Chào bạn!
.... quy định hoàn công nói rất rõ phải thể hiện được kích thước, vị trí, số lượng của cấu kiện ---> mục đích để tính khối lượng, nếu không có hoàn công thì không có cớ sở xác định KL, không có KL thì không có cơ sở thanh toán, tạm ứng.
Mong bạn xem xét kỹ nghị định 209 và 49, thông tư 27 bạn nhé.
- Đính chính lại một chút ý kiến của đồng chí Dương về vai trò và mục đích của Bản vẽ Hoàn công:
+ Làm cơ sở cho việc nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hạng mục công trình và công trình hoàn thành đưa vào sử dụng;
+ Là cơ sở để thanh toán, quyết toán và phục vụ cho việc kiểm toán;
+ Là hướng dẫn viên cho người khai thác sử dụng; giúp cho các cơ quan quản lý trực tiếp công trình nắm được đầy đủ cấu tạo cụ thể, thực trạng ban đầu của công trình, nhằm khai thác, sử dụng đúng với khả năng thực tế của công trình và có biện pháp duy tu sửa chữa phù hợp bảo đảm tuổi thọ công trình được lâu dài.
+ Giúp các cơ quan nghiên cứu cũng như cơ quan thanh tra khi cần thiết tìm lại các số liệu có liên quan đến công trình;.
+ Là cơ sở để thiết kế phương án bảo vệ công trình trong thời chiến lẫn thời bình;
+ Là hồ sơ hiện trạng phục vụ cho việc thiết kế, cải tạo, mở rộng và nâng cấp công trình.
He, mình mới đi làm được thời gian thôi, hoàn công tổng thể có thể gọi là hoàn công hạng mục công trình ( công trình ), còn hoàn công con là hoàn công công việc xây dựng ví dụ hoàn công khối đổ bê tông...
Về câu hỏi của bạn mình có ý kiến như sau:
- Bạn đặt tên cho các loại bản vẽ hoàn công hơi buồn cười một chút nhưng mình hiểu ý bạn hỏi là có lý. Cái này khi các bạn tham gia việc làm Hồ sơ hoàn thành công trình, hoặc làm Quyết toán vốn thì sẽ gặp tình huống phải tập hợp các loại bản vẽ giống như bạn MrTuan86wru hỏi. Về phân loại bản vẽ hoàn công thì bao gồm các loại Bản vẽ HCông như sau:
+ Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng: Được lập tại hiện trường và kèm theo BBNT công việc.
+ Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình: Được lập dựa trên các Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng và kèm theo BBNT hoàn thành bộ phận công trình.
+ Bản vẽ hoàn công giai đoạn xây dựng: Được lập dựa trên các Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình và kèm theo BBNT giai đoạn thi công.
+ Bản vẽ hoàn công từng hạng mục công trình: Được lập dựa trên các BVHC bộ phận công trình.
Thông thường mình thấy các nhà thầu sẽ chỉ lập Bản vẽ HC hạng mục công trình. Trong các Biên bản nghiệm thu công việc thường thấy ghi trong mục tài liệu nghiệm thu có bao gồm BVHC công việc, nhưng chả thấy BVHC công việc đâu.
+ Bản đồ hoàn công tổng thể dự án.
Như vậy là việc giải thích BVHC mẹ và BVHC con là OK rùi nhé.
- Khi các bạn thực hiện công trình (VD tòa nhà) và được chia thành nhiều gói thầu, đặc biệt là các dự án nguồn vốn tư nhân, việc chia gói thầu một cách vô tội vạ (VD: Phần thô, Phần xây trát, Phần sơn bả, Phần cửa, ME ...). Mỗi nhà thầu chỉ lập BVHC cho hạng mục tương ứng với phạm vi công việc mình thực hiện. Khi các hạng mục hoàn thành, thì Ban QLDA phải tập hợp các bộ BVHC từng hạng mục lại xắp xếp và điều chỉnh để được một bộ BVHC của Công trình. Việc điều chỉnh là có sảy ra đấy:
VD: Nhà thầu thực hiện phần xây trát đã hoàn thành và có BVHC ngon lành, nhà thầu này out. Sau đó nhà thầu cung cấp lắp đặt cửa vào thi công. Do yêu cầu của chủ đầu tư cần lắp cửa rộng hơn, hoặc trên thị trường không có loại cửa có kích thước phù hợp với kích thước ô cửa mà nhà thầu Xây trát đã thực hiện. Vậy kết quả là phải khoan tường mở rộng cửa. Vậy khi đó Ban QLDA sẽ phải điều chỉnh BVHC phần xây trát để phù hợp với thực tế.
Mình hỏi các tiền bối đi trước thì có 2 ý kiến:
- Hoàn công hạng mục CT ko cần tính khối lượng, CĐT sẽ thanh toán theo tổng khối lượng các hoàn công công việc xây dựng.
Ý kiến bạn đưa ra là không phù hợp vì BVHC hạng mục được lập hoặc tập hợp từ BVHC công việc nên chẳng ai lại đi phân loại BVHC không cần tính khối lượng và BVHC có tính khối lượng.
Mọi người cho ý kiến thêm nhé.