trong nước có khả năng đáp ứng các yêu cầu của HSMT
Ví dụ 5: Cho nhà thầu là doanh nghiệp không thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp được hưởng ưu đãi khi xét thầu trong đấu thầu quốc tế.
Ví dụ 6: Chào thầu bằng tiền nước ngoài đối với các chi phí trong nước.
Ví dụ 7: Sử dụng tiếng Pháp hoặc tiếng Nga, tiếng Trung trong đấu thầu quốc tế.
Ví dụ 8: Hồ sơ mời thầu bán trên mức giá Chính phủ quy định.
Ví dụ 9: Bán Hồ sơ mời thầu khi Hồ sơ mời thầu chưa được duyệt.
Ví dụ 10: Bán HSMT khi kế hoạch đấu thầu chưa được duyệt.
Ví dụ 11: Trong kế hoạch đấu thầu không nêu đủ 7 thông tin của một gói thầu theo quy định.
Ví dụ 12: Áp dụng phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ đối với gói thầu tư vấn.
Ví dụ 13: Áp dụng đấu thầu 2 túi hồ sơ đối với gói thầu xây lắp
Ví dụ 14: Áp dụng đấu thầu 2 giai đoạn đối với gói thầu đơn giản
Ví dụ 15: Hồ sơ mời thầu không làm theo mẫu quy định trong các Thông tư của Bộ Kế hoạch và đầu tư
Ví dụ 16: Chủ đầu tư quyết định huỷ đấu thầu trong trường hợp tới thời điểm đóng thầu có ít hơn 3 hồ sơ dự thầu nộp.
 
Last edited by a moderator:

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Cám ơn em đã tham gia trao đổi về chủ đề tôi nêu ra. Tôi thấy quan điểm của em về vấn đề vi phạm pháp luật cũng có lý đấy. Tuy nhiên, điều tôi muốn chúng ta cùng trao đổi là: hiểu như thế nào về quy định tại điểm a khoản 1 điều 75 Luật đấu thầu (đã được sửa đổi bởi Luật sửa đổi), nghĩa là vi phạm điều nào của Luât đấu thầu (trừ điều 12) thì sẽ phải bị xử lý phạt "Cảnh cáo"? Tôi muốn mỗi người chỉ ra một số điều của Luật đấu thầu mà nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt cảnh cáo vì nếu quy định chung chung như thế thì không biết xử lý phạt cảnh cáo thế nào là đúng luật. Em suy nghĩ và tiếp tục trao đổi thêm nhé.
Vấn đề thầy đưa ra em cũng nhiều lần thấy khó hiểu. Qua đây em cũng có ý kiến trao đổi.
- Theo em hiểu thì viphạm pháp luật về đấu thầu tức là chủ thể chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu thực hiện các hành vi trái với các điều được quy định trong luật đấu thầu. Sở dĩ em nhấn mạnh CHỦ THỂ CHỊU SỰ ĐIỀU CHỈNH của luật đấu thầu bởi vì đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tư nhân, họ cũng tổ chức đấu thầu và chỉ áp dụng một số điều hoặc vận dụng linh hoạt các điều của luật đấu thầu để phù hợ với đặc điểm dự án và mục đích của họ nhưng không áp dụng luật đấu thầu. Họ không tuân thủ luật đấu thầu nhưng không vi phạm pháp luật về đấu thầu vì họ không chịu sự điều chỉnh của Luật này.
- Tương ứng với mỗi điều trong Luật đấu thầu là một Phạm vi công việc phải thực hiện hoặc một yêu cầu cần phải đáp ứng, tương ứng với nó sẽ có đối tượng có trách nhiệm phải thực hiện đúng hoặc phải đáp ứng được yêu cầu. Vậy các đối tượng này ta gọi là Chủ thể chịu sự điều chỉnh.
- Các hình phạt trong khoản 1, điều 75 của Luật đấu thầu và được sửa đổi trong Luật sửa đổi là phù hợp với quy định hình phạt trong Chương V của bộ luật hình sự: Cảnh cáo (vi phạm nhưng ít nghiêm trọng) => Phạt tiền => Cấm.
Em đưa ra một vài ví dụ sau:
Ví dụ các điều khoản mang tính chất "yêu cầu"
- Điều 9 - Luật đấu thầu "Yêu cầu đối với bên mời thầu và tổ chuyên gia đấu thầu". Khi một trong các yêu cầu không đáp ứng được thì Bên mời thầu và tổ chuyên gia đấu thầu được coi là không đủ năng lực. Nếu bộ phận này vẫn được thực hiện công việc thì Người quyết định/yêu cầu cho họ thực hiện sẽ bị coi là vi phạm và Bên mời thầu/Tổ chuyên gia đấu thầu cũng sẽ bị bị coi là vi phạm. Tùy theo mức độ vi phạm mà phạt Cảnh cáo hay là Phạt tiền.
-
Ví dụ 1: Điều 27 Luật đấu thầu quy định: "[FONT=&amp]1. Khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu.[/FONT]" mà nhà thầu không thực hiện thì không coi là vi phạm pháp luật và chỉ bị loại HSDT theo điều kiện tiên quyết.
Quan điểm này của CE114-04 kết luận họ không vi phạm pháp luật là không đúng. Họ vi phạm pháp luật về đấu thầu vì họ là đối tượng của Luật đấu thầu (các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu ...) nhưng thực hiện hành vi trái với luật quy định. Việc nhà thầu đó bị loại chính là một dạng của Phạt cảnh cáo mà. Tôi loại anh không phải giá anh cao (vì đã chấm đâu) mà loại vì anh đã vi phạm yêu cầu của tôi.
Ví dụ các điều khoản mang tính chất "Phạm vi công việc phải thực hiện"
- Điều 6- Luật đấu thầu "Kế hoạch đấu thầu". Kế hoạch đấu thầu chưa được phê duyệt mà Chủ đầu tư đã tiến hành tổ chức đấu thầu => làm trái với Luật => Bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm.

Nói chung là nếu làm trái thì đều phạt cả, tuy nhiên mức phạt nặng nhẹ cụ thể thế nào thì Luật cũng không quy định rõ (cảnh cảo cũng có nhiều mức độ cảnh cáo), có lẽ là để "tùy theo mức độ vi phạm". Chúng ta thường thấy các bộ phận của Chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư bị Cấp quản lý phạt cảnh cáo như là khiển trách, đình chỉ ... . Còn nhà thầu bị loại do vi phạm các điều kiện tiên quyết thì coi đó không phải là hình phạt. Xin nhấn mạnh đó chính là các hình phạt đấy.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Vấn đề thầy đưa ra em cũng nhiều lần thấy khó hiểu. Qua đây em cũng có ý kiến trao đổi.
- Theo em hiểu thì viphạm pháp luật về đấu thầu tức là chủ thể chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu thực hiện các hành vi trái với các điều được quy định trong luật đấu thầu. Sở dĩ em nhấn mạnh CHỦ THỂ CHỊU SỰ ĐIỀU CHỈNH của luật đấu thầu bởi vì đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tư nhân, họ cũng tổ chức đấu thầu và chỉ áp dụng một số điều hoặc vận dụng linh hoạt các điều của luật đấu thầu để phù hợ với đặc điểm dự án và mục đích của họ nhưng không áp dụng luật đấu thầu. Họ không tuân thủ luật đấu thầu nhưng không vi phạm pháp luật về đấu thầu vì họ không chịu sự điều chỉnh của Luật này.
- Tương ứng với mỗi điều trong Luật đấu thầu là một Phạm vi công việc phải thực hiện hoặc một yêu cầu cần phải đáp ứng, tương ứng với nó sẽ có đối tượng có trách nhiệm phải thực hiện đúng hoặc phải đáp ứng được yêu cầu. Vậy các đối tượng này ta gọi là Chủ thể chịu sự điều chỉnh.
- Các hình phạt trong khoản 1, điều 75 của Luật đấu thầu và được sửa đổi trong Luật sửa đổi là phù hợp với quy định hình phạt trong Chương V của bộ luật hình sự: Cảnh cáo (vi phạm nhưng ít nghiêm trọng) => Phạt tiền => Cấm.

Quan điểm này của CE114-04 kết luận họ không vi phạm pháp luật là không đúng. Họ vi phạm pháp luật về đấu thầu vì họ là đối tượng của Luật đấu thầu (các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu ...) nhưng thực hiện hành vi trái với luật quy định. Việc nhà thầu đó bị loại chính là một dạng của Phạt cảnh cáo mà. Tôi loại anh không phải giá anh cao (vì đã chấm đâu) mà loại vì anh đã vi phạm yêu cầu của tôi.
Ví dụ các điều khoản mang tính chất "Phạm vi công việc phải thực hiện"
- Điều 6- Luật đấu thầu "Kế hoạch đấu thầu". Kế hoạch đấu thầu chưa được phê duyệt mà Chủ đầu tư đã tiến hành tổ chức đấu thầu => làm trái với Luật => Bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm.

Nói chung là nếu làm trái thì đều phạt cả, tuy nhiên mức phạt nặng nhẹ cụ thể thế nào thì Luật cũng không quy định rõ (cảnh cảo cũng có nhiều mức độ cảnh cáo), có lẽ là để "tùy theo mức độ vi phạm". Chúng ta thường thấy các bộ phận của Chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư bị Cấp quản lý phạt cảnh cáo như là khiển trách, đình chỉ ... . Còn nhà thầu bị loại do vi phạm các điều kiện tiên quyết thì coi đó không phải là hình phạt. Xin nhấn mạnh đó chính là các hình phạt đấy.

1. Tôi đồng tình với em là chỉ xử lý vi phạm pháp luật đấu thầu đối với "các chủ thể chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu" (các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật) nếu các chủ thể này có hành vi vi phạm pháp luật.
2. Vấn đề tôi muốn chúng ta trao đổi không phải chỉ dừng lại ở chỗ quan niệm thế nào là phạt cảnh cáo mà còn là những vấn đề kéo theo từ việc phạt cạnh cáo này, đó là: nếu bị phạt cảnh cáo (có quyết định cảnh cáo và đăng tải thông tin cảnh cáo trên tờ báo đấu thầu ...) 3 lần trở lên thì sẽ bị xử phạt theo hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 6 tháng đến 3 năm. Như vậy, nếu việc loại nhà thầu do vi phạm Luật đấu thầu (ví dụ không thực hiện nghĩa vụ Bảo đảm dự thầu) được xem là phạt cảnh cáo thì trường hợp này người có thẩm quyền có ra quyết định bằng văn bản phat "Cảnh cáo" không là điều cần bàn thêm.
 
Last edited by a moderator:

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
1. Tôi đồng tình với em là chỉ xử lý vi phạm pháp luật đấu thầu đối với "các chủ thể chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu" (các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật) nếu các chủ thể này có hành vi vi phạm pháp luật.
2. Vấn đề tôi muốn chúng ta trao đổi không phải chỉ dừng lại ở chỗ quan niệm thế nào là phạt cảnh cáo mà còn là những vấn đề kéo theo từ việc phạt cạnh cáo này, đó là: nếu bị phạt cảnh cáo (có quyết định cảnh cáo và đăng tải thông tin cảnh cáo trên tờ báo đấu thầu ...) 3 lần trở lên thì sẽ bị xử phạt theo hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 6 tháng đến 3 năm. Như vậy, nếu việc loại nhà thầu do vi phạm Luật đấu thầu (ví dụ không thực hiện nghĩa vụ Bảo đảm dự thầu) được xem là phạt cảnh cáo thì trường hợp này người có thẩm quyền có ra quyết định bằng văn bản phat "Cảnh cáo" không là điều cần bàn thêm.
Dạ, em bổ sung và làm rõ thêm ý kiến của mình thầy xem có phù hợp không ạ.
- Theo Nghị định số 53/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; Nghị định số 62/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP thì em thấy:
+ Đối với các vi phạm của Chủ đầu tư thì có các hình phạt là Phạt cảnh cáo, Phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu thầu. Và ứng với mỗi sai phạm này thì sẽ có quyết định bằng văn bản tương ứng.
+ Đối với các sai phạm của nhà thầu thì em thấy 2 nghị định trên chỉ áp dụng hình thức Phạt tiền và cấm tham gia hoạt động đấu thầu tương ứng với từng mức độ vi phạm và phạm vi vi phạm (khi đó sẽ có quyết định sử phạt) chứ không thấy quy định hình thức phạt cảnh cáo. Vậy thì phải chăng việc họ vi phạm các quy định luật đấu thầu và loại họ ra khỏi cuộc đấu thầu (mà không có hình phạt nào thêm: phạt tiền hoặc cấm tham gia trong khoảng thời gian t nào đó) đã là một hình phạt cảnh cáo rồi mà không cần phải có quy định cụ thể về phạt cảnh cáo nữa, do đó cũng không cần quyết định phạt cảnh cáo trong trường hợp này.

Cụ thể về sử phạt hành chính đối với các sai phạm của nhà thầu:
"1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với nhà thầu có hành vi kê khai năng lực trong hồ sơ dự thầu không đúng thực tế để tham gia dự thầu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với nhà thầu có một trong các hành vi sau:
a) Tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp cho gói thầu do mình cung cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp đối với: gói thầu EPC, gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế và thi công, tổng thầu chìa khoá trao tay;
b) Ký đơn dự thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do cơ quan, tổ chức mà mình đã công tác trước đó trong thời hạn 1 năm kể từ khi nhận được quyết định thôi công tác tại cơ quan, tổ chức đó.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với nhà thầu có một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc kiến nghị trong đấu thầu để cản trở quá trình đấu thầu và ký kết hợp đồng hoặc cản trở các nhà thầu khác tham gia đấu thầu;
b) Cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng;
c) Sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình nhằm hợp pháp hóa hồ sơ dự thầu của mình tham gia đấu thầu hình thức nhằm phục vụ cho một nhà thầu khác trúng thầu;
d) Cho nhà thầu khác sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình; sử dụng tên, chữ ký, con dấu của nhà thầu khác để tạo thành một liên danh tham gia đấu thầu, sau khi trúng thầu thì không thực hiện theo văn bản thỏa thuận liên danh, trừ trường hợp hợp đồng có quy định khác;
đ) Chuyển nhượng từ 10% trở lên giá trị phải tự thực hiện (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) nêu trong hợp đồng đã ký cho nhà thầu khác, trừ trường hợp có lý do chính đáng được người quyết định đầu tư cho phép.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, nhà thầu vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc thực hiện đúng cam kết trong hồ sơ dự thầu và các quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Thu hồi toàn bộ số tiền chuyển nhượng thầu không đúng quy định đối với vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
c) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu:
Từ 6 tháng đến 1 năm đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
Từ 1 năm đến 3 năm đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
d) Bị đăng tải trên tờ báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu."





 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Em xin cảm ơn thầy và bạn dodungktxd đã góp ý. Và em đồng ý với việc qua 2 ví dụ 1, 2 nhà thầu vi phạm sẽ bị cảnh cáo. Như 2 ví dụ trên thì em đưa ra hình thức loại bỏ HSDT.
Nhưng cảnh cáo ở đây bao gồm những hình thức nào? Nguyên tắc xử lý vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo một hoặc các hình thức sau đây: cảnh cáo, phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu thầu.
1. Cho đến mức độ nào thì cảnh cáo? Đến mức độ nào thì phạt tiền? Đến mức độ nào thì cấm tham gia hoạt động đấu thầu?
- Về cấn đề cảnh cáo thì chưa rõ ràng! Cảnh cáo thì hình phạt thế nào?
- Về vấn đề thì phạt tiền trong xử phạm hành chính thì cũng chỉ qui định 1 số mức độ nhất định như điều 64 Nghị định 85/2009-CP
- Về vấn đề cấm đấu thầu thì theo như điều 65 Nghị định 85/2009-CP
2. Hình thức cảnh cáo và phạt tiền có được gộp chung là cảnh cáo không? Hay là 2 mức độ khác nhau?

Mời mọi người góp ý tiếp
 

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Em xin cảm ơn thầy và bạn dodungktxd đã góp ý. Và em đồng ý với việc qua 2 ví dụ 1, 2 nhà thầu vi phạm sẽ bị cảnh cáo. Như 2 ví dụ trên thì em đưa ra hình thức loại bỏ HSDT.
Nhưng cảnh cáo ở đây bao gồm những hình thức nào? Nguyên tắc xử lý vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo một hoặc các hình thức sau đây: cảnh cáo, phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu thầu.
1. Cho đến mức độ nào thì cảnh cáo? Đến mức độ nào thì phạt tiền? Đến mức độ nào thì cấm tham gia hoạt động đấu thầu?
- Về cấn đề cảnh cáo thì chưa rõ ràng! Cảnh cáo thì hình phạt thế nào?
- Về vấn đề thì phạt tiền trong xử phạm hành chính thì cũng chỉ qui định 1 số mức độ nhất định như điều 64 Nghị định 85/2009-CP
- Về vấn đề cấm đấu thầu thì theo như điều 65 Nghị định 85/2009-CP
2. Hình thức cảnh cáo và phạt tiền có được gộp chung là cảnh cáo không? Hay là 2 mức độ khác nhau?

Mời mọi người góp ý tiếp
- Hi CE114-04 Theo quy định tại Chương V của Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung thì Phạt cảnh cáo và Phạt tiền là 2 hình phạt khác nhau, nó phụ thuộc vào lĩnh vực vi phạm và mức độ nghiêm trọng của vi phạm. Hai hình phạt này có thể cùng áp dụng cho chủ thể vi phạp. Ví dụ các quyết định Sử phạt cảnh cáo, Quyết định sử phạt tiền, hoặc quyết định sử phạt cảnh cáo và phạt tiền .... Tuy nhiên trên các quyết định thường ghi chung là QUYẾT ĐỊNH SỬ PHẠT HÀNH CHÍNH, trong đó có các điều về phạt cảnh cáo và các điều về phạt tiền ...
- Còn chuyện nhà thầu vi phạm thì việc phạt cảnh cáo sẽ như thế này là vấn đề mình cũng chưa tìm được tài liệu nào trả lời thỏa đáng. Mình vẫn đặt ra nghi vấn là phải chăng việc họ vi phạm các quy định luật đấu thầu và loại họ ra khỏi cuộc đấu thầu (mà không có hình phạt nào thêm: phạt tiền hoặc cấm tham gia trong khoảng thời gian t nào đó) đã là một hình phạt cảnh cáo rồi mà không cần phải có quy định cụ thể về phạt cảnh cáo nữa, do đó cũng không cần quyết định phạt cảnh cáo trong trường hợp này

Mọi người có ý kiến thêm nhé.
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Kính thưa thầy Quang!
Hôm nay mới đọc topic của thầy, em xin có ý kiến như sau:
1. Riêng điều 12 của Luật đấu thầu, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm 1 hoặc nhiều hơn thuộc 17 trường hợp bị cấm trong đấu thầu thì không thể áp dụng hình thức phạt cảnh cáo được mà có thể cao hơn là truy tố thep pháp luật hiện hành Việt Nam quy định, tùy thuộc vào mức độ vi phạm của tổ chức hoặc cá nhân. Cho nên điều 75 Luật đấu thầu mới có câu trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này;

2. Vậy sẽ cảnh cảo đối với tất cả các trường hợp vi phạm khác trong Luật đấu thầu quy định (trừ 17 trường hợp vi phạm thuộc điều 12). Cho nên các trường hợp:
- Nhà thầu trúng thầu nhưng cố tình không tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện hợp đồng nhưng không ký; nhà thầu đã ký hợp đồng nhưng cố tình không thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng; nhà thầu thực hiện gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu EPC không bảo đảm chất lượng và tiến độ theo thỏa thuận trong hợp đồng ---> Cảnh cáo
- Điều 27 Luật đấu thầu quy định: "1. Khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu." ---> nhà thầu không thực hiện thì có coi là "vi phạm quy định của Luật này", xử lý phạt trường hợp nà là cảnh cáo (Ví dụ: loại hồ sơ là cảnh cáo hình thức cảnh cáo chứ chưa truy tố trước pháp luật).
- Điều 10 Luật đấu thầu quy định: "2. Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu; --> Nhà thầu tham gia 2 HSDT trở lên đối với 1 gói thầu (độc lập hoặc liên danh) hoặc trường hợp liên danh đấu thầu nhưng không có văn bản thoả thuận liên danh thì có coi là "vi phạm quy định của Luật này" và xử lý phạt "Cảnh cáo" ---> Trường hợp này sẽ không phải là trường hợp cho nhà thầu khác mượn tư cách của mình tham giá đâu thầu (thuộc điều 12), không phải hình thức cấu kết, thông đồng (thuộc điều 12) nên khi mở thầu ghi rõ vi phạm điều kiện tiên quyết, không cần đánh giá hồ sơ này, loại nhà thầu và áp dụng hình thức cảnh cáo.

Trên là ý kiến của em kính mong thầy xem xét. Trân trọng cảm ơn Thầy.
 

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Nhà thầu vi không đáp ứng các điều khoản trong Luật đấu thầu thì là vi phạm luật đấu thầu rùi và luật cũng có đưa ra các hình phạt nên có lẽ anh em ta không bàn thêm nữa. Mong mọi người tập trung vào vấn đề trọng tâm như thầy quang đặt ra (phần bôi đỏ):
.... Như vậy, nếu việc loại nhà thầu do vi phạm Luật đấu thầu (ví dụ không thực hiện nghĩa vụ Bảo đảm dự thầu) được xem là phạt cảnh cáo thì trường hợp này người có thẩm quyền có ra quyết định bằng văn bản phat "Cảnh cáo" không là điều cần bàn thêm.
Và mình đã có ý kiến thế này:
...Vậy thì phải chăng việc họ vi phạm các quy định luật đấu thầu và loại họ ra khỏi cuộc đấu thầu (mà không có hình phạt nào thêm: phạt tiền hoặc cấm tham gia trong khoảng thời gian t nào đó) đã là một hình phạt cảnh cáo rồi mà không cần phải có quy định cụ thể về phạt cảnh cáo nữa, do đó cũng không cần quyết định phạt cảnh cáo trong trường hợp này.
Các bạn nhận định và cho ý kiến thêm nhé.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Dạ, em bổ sung và làm rõ thêm ý kiến của mình thầy xem có phù hợp không ạ.
- Theo Nghị định số 53/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; Nghị định số 62/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP thì em thấy:
+ Đối với các vi phạm của Chủ đầu tư thì có các hình phạt là Phạt cảnh cáo, Phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu thầu. Và ứng với mỗi sai phạm này thì sẽ có quyết định bằng văn bản tương ứng.
+ Đối với các sai phạm của nhà thầu thì em thấy 2 nghị định trên chỉ áp dụng hình thức Phạt tiền và cấm tham gia hoạt động đấu thầu tương ứng với từng mức độ vi phạm và phạm vi vi phạm (khi đó sẽ có quyết định sử phạt) chứ không thấy quy định hình thức phạt cảnh cáo. Vậy thì phải chăng việc họ vi phạm các quy định luật đấu thầu và loại họ ra khỏi cuộc đấu thầu (mà không có hình phạt nào thêm: phạt tiền hoặc cấm tham gia trong khoảng thời gian t nào đó) đã là một hình phạt cảnh cáo rồi mà không cần phải có quy định cụ thể về phạt cảnh cáo nữa, do đó cũng không cần quyết định phạt cảnh cáo trong trường hợp này.

Tôi nghĩ hơi khác em:
1. Luật đấu thầu quy định 3 hình thức xử phạt vi phạm pháp luật đấu thầu đối với "[FONT=&amp]Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu ..."[/FONT] tôi hiểu là áp dụng đối với cả chủ đầu tư và nhà thầu.
2. Các trường hợp áp dụng hình thức xử phạt "Cảnh cáo" được quy định tại điểm a khoản 1 điều 75 Luật đấu thầu. Tôi hiểu những trường hợp phạt cảnh cáo thì người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt bằng văn bản và đăng tải trên tờ báo đấu thầu ... làm cơ sở cho việc xử lý "Cấm tham gia hoạt động đấu thầu" nếu có từ 3 hành vi bị phạt cảnh cáo trở lên (quy định tại điểm c khoản 1 điều 75).
 
Last edited by a moderator:

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Tôi nghĩ hơi khác em:
1. Luật đấu thầu quy định 3 hình thức xử phạt vi phạm pháp luật đấu thầu đối với "[FONT=&amp]Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu ..."[/FONT] tôi hiểu là áp dụng đối với cả chủ đầu tư và nhà thầu.
2. Các trường hợp áp dụng hình thức xử phạt "Cảnh cáo" được quy định tại điểm a khoản 1 điều 75 Luật đấu thầu. Tôi hiểu những trường hợp phạt cảnh cáo thì người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt bằng văn bản và đăng tải trên tờ báo đấu thầu ... làm cơ sở cho việc xử lý "Cấm tham gia hoạt động đấu thầu" nếu có từ 3 hành vi bị phạt cảnh cáo trở lên (quy định tại điểm c khoản 1 điều 75).
3. Xin em lưu ý: Theo luật sửa đổi thì điều 12 Luật đấu thầu hiện hành 19 hành vi bị cấm chứ không phải 17 hành vi như trước.
Dạ, em cảm ơn thầy ạ. Vậy tóm lại là người có thẩm quyền phải ra quyết định sử phạt cảnh cáo và gửi cho nhà thầu khi nhà thầu vi phạm.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Kính thưa thầy Quang!
Hôm nay mới đọc topic của thầy, em xin có ý kiến như sau:
1. Riêng điều 12 của Luật đấu thầu, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm 1 hoặc nhiều hơn thuộc 17 trường hợp bị cấm trong đấu thầu thì không thể áp dụng hình thức phạt cảnh cáo được mà có thể cao hơn là truy tố thep pháp luật hiện hành Việt Nam quy định, tùy thuộc vào mức độ vi phạm của tổ chức hoặc cá nhân. Cho nên điều 75 Luật đấu thầu mới có câu trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này;
2. Vậy sẽ cảnh cảo đối với tất cả các trường hợp vi phạm khác trong Luật đấu thầu quy định (trừ 17 trường hợp vi phạm thuộc điều 12). Cho nên các trường hợp:
- Nhà thầu trúng thầu nhưng cố tình không tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện hợp đồng nhưng không ký; nhà thầu đã ký hợp đồng nhưng cố tình không thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng; nhà thầu thực hiện gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu EPC không bảo đảm chất lượng và tiến độ theo thỏa thuận trong hợp đồng ---> Cảnh cáo
- Điều 27 Luật đấu thầu quy định: "1. Khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu." ---> nhà thầu không thực hiện thì có coi là "vi phạm quy định của Luật này", xử lý phạt trường hợp nà là cảnh cáo (Ví dụ: loại hồ sơ là cảnh cáo hình thức cảnh cáo chứ chưa truy tố trước pháp luật).
- Điều 10 Luật đấu thầu quy định: "2. Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu; --> Nhà thầu tham gia 2 HSDT trở lên đối với 1 gói thầu (độc lập hoặc liên danh) hoặc trường hợp liên danh đấu thầu nhưng không có văn bản thoả thuận liên danh thì có coi là "vi phạm quy định của Luật này" và xử lý phạt "Cảnh cáo" ---> Trường hợp này sẽ không phải là trường hợp cho nhà thầu khác mượn tư cách của mình tham giá đâu thầu (thuộc điều 12), không phải hình thức cấu kết, thông đồng (thuộc điều 12) nên khi mở thầu ghi rõ vi phạm điều kiện tiên quyết, không cần đánh giá hồ sơ này, loại nhà thầu và áp dụng hình thức cảnh cáo.

Trên là ý kiến của em kính mong thầy xem xét. Trân trọng cảm ơn Thầy.

Xin em lưu ý: Theo luật sửa đổi thì điều 12 Luật đấu thầu hiện hành 19 hành vi bị cấm chứ không phải 17 hành vi như trước.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Dạ, em cảm ơn thầy ạ. Vậy tóm lại là người có thẩm quyền phải ra quyết định sử phạt cảnh cáo và gửi cho nhà thầu khi nhà thầu vi phạm.

Tôi hiểu như thế vì xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu thuộc quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền. Xin lỗi em về ý kiến thứ 3 (Ý này tôi định viết cho tranhaiduong11 lại viết nhầm vào đây. Tôi đã xoá đi nhưng không kịp).
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Xin em lưu ý: Theo luật sửa đổi thì điều 12 Luật đấu thầu hiện hành 19 hành vi bị cấm chứ không phải 17 hành vi như trước.

Vâng xin cảm ơn Thầy, em đã Thấy trong luật sửa đổi và bổ sung số 38 rồi ạ, việc xử lý em đã đọc qua giữa Thầy và Đỗ Dũng bạn em, em nhất trí với ý kiến của Thầy. Xin cảm ơn Thầy
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Dạ, em bổ sung và làm rõ thêm ý kiến của mình thầy xem có phù hợp không ạ.
- Theo Nghị định số 53/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; Nghị định số 62/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP thì em thấy:
+ Đối với các vi phạm của Chủ đầu tư thì có các hình phạt là Phạt cảnh cáo, Phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu thầu. Và ứng với mỗi sai phạm này thì sẽ có quyết định bằng văn bản tương ứng.
+ Đối với các sai phạm của nhà thầu thì em thấy 2 nghị định trên chỉ áp dụng hình thức Phạt tiền và cấm tham gia hoạt động đấu thầu tương ứng với từng mức độ vi phạm và phạm vi vi phạm (khi đó sẽ có quyết định sử phạt) chứ không thấy quy định hình thức phạt cảnh cáo. Vậy thì phải chăng việc họ vi phạm các quy định luật đấu thầu và loại họ ra khỏi cuộc đấu thầu (mà không có hình phạt nào thêm: phạt tiền hoặc cấm tham gia trong khoảng thời gian t nào đó) đã là một hình phạt cảnh cáo rồi mà không cần phải có quy định cụ thể về phạt cảnh cáo nữa, do đó cũng không cần quyết định phạt cảnh cáo trong trường hợp này.

Tôi hiểu là hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền và cấm tham gia hoạt động đấu thầu áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu chứ không loại trừ ai. Vì thế hình thức phạt cảnh cáo cũng được áp dụng đối với nhà thầu vi phạm pháp luật đấu thầu không thuộc các hành vi quy định ở điều 12.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Tôi hiểu là hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền và cấm tham gia hoạt động đấu thầu áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu chứ không loại trừ ai. Vì thế hình thức phạt cảnh cáo cũng được áp dụng đối với nhà thầu vi phạm pháp luật đấu thầu không thuộc các hành vi quy định ở điều 12.
Có 1 lần tình cờ được ngồi với 1 anh học Luật, anh có nói: Việc xử phạt trong quy định của Luật pháp phải dựa thêm vào hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật đó và quy định xử phạt tương ứng với lỗi vi phạm đó.chứ không chỉ xét đơn thuần với hành vi đó.
Đối chiếu với các quy định của Luật đấu thầu thì khi nhà thầu, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu nhưng không có quy định chi tiết về hình thức xử phạt cảnh cáo thì sẽ không áp dụng biện pháp xử phạt.
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Có 1 lần tình cờ được ngồi với 1 anh học Luật, anh có nói: Việc xử phạt trong quy định của Luật pháp phải dựa thêm vào hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật đó và quy định xử phạt tương ứng với lỗi vi phạm đó.chứ không chỉ xét đơn thuần với hành vi đó.
Đối chiếu với các quy định của Luật đấu thầu thì khi nhà thầu, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu nhưng không có quy định chi tiết về hình thức xử phạt cảnh cáo thì sẽ không áp dụng biện pháp xử phạt.
Có quy định chi tiết về hình thức xử phạt cảnh cáo trong điều 75 Luật Đấu thầu đấy chứ:
"Điều 75. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:
a) Cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật đấu thầu ngoài các trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này;
Điểm a khoản 1 Điều 75 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này; nhà thầu trúng thầu nhưng cố tình không tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện hợp đồng nhưng không ký; nhà thầu đã ký hợp đồng nhưng cố tình không thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng; nhà thầu thực hiện gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu EPC không bảo đảm chất lượng và tiến độ theo thỏa thuận trong hợp đồng;”
 

Top