Hiệu lực của hồ sơ mời thầu

nguyenchanhchithanh

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
4/12/08
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Hiệu lực của Hồ sơ dự thầu và hiệu lực của Bảo đảm dự thầu có tác dụng như thế nào?
 

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Bảo đảm dự thầu là để nhà thầu tham gia dự thầu đảm bảo về việc mình sẽ dự thầu và không vi phạm các quy định trong đấu thầu. Nếu vi phạm sẽ bị phạt bằng chính bảo đảm dự thầu đó.
Hiệu lực hồ sơ dự thầu để đảm bảo rằng, đối với nhà thầu trong khoảng thời gian cam kết đó thì hồ sơ của nhà thầu là cơ sở pháp lý để bên mời thầu xét thầu. Nếu không đảm bảo yêu cầu về thời gian xét thầu nhà thầu có thể bị loại. Ví dụ, nhà thầu khoog nói về hiệu lực của hồ sơ dự thầu, và làm quân xanh cho một nhà thầu khác, một vài hôm sau khi mở thầu có công văn rằng hủy hồ sơ dự thầu do không có hiệu lực để giúp cho nhà quân đỏ thắng. Điều đó vi phạm luật đấu thầu. Do đó người soạn thảo nghị định 85 yêu cầu nhà thầu đưa thời gian hiệu lực của hồ sơ đó trước khi mở thầu để hạn chế tình trạng quân xanh, quân đỏ thôi bạn!
 
V

viettuan88

Guest
chủ topich hỏi hiệu lực của Bảo đảm dự thầu chứ không hỏi đảm bảo dự thầu mà bạn hotmen
hiệu lực của Bảo đảm dự thầu là khoảng thời gian để đảm bảo nhà thầu nếu thắng thầu sẽ kí hợp đồng thực hiện gói thầu, khi kí hợp đồng thì nhà thầu có thể phải thực hiện đảm bảo thực hiện hợp đồng nữa.
Hiệu lực của Hồ sơ dự thầu thì theo mình hiểu là thế này: hồ sơ dự thầu có thể hiểu như 1 bản chào giá gửi đến bên mời thầu, trong thời gian hiệu lực đó nhà thầu sẽ đảm bảo rằng giá mà nhà thầu chào đó sẽ không thay đổi
 
3

3077

Guest
Hiệu lực HSDT là khoảng thời gian để Chủ đầu tư nghiên cứu các hồ sơ để chọn ra 1 thằng ưng ý nhất mà giá và các điều kiện nêu trong đó không thay đổi so với lúc nhận ban đầu.

Nếu không có hiệu lực HSDT thì như kiểu bạn đi mua cái tivi, sau khi biết giá 1 loạt hãng bắt đầu về nhà nghiên cứu thông số, so sánh giá cả, thuyết phục với người cho tiền mua. Sau khi cầm tiền ra hãng nó bảo giờ em không còn bán tivi này nữa hoặc em có bán nhưng giá nó tăng rồi anh ạ :)). Vậy là mất thời gian mà không hiệu quả.
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Theo điều 2 nghị định 85/2009/NĐ-CP

8. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được tính từ ngày đóng dấu, ngày hết hạn nộp hồ sơ đề xuất (tính từ thời điểm đóng thầu, thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đề xuất đến 24 giờ của ngày đó), đến 24 giờ của ngày cuối cùng có hiệu lực được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

9. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày, là số ngày được tính từ ngày đóng thầu (tính từ thời điểm đóng thầu đến 24 giờ của ngày đó), đến 24 giờ của ngày cuối cùng có hiệu lực được quy định trong hồ sơ mời thầu

Đọc đoạn này thì đủ thấy nó khác nhau thế nào rồi.
 

rowants

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
27/5/08
Bài viết
137
Điểm thành tích
28
Tuổi
44
Theo điều 2 nghị định 85/2009/NĐ-CP



Đọc đoạn này thì đủ thấy nó khác nhau thế nào rồi.

chuẩn không cần chỉnh, có chỉnh càng không chuẩn. không chỉnh càng chuẩn.
 

nguyenchanhchithanh

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
4/12/08
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Ý mình là: Ý nghĩa của hiệu lực HSDT và Bảo đảm dự thầu như thế nào cơ?
 

rowants

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
27/5/08
Bài viết
137
Điểm thành tích
28
Tuổi
44
Ý mình là: Ý nghĩa của hiệu lực HSDT và Bảo đảm dự thầu như thế nào cơ?


à nôm na thì nó như thế này:

hiệu lực HSDT có ý nghĩa là khi nhà thầu dự thầu, phải cam kết trong khoảng thời gian đó không thay đổi bất cứ cái gì (trừ trường hợp bất khả kháng), nếu không sẽ bị coi là vi phạm và có thể sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt hợp đồng,,.....

bảo đảm dự thầu có ý nghĩa nôm na là nhà thầu phải nộp hoặc thực hiện dưới hình thức bảo lãnh 1 số tiền để khi đã tham dự mở thầu, sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp của công việc lựa chọn nhà thầu, đến khi ký hợp đồng. việc này là do nhiều trường hợp khi các nhà thầu nộp HSDT rồi bỏ hết, trơ lại nhà thầu trúng thầu (trường hợp này thì các nhà thầu kia mất tiền thôi) hoặc không còn nhà thầu nào, thì bên mời thầu sẽ dùng chính số tiền đó để tổ chức đấu thầu lại....



các bác có cao kiến góp ý thêm nhé



à bác ngó cái này nhé, mẫu HSMT xây lắp, trong đó có bảo lãnh đấy, có thể nó sẽ giúp bác hình dung ra thêm 1 chút ý nghĩa của vệc bảo lãnh. (mục 18)
 

File đính kèm

  • MauHSMT_Xaylap.doc
    908 KB · Đọc: 281
Last edited by a moderator:

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top