nguyentrungtruc67
Thành viên mới
- Tham gia
- 11/1/08
- Bài viết
- 2
- Điểm tích cực
- 0
- Điểm thành tích
- 1
- Tuổi
- 57
Chào BQT và ACE giaxaydung!
Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 quy định một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; theo đó có 5 hình thức quản lý dự án như sau :
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước.
- Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ.
- Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng.
Như vây, so với Luật xây dựng cũ, Luật xây dựng mới đã bổ sung thêm hai hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng, đó là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực. Đồng thời, các hình thức quản lý dự án trên không chỉ áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, mà những dự án chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách cũng phải vận hành theo cơ chế này. .....
Hiện nay, tôi đang công tác tại 1 TCT nhà nước, mong BQT và ACE giaxaydung đóng góp ý kiến xem hình thức quản lý dự án tại cơ quan tôi có đúng theo Luật Xây dựng không? tại sao?
CQ tôi hiện đang thực hiện 1 số dự án trọng điểm ngành (vốn nhà nước ngoài ngân sách) và dự án bất động sản (vốn hợp tác đầu tư). Chủ tịch Hội đồng thành viên (người có thẩm quyền quyết định đầu tư) thành lập : phòng Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) để lo các thủ tục về công tác chuẩn bị đầu tư , ..... cho đến khi có quyết định phê duyệt dự án. Phòng KH-ĐT sẽ bàn giao lại cho BQLDA để thực hiện các công việc đầu tư xây dựng khác đến khi nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Cần nói rõ thêm, phòng KH-ĐT và BQLDA ở đây chỉ là phòng ban tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc (không có tư cách pháp nhân đầy đủ) và các thành viên không đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
Chân thành cảm ơn!
Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 quy định một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; theo đó có 5 hình thức quản lý dự án như sau :
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước.
- Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ.
- Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng.
Như vây, so với Luật xây dựng cũ, Luật xây dựng mới đã bổ sung thêm hai hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng, đó là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực. Đồng thời, các hình thức quản lý dự án trên không chỉ áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, mà những dự án chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách cũng phải vận hành theo cơ chế này. .....
Hiện nay, tôi đang công tác tại 1 TCT nhà nước, mong BQT và ACE giaxaydung đóng góp ý kiến xem hình thức quản lý dự án tại cơ quan tôi có đúng theo Luật Xây dựng không? tại sao?
CQ tôi hiện đang thực hiện 1 số dự án trọng điểm ngành (vốn nhà nước ngoài ngân sách) và dự án bất động sản (vốn hợp tác đầu tư). Chủ tịch Hội đồng thành viên (người có thẩm quyền quyết định đầu tư) thành lập : phòng Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) để lo các thủ tục về công tác chuẩn bị đầu tư , ..... cho đến khi có quyết định phê duyệt dự án. Phòng KH-ĐT sẽ bàn giao lại cho BQLDA để thực hiện các công việc đầu tư xây dựng khác đến khi nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Cần nói rõ thêm, phòng KH-ĐT và BQLDA ở đây chỉ là phòng ban tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc (không có tư cách pháp nhân đầy đủ) và các thành viên không đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
Chân thành cảm ơn!