Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm tích cực
325
Điểm thành tích
83
Các đồng nghiệp trên diễn đàn Giá xây dựng hãy cùng tham gia thảo luận: Các dự án đầu tư xây dựng công trình nào pháp luật Việt Nam bắt buộc (dự án nào không bắt buộc) phải chọn 1 trong 2 hình thức quản lý dự án: (1) Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và (2) Thuê tư vấn chuyên nghiệp quản lý điều hành dự án?
 
Các đồng nghiệp trên diễn đàn Giá xây dựng hãy cùng tham gia thảo luận: Các dự án đầu tư xây dựng công trình nào pháp luật Việt Nam bắt buộc (dự án nào không bắt buộc) phải chọn 1 trong 2 hình thức quản lý dự án: (1) Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và (2) Thuê tư vấn chuyên nghiệp quản lý điều hành dự án?

Theo thông tư 02/2007-BXD Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầutư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ
1. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước.
2. Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư thì người quyết định đầu tư giao cho đơn vị quản lý, sử dụng công trình làm chủ đầu tư.
Trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện về tổ chức, nhân lực, thời gian và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư hoặc chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình thì người quyết định đầu tư giao cho đơn vị có đủ các điều kiện nêu trên làm chủ đầu tư và thực hiện như sau:
Đối với trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không được giao làm chủ đầu tư thì đơn vị quản lý, sử dụng công trình phải có văn bản cử người tham gia với chủ đầu tư để quản lý dự án đầu tư xây dựng và tổ chức tiếp nhận công trình đưa vào khai thác sử dụng. Chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí người của đơn vị quản lý, sử dụng công trình vào vị trí phù hợp để được tham gia quản lý ngay từ khâu lập dự án đến khi bàn giao đưa công trình vào sử dụng đảm bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án. Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án thì một trong các phó giám đốc Ban quản lý dự án phải là người của đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
Đối với trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình thì trong quá trình triển khai thực hiện dự án phải xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình để tham gia cùng với chủ đầu tư trong việc nghiệm thu và tiếp nhận công trình đưa vào khai thác sử dụng.
 
Theo thông tư 02/2007-BXD Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầutư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ
1. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước.
2. Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư thì người quyết định đầu tư giao cho đơn vị quản lý, sử dụng công trình làm chủ đầu tư.
Trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện về tổ chức, nhân lực, thời gian và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư hoặc chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình thì người quyết định đầu tư giao cho đơn vị có đủ các điều kiện nêu trên làm chủ đầu tư và thực hiện như sau:
Đối với trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không được giao làm chủ đầu tư thì đơn vị quản lý, sử dụng công trình phải có văn bản cử người tham gia với chủ đầu tư để quản lý dự án đầu tư xây dựng và tổ chức tiếp nhận công trình đưa vào khai thác sử dụng. Chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí người của đơn vị quản lý, sử dụng công trình vào vị trí phù hợp để được tham gia quản lý ngay từ khâu lập dự án đến khi bàn giao đưa công trình vào sử dụng đảm bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án. Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án thì một trong các phó giám đốc Ban quản lý dự án phải là người của đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
Đối với trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình thì trong quá trình triển khai thực hiện dự án phải xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình để tham gia cùng với chủ đầu tư trong việc nghiệm thu và tiếp nhận công trình đưa vào khai thác sử dụng.


Chuẩn rồi bác CE114-04 dẫn như vậy là ko sai
em xin phụ thêm chút đó là tại thông tư 02/2007-BXD ngày 14-2-2007:
phần I- I - việc xác định chủ đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
còn tại ND112-29-9-2006 là tại điều 1

http://www.mediafire.com/?yf9zummnwmpas8r
http://www.mediafire.com/?zda2cs2fnjrs37d
 
Các đồng nghiệp trên diễn đàn Giá xây dựng hãy cùng tham gia thảo luận: Các dự án đầu tư xây dựng công trình nào pháp luật Việt Nam bắt buộc (dự án nào không bắt buộc) phải chọn 1 trong 2 hình thức quản lý dự án: (1) Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và (2) Thuê tư vấn chuyên nghiệp quản lý điều hành dự án?
Bạn tham khảo thêm 03/2009/TT-BXD-Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, chương III, có đoạn sau:
"Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực tế của cơ quan, đơn vị mình để lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án sau đây cho phù hợp.
Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích tham khảo, áp dụng"

Ngoài ra nếu dự án dưới 7 tỷ đồng thì CĐT được áp dụng mô hình tự quản lý.
Thân !
P/s 2 bác CE114 và huyxp: Cái 02/2007-BXD đã được thay thế bằng cái 03/2009/TT_BXD rùi...
 
Last edited by a moderator:
căn cứ điều kiện năng lực tổ chức, cá nhân, yêu cầu của dự án, người quyết định đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư sau
1. trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực quản lý dự án
2. thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án khi chủ đầu tư xd ko có đủ điều kiện năng lực
- Khi chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ máy của cơ quan đơn vị mình trực tiếp quản lý dự án hoặc giao cho ban quản lý dự án của mình lập ra để quản lý dự án
+ mô hình 1: chủ đâu tư ko thành lập ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiẹn có của mình trực tiếp thực hiện quản lý dự án mô hình này áp dụng cho các dự án quy mô có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ khi bộ máy chủ đầu kiêm nhiệm được việc QLDA
+ mô hình 2: chủ đầu tư lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực tiếp tổ chức quản lý dự án:chủ đầu tư giao cho BQLDA hiện có hoặc lập thêm một ban quản lý dự án mới khi Ban quản lý dự án hiện có ko đủ điều kiện
...cont
 
Bạn tham khảo thêm 03/2009/TT-BXD-Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, chương III, có đoạn sau:
"Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực tế của cơ quan, đơn vị mình để lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án sau đây cho phù hợp.
Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích tham khảo, áp dụng"

Ngoài ra nếu dự án dưới 7 tỷ đồng thì CĐT được áp dụng mô hình tự quản lý.
Thân !
P/s 2 bác CE114 và huyxp: Cái 02/2007-BXD đã được thay thế bằng cái 03/2208/TT_BXD rùi...


đâu bác là thông tư 03" 03/2009/TT-BXD" ngày 26 tháng 3 năm 2009
 
đâu bác là thông tư 03" 03/2009/TT-BXD" ngày 26 tháng 3 năm 2009
Uhum, mình đánh bị nhầm, đã edit, cái 03/2009 ra thay thế cho các kia luôn vì cái ND12 nó ra thay thế cho cái ND112 nên cái hướng dẫn của nó cũng bị bải bõ...
 
Theo thông tư 02/2007-BXD Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầutư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ
Cám ơn bạn đã là người đầu tiên tham gia trao đổi vấn đề tôi nêu ra, tuy nhiên cả 2 nghị định bạn dẫn ra đều đã hết hiệu lực thi hành.
 
Bạn tham khảo thêm 03/2009/TT-BXD-Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, chương III, có đoạn sau:
"Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực tế của cơ quan, đơn vị mình để lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án sau đây cho phù hợp.
Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích tham khảo, áp dụng"

Ngoài ra nếu dự án dưới 7 tỷ đồng thì CĐT được áp dụng mô hình tự quản lý.
Thân !
P/s 2 bác CE114 và huyxp: Cái 02/2007-BXD đã được thay thế bằng cái 03/2009/TT_BXD rùi...

Cám ơn bạn đã trao đổi. Tôi cũng nghĩ vấn đề này được quy định tại TT03/2009 của BXD nhưng vấn đề là ở chỗ, như vậy các dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên mà không phải vốn ngân sách nhà nước thì không bắt buộc chọn các hình thức quản lý dự án như 03/2009 quy định. Không hiểu tôi hiểu thế có đúng không?
 
Cảm ơn thầy Quang. Theo e được biết, hiện nay theo e tìm hiểu thì khái niệm về vốn nhà nước, quản lý sử dụng vốn nhà nước, phạm vi điều chỉnh của các luật liên quan đến vốn nhà nước hay ngân sách nhà nước vẫn còn chưa rõ rang. Theo e nghĩ, vốn nhà nước và vốn ngân sách nhà nước thì cũng đều phải tuân thủ theo quy định tại TT03/2009/TT-BXD. Vì có thể là do người soạn thảo thông tư hướng dẫn cũng chưa lường trước được tình huống này.
 
Cảm ơn thầy Quang. Theo e được biết, hiện nay theo e tìm hiểu thì khái niệm về vốn nhà nước, quản lý sử dụng vốn nhà nước, phạm vi điều chỉnh của các luật liên quan đến vốn nhà nước hay ngân sách nhà nước vẫn còn chưa rõ rang. Theo e nghĩ, vốn nhà nước và vốn ngân sách nhà nước thì cũng đều phải tuân thủ theo quy định tại TT03/2009/TT-BXD. Vì có thể là do người soạn thảo thông tư hướng dẫn cũng chưa lường trước được tình huống này.

Theo tôi, vấn đề không phải ở chỗ các VBPL chưa phân biệt được khái niệm vốn nhà nước và vốn ngân sách nhà nước> Dẫn chứng nhé:
Điều 4 Luật Đấu thầu: Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.

Cũng theo tôi, vấn đề là ở chỗ, hoặc là (1) Bộ Xây dựng cho rằng chỉ bắt buộc áo dụng các hình thức quản lý dự án quy định trong Luật Xây dựng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước còn các dự án sử dụng vốn nhà nước khác thì không bắt buộc hoặc là (2) khi soạn thảo TT03/2009 chưa lưu ý cẩn thận đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước khác (không phải vốn ngân sách nhà nước).
 
Cảm ơn thầy đã tham gia trao đổi ! Em có vài nhận xét sau...
Theo NĐ12/CP thì dựa vào nguồn vốn đầu tư thì có 4 loại dự án sau :
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
Điều 33, NĐ12/CP, các hình thức quản lý dự án :
Người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng
Trích tiếp khoản 2 điều 45 của Luật Xây Dựng :
Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:
a) Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Theo định nghĩa vốn nhà nước của thầy trích dẫn trong Luật đầu thầu, thì chỉ còn có "Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn" là được khuyến cáo áp dụng mà thôi. Tuy nhiên các dự án thuộc vốn tư nhân hiện nay cũng chọn một trong 2 cách quản lý trên.
Rất mong chia sẽ thêm với thầy.!
 
Các đồng nghiệp trên diễn đàn Giá xây dựng hãy cùng tham gia thảo luận: Các dự án đầu tư xây dựng công trình nào pháp luật Việt Nam bắt buộc (dự án nào không bắt buộc) phải chọn 1 trong 2 hình thức quản lý dự án: (1) Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và (2) Thuê tư vấn chuyên nghiệp quản lý điều hành dự án?
Theo em: Các dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam, trừ công trình vốn ODA hoặc có điều ước quốc tế quy định khác, đều phải chọn 1 trong 2 hình thức quản lý dự án (không có hình thức thứ 3) trên.
Luật Xây dựng cũng như Nghị định 12 quy định:
Điều 1. Phạm vi áp dụng (Nghị định 12)
Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA.
Điều 2. Đối tượng áp dụng (Luật Xây dựng)
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
 
Theo em: Các dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam, trừ công trình vốn ODA hoặc có điều ước quốc tế quy định khác, đều phải chọn 1 trong 2 hình thức quản lý dự án (không có hình thức thứ 3) trên.

Vấn đề là ở chỗ: Nếu tôi triển khai một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn tư nhân mà tôi là chủ đầu tư nhưng tôi không biết về xây dựng cũng không có khả năng quản lý dự án thì tôi có thể nhờ 1 cá nhân (ông bạn thân của tôi) thay tôi quản lý dự án được không?
 
Last edited by a moderator:
Vấn đề là ở chỗ: Nếu tôi triển khai một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn tư nhân mà tôi là chủ đầu tư nhưng tôi không biết về xây dựng cũng không có khả năng quản lý dự án thì tôi có thể nhờ 1 cá nhân (ông bạn thân của tôi) thay tôi quản lý dự án được không?
Em chào thầy,
E thấy thầy trao đổi vấn đề QLDA đối với vốn đầu tư thuộc NSNN hay vốn đầu tư khác này rất hay.
Hiện nay em chưa tìm thấy 1 văn bản nào hướng dẫn về việc QLDA đối với nguồn vốn khác nào cả? Có lẽ đây là 1 thiếu sót trong nghành XD của chúng ta.
Trở lại với ý kiến của thầy, nếu như thầy là chủ đầu tư mà thầy không có năng lực trong quản lý các hoạt động xây dựng thì thầy có thể thuê 1 bên tư vấn có năng lực để đại diện cho thầy tư vấn, giám sát, kiểm tra các hoạt động của nhà thầu. Đảm bảo cho dự án của thầy được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn, năng suất.
Tuy nhiên nếu như dự án của thầy lớn thì chắc mới cần QLDA, chứ nếu vốn đầu tư nhỏ, thì em nghĩ chỉ cần TVGS là đủ. Vì nếu thuê nhiều bên quá sẽ gây tốn kém về tài chính cho thầy.
Em xin cảm ơn thầy và rất mong được hiểu thêm về cv ALDA đối với vốn đầu tư nước ngoài hay vốn khác NSNN
 
Vấn đề là ở chỗ: Nếu tôi triển khai một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn tư nhân mà tôi là chủ đầu tư nhưng tôi không biết về xây dựng cũng không có khả năng quản lý dự án thì tôi có thể nhờ 1 cá nhân (ông bạn thân của tôi) thay tôi quản lý dự án được không?
Việc nhờ là hoàn toàn được, miễn là người bạn có khả năng theo quy định và phải có hợp đồng "nhờ" (qua hợp đồng ủy quyền, hoặc hợp đồng thuê mướn)
Việc nhờ thì tức là theo hình thức thứ 2: thuê tư vấn QLDA, tư vấn có thể là cá nhân, có thể là tổ chức.
@ce114-04, Ks.Thanhtan: vốn tư nhân có thể có dự án to, dự án nhỏ, không nên nghĩ tư nhân là nhỏ, nhà nước là to.
 
Việc nhờ là hoàn toàn được, miễn là người bạn có khả năng theo quy định và phải có hợp đồng "nhờ" (qua hợp đồng ủy quyền, hoặc hợp đồng thuê mướn)
Việc nhờ thì tức là theo hình thức thứ 2: thuê tư vấn QLDA, tư vấn có thể là cá nhân, có thể là tổ chức.
@ce114-04, Ks.Thanhtan: vốn tư nhân có thể có dự án to, dự án nhỏ, không nên nghĩ tư nhân là nhỏ, nhà nước là to.
Naat thân mến, tôi đọc lại NĐ 12 và Luật Xây dựng thì thấy tư vấn quản lý dự án chủ đầu tư thuê đều là tổ chức!
[FONT=&amp]Điều 33 (NĐ 12). [/FONT][FONT=&amp]Các hình thức quản lý dự án[/FONT]
[FONT=&amp]...[/FONT]
[FONT=&amp]3. Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. [/FONT]
[FONT=&amp]Điều 45 (Luật XD[/FONT][FONT=&amp]).[/FONT][FONT=&amp] Nội dung, hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình [/FONT]
[FONT=&amp]...[/FONT]

[FONT=&amp]2. Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:[/FONT]
[FONT=&amp]a) Chủ đầu tư xây dựng công trình [/FONT][FONT=&amp]thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình[/FONT][FONT=&amp]; [/FONT]
 
Cám ơn Thầy. Đúng là em còn đọc chưa kỹ. tuy nhiên, vì Luật đã quy định và không phân biệt nguồn vốn như em đã nêu, vì vậy Vẫn phải lựa chọn 1 trong 2 hình thức quản lý dự án nêu trên
 
Cám ơn Thầy. Đúng là em còn đọc chưa kỹ. tuy nhiên, vì Luật đã quy định và không phân biệt nguồn vốn như em đã nêu, vì vậy Vẫn phải lựa chọn 1 trong 2 hình thức quản lý dự án nêu trên
Qua việc bàn về các hình thức quản lý dự án, cho em hỏi thầy 1 ý kiến, trước đây khi Luật xây dựng chưa ra đời, lúc còn NĐ52 cũ thì có đến 4 hình thức quản lý dự án, bao gồm : chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án , chủ nhiệm điều hành dự án, hình thức chìa khóa trao tay, hình thức tự làm. Nhưng sau khi có luật xây dựng, rùi đến NĐ12/2009 thì chỉ còn 2 hình thức quản lý dự án thôi. Vậy thì các hình thức khác có được CĐT chọn không và được cho phép hay không ?
Xin cảm ơn thầy !
 
Qua việc bàn về các hình thức quản lý dự án, cho em hỏi thầy 1 ý kiến, trước đây khi Luật xây dựng chưa ra đời, lúc còn NĐ52 cũ thì có đến 4 hình thức quản lý dự án, bao gồm : chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án , chủ nhiệm điều hành dự án, hình thức chìa khóa trao tay, hình thức tự làm. Nhưng sau khi có luật xây dựng, rùi đến NĐ12/2009 thì chỉ còn 2 hình thức quản lý dự án thôi. Vậy thì các hình thức khác có được CĐT chọn không và được cho phép hay không ?
Xin cảm ơn thầy !
Theo tôi, theo tinh thần TT03/2009/BXD nếu dự án không đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách thì hoàn toàn có thể áp dụng các hình thức quản lý dự án khác. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, trước đây ta quan niệm tự làm và chìa khoá trao tay là các hình thức quản lý dự án thì bây giờ được quan niệm đúng hơn là hình thức tự làm (gọi là tự thực hiện) được xác định là hình thức lựa chọn nhà thầu, chìa khoá trao tay được xác định là một hình thức hợp đồng.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top