(Hỏi) Bù giá ca máy với đơn giá cũ 2006

angelofmine

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
8/11/08
Bài viết
16
Điểm tích cực
3
Điểm thành tích
3

[TD="class: t_f"]Em có chút thắc mắc muốn hỏi các bác về bù giá ca máy trong trường hợp lập dự toán theo đơn giá địa phương.
1. Đơn giá tỉnh năm 2006
2. Thời điểm tính dự toán: Hiện tại 2014
3. Hướng dẫn điều chỉnh giá ca máy mới nhất: 2011
Em tính bù giá ca máy theo PP bù trực tiếp theo thông tư 06 thì bù tiền lương và nhiên liệu ko vấn đề gì.
Nhưng bù nguyên giá phải làm sao? vì không biết nguyên giá thời điểm gốc (2006) và nguyên giá hiện tại
Muốn hỏi các bác cách tính giá ca máy trong TH này?[/TD]

 
Theo phương pháp bù giá đơn giản thì coi như Nguyên giá không đổi, nhưng nguyên giá từ 2006 đến 2014 thì chắc chắn khác nhau rất nhiều, Vậy trường hợp này không áp dụng được PP bù giá ca máy theo TT06?
 

[TD="class: t_f"]Em có chút thắc mắc muốn hỏi các bác về bù giá ca máy trong trường hợp lập dự toán theo đơn giá địa phương.
1. Đơn giá tỉnh năm 2006
2. Thời điểm tính dự toán: Hiện tại 2014
3. Hướng dẫn điều chỉnh giá ca máy mới nhất: 2011
Em tính bù giá ca máy theo PP bù trực tiếp theo thông tư 06 thì bù tiền lương và nhiên liệu ko vấn đề gì.
Nhưng bù nguyên giá phải làm sao? vì không biết nguyên giá thời điểm gốc (2006) và nguyên giá hiện tại
Muốn hỏi các bác cách tính giá ca máy trong TH này?[/TD]

Theo phương pháp bù giá đơn giản thì coi như Nguyên giá không đổi, nhưng nguyên giá từ 2006 đến 2014 thì chắc chắn khác nhau rất nhiều, Vậy trường hợp này không áp dụng được PP bù giá ca máy theo TT06?
Chào anh!
Vấn đề về nguyên giá cũng gây khá nhiều khó khăn cho người lập dự toán. Trường hợp anh nói không biết nguyên giá gốc và hiện tại thì phải chấp nhận chỉ điều chỉnh tiền lương và giá nhiên liệu thôi.
Không biết anh đang lập dự toán với bộ Đơn giá của địa phương nào? Hiện nay phần mềm Dự toán GXD đã có tương đối đầy đủ CSDL của các bộ Đơn giá, Giá ca máy của 63 tỉnh thành, về nguyên giá gốc 2006 các máy anh cần chắc chắn là không vấn đề gì, nhưng nguyên giá mới bắt buộc phải đi tìm hiểu đưa ra và chứng minh, anh cũng có thể tham khảo nguyên giá theo Thông tư số 06/2010/TT-BXD để tính so với năm 2014 cũng 4 năm rồi nhưng với đặc thù các máy móc xây dựng, các máy có giá trị lớn thì thời gian khấu hao khá lâu 10, 20, 30.. năm nên cũng có thể tạm chấp nhận không thay đổi.
 
Cảm ơn về ý kiến của anh.
Em lập dự toán vs bộ đơn giá tỉnh Hòa Bình.
Như vậy, với các tỉnh thành chỉ có bộ đơn giá cũ 2006 thì phương pháp lập dự toán theo đơn giá Địa phương là không thể dùng được đúng không anh? tham khảo Nguyên giá theo TT06 để tính giá ca máy thì chính là tính trực tiếp ra rồi.
Và Nguyên giá tham khảo làm sao để chứng minh hợp lý nhất thưa anh? Vì nguyên giá tại mỗi địa phương ko thể giống nhau (phụ thuộc vùng, miền, đặc thù riêng,..)
 
Cảm ơn về ý kiến của anh.
Em lập dự toán vs bộ đơn giá tỉnh Hòa Bình.
Như vậy, với các tỉnh thành chỉ có bộ đơn giá cũ 2006 thì phương pháp lập dự toán theo đơn giá Địa phương là không thể dùng được đúng không anh? tham khảo Nguyên giá theo TT06 để tính giá ca máy thì chính là tính trực tiếp ra rồi.
Và Nguyên giá tham khảo làm sao để chứng minh hợp lý nhất thưa anh? Vì nguyên giá tại mỗi địa phương ko thể giống nhau (phụ thuộc vùng, miền, đặc thù riêng,..)

Các bộ Đơn giá 2006 vẫn dùng được chứ anh, Phương pháp lập dự toán sử dụng đơn giá địa phương bù chênh lệch trực tiếp trên phần mềm Dự toán GXD vẫn dùng bình thường mà anh. Về giá vật liệu thì chắc chắn là phải nhập theo thông báo giá địa phương rồi còn về lương nhân công và GCM Khi anh tính ra lương nhân công và GCM tại thời điểm hiện tại nghĩa là đang đi tính mới giá 1 công thợ hoặc 1 ca máy mới rồi trừ giá 1 công thợ hoặc 1 ca máy mới sau đó nhân với khối lượng hao phí trong bảng tổng hợp -> chênh lệch vật liệu, nhân công, máy. Tất cả chênh lệch đó cộng với thành tiền bên bảng dự toán theo đơn giá địa phương + Cp trực tiếp khác -> Chi phí trực tiếp + các khoản CP chung, thu nhập chịu thuế tính trước, GTGT, Cpxd nhà tạm -> Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng.

Về nguyên giá, nếu anh là nhà thầu, thì anh kê khai các máy sử dụng thi công ra, đưa ra các giấy tờ mua bán hoặc thuê máy thì sẽ có nguyên giá. Còn lập dự toán, bản chất nó cũng chỉ là "dự", không thể nào mà chính xác tuyệt đối được, lại có Thông tư số 06/2010/TT-BXD đưa ra các giá trị để tham khảo mang tính chất chung cho cả nước, về giá trị pháp lý của Thông tư thì không phải bàn, khi khó khăn trong việc tìm kiếm và chứng minh thì vận dụng cũng là điều chấp nhận được.
 
Phương pháp lập dự toán sử dụng đơn giá địa phương bù chênh lệch trực tiếp như anh nói ở trên= (Gdt - Gđp) + Gđp
Trong đó, Gdt (cần tìm) tính trực tiếp bằng VL,NC, GM (theo TT06) và Gđp là chi phí trực tiếp theo đơn giá địa phương.
Em thắc mắc sao không tính ngay theo PP đơn giá công trình trong trường hợp này mà còn tính xong và trừ rồi cộng làm gì?

 
Phương pháp lập dự toán sử dụng đơn giá địa phương bù chênh lệch trực tiếp như anh nói ở trên= (Gdt - Gđp) + Gđp
Trong đó, Gdt (cần tìm) tính trực tiếp bằng VL,NC, GM (theo TT06) và Gđp là chi phí trực tiếp theo đơn giá địa phương.
Em thắc mắc sao không tính ngay theo PP đơn giá công trình trong trường hợp này mà còn tính xong và trừ rồi cộng làm gì?
Sản xuất xây dựng, thi công xây dựng công trình có nhiều đặc thù riêng. Ở đây tôi kể ra 2 đặc thù là: 1) Thời gian thi công xây dựng kéo dài, việc biến động giá cả nhiên liệu, xăng dầu, tiền lương là thường xuyên...; 2) Công trình lớn, giá trị lớn, nhiều công việc phức tạp, nhiều đơn vị tham gia...
Tôi thử một vấn đề nhỏ này minh họa, bạn tham khảo nhé. Giả sử bây giờ bạn tính ngay theo PP đơn giá công trình, hồ sơ đóng quyển, hàng tá chữ ký, con dấu, 1 loạt thủ tục và được duyệt... Sau 1, 2 năm nữa do sự biến động nói trên phải điều chỉnh dự toán hoặc phát sinh thì bạn có 2 giải pháp:
1. Vứt hết hồ sơ đã làm ở khâu trên đi và tính lại theo đơn giá công trình mới (như bạn đề cập)
2. Tính bù chênh lệch như phương pháp ở trên dựa vào hồ sơ đã được lập và duyệt lúc trước
Biết cả 2 cách, cách nào tiện và đơn giản thì làm, sẵn sàng cho ứng phó cho sản xuất xây dựng vốn phức tạp, 9 người 10 ý. Ví dụ: Chủ đầu tư hoặc một sếp có yêu cầu: Tôi muốn biết thời điểm này so với thời điểm lập chênh lệch tăng/giảm là bao nhiêu, yếu tố nào tăng nhiều làm ảnh hưởng nhiều đến giá trị công trình?...
Đơn giá công trình bây giờ lại có vai trò như đơn giá địa phương sau một thời gian nữa. Vậy bạn có cần biết phương pháp tính bù trừ không?
 
Đúng là anh em trong lĩnh vực tư vấn nói chung, bây giờ chủ yếu làm theo yêu cầu, theo sở thích của các bác hết.
Hy sinh sở thích của mình mà chiều theo ý người khác :)
Em Tìm bảng giá ca máy mới nhất của Hòa Bình mà không được, các bác có thì cho em xin
Giá ca máy tỉnh Hòa Bình số 2590 ngày 11-10-2011
Em muốn hỏi thêm, trong trường hợp này em tính giá ca máy như sau có được không: (Kết hợp Hs Kdc và Bù TT theo thông tư 06)
* GCM (cần tìm)= GCM1 + Bù GCM (theo TT06)
Trong đó: GCM1 là giá ca máy điều chỉnh theo hệ số Kđc (Tại thời điểm mới nhất T6/2011 ứng với lương TT vùng 830K)
Bù GCM= Bù NL+Bù TL (Giữa thời điểm T6/2011 với hiện tại)
* Tính như vậy sẽ không quan tâm đến Nguyên giá ca máy hiện tại vì: Văn bản HD điều chỉnh GCM tại địa phương theo hệ số Kđc (năm 2011) đã tính toán đến bù chênh lệch nguyên giá giữa 2011 và 2006 và thời điểm từ 2011 đến nay thì không xa nên bỏ qua được.
Mong các bác cho ý kiến!
 
Đúng là anh em trong lĩnh vực tư vấn nói chung, bây giờ chủ yếu làm theo yêu cầu, theo sở thích của các bác hết.
Hy sinh sở thích của mình mà chiều theo ý người khác :)
Em Tìm bảng giá ca máy mới nhất của Hòa Bình mà không được, các bác có thì cho em xin
Giá ca máy tỉnh Hòa Bình số 2590 ngày 11-10-2011
Em muốn hỏi thêm, trong trường hợp này em tính giá ca máy như sau có được không: (Kết hợp Hs Kdc và Bù TT theo thông tư 06)
* GCM (cần tìm)= GCM1 + Bù GCM (theo TT06)
Trong đó: GCM1 là giá ca máy điều chỉnh theo hệ số Kđc (Tại thời điểm mới nhất T6/2011 ứng với lương TT vùng 830K)
Bù GCM= Bù NL+Bù TL (Giữa thời điểm T6/2011 với hiện tại)
* Tính như vậy sẽ không quan tâm đến Nguyên giá ca máy hiện tại vì: Văn bản HD điều chỉnh GCM tại địa phương theo hệ số Kđc (năm 2011) đã tính toán đến bù chênh lệch nguyên giá giữa 2011 và 2006 và thời điểm từ 2011 đến nay thì không xa nên bỏ qua được.
Mong các bác cho ý kiến!

Em muốn hỏi thêm, trong trường hợp này em tính giá ca máy như sau có được không: (Kết hợp Hs Kdc và Bù TT theo thông tư 06)
* GCM (cần tìm)= GCM1 + Bù GCM (theo TT06)
Up up.......................... đợi chờ là hạnh phúc :)
 
Đúng là anh em trong lĩnh vực tư vấn nói chung, bây giờ chủ yếu làm theo yêu cầu, theo sở thích của các bác hết.
Hy sinh sở thích của mình mà chiều theo ý người khác :)
Em Tìm bảng giá ca máy mới nhất của Hòa Bình mà không được, các bác có thì cho em xin
Giá ca máy tỉnh Hòa Bình số 2590 ngày 11-10-2011
Em muốn hỏi thêm, trong trường hợp này em tính giá ca máy như sau có được không: (Kết hợp Hs Kdc và Bù TT theo thông tư 06)
* GCM (cần tìm)= GCM1 + Bù GCM (theo TT06)
Trong đó: GCM1 là giá ca máy điều chỉnh theo hệ số Kđc (Tại thời điểm mới nhất T6/2011 ứng với lương TT vùng 830K)
Bù GCM= Bù NL+Bù TL (Giữa thời điểm T6/2011 với hiện tại)
* Tính như vậy sẽ không quan tâm đến Nguyên giá ca máy hiện tại vì: Văn bản HD điều chỉnh GCM tại địa phương theo hệ số Kđc (năm 2011) đã tính toán đến bù chênh lệch nguyên giá giữa 2011 và 2006 và thời điểm từ 2011 đến nay thì không xa nên bỏ qua được.
Mong các bác cho ý kiến!
Về giá trị thì cách làm như vậy là rất hợp lý và sáng tạo nữa. Tuy nhiên trong cách tính đó có 2 điểm bạn cần xác định lại:
1. Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong GCM1 là bao nhiêu? Vấn đề này có thể xác định được dựa vào định mức tiêu thụ nhiên liệu của máy và giá nhiên liệu, năng lượng tại thời điểm công bố hệ số điều chỉnh GCM. Nhưng đa số khi công bố Hsđc này sẽ không công bố giá NLNL này. Bạn phải tìm giá và chứng minh.
2. Chi phí nhân công trong GCM1 là bao nhiêu? Dựa vào thành phần cấp bậc thợ, bạn thử trình bày cách tính chi phí này cho hợp lý được không? Thường là khi có Hsđc GCM thì cũng có Hsdc nhân công, lấy luôn CPNC trong GCM 2006 nhân với hệ số này là hợp lý đúng không?
 
Cách dùng Kmtc + Chênh lệch ca máy (TT06/2010) về cách tính vẫn đúng, theo tôi
1-Bạn có Knc, Kmtc năm 2011 có thể nội suy Knc, Kmtc năm 2014 để bù giá, nếu CĐT hay Tư vấn không đồng ý:
2-Bù trực tiếp theo TT06/2010 để tính chênh lệch giá NC + giá CM (Cách này dễ hiểu được áp dụng nhiều)
 
Về giá trị thì cách làm như vậy là rất hợp lý và sáng tạo nữa. Tuy nhiên trong cách tính đó có 2 điểm bạn cần xác định lại:
1. Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong GCM1 là bao nhiêu? Vấn đề này có thể xác định được dựa vào định mức tiêu thụ nhiên liệu của máy và giá nhiên liệu, năng lượng tại thời điểm công bố hệ số điều chỉnh GCM. Nhưng đa số khi công bố Hsđc này sẽ không công bố giá NLNL này. Bạn phải tìm giá và chứng minh.
2. Chi phí nhân công trong GCM1 là bao nhiêu? Dựa vào thành phần cấp bậc thợ, bạn thử trình bày cách tính chi phí này cho hợp lý được không? Thường là khi có Hsđc GCM thì cũng có Hsdc nhân công, lấy luôn CPNC trong GCM 2006 nhân với hệ số này là hợp lý đúng không?

1. Giá nhiên liệu của GCM1 có thể tìm theo thông cáo báo chí của Petrolimex tại thời điểm địa phương ban hành hệ số điều chỉnh
2. Chi phí nhân công trong GCM1 thì cũng hoàn toàn có thể tính chính xác đc theo mức lương tối thiểu vùng và tối thiểu chung tại thời điểm đó. Nhưng đã có Hsđc nhân công cũng có thể nhân luôn như anh nói.
Như vậy, theo cách đó thì khi tính giá ca máy chỉ cần Xác định thêm thông tin về giá nhiên liệu và mức lương tối thiểu thời điểm ra Kđc của địa phương.
Theo mọi người thì sao ạ?
 
Về cách tính và trên tinh thần tôn trọng hệ số điều chỉnh mà địa phương công bố thì giá trị GCM(cần tìm) là hoàn toàn hợp lý.
 
Cách dùng Kmtc + Chênh lệch ca máy (TT06/2010) về cách tính vẫn đúng, theo tôi
1-Bạn có Knc, Kmtc năm 2011 có thể nội suy Knc, Kmtc năm 2014 để bù giá, nếu CĐT hay Tư vấn không đồng ý:
2-Bù trực tiếp theo TT06/2010 để tính chênh lệch giá NC + giá CM (Cách này dễ hiểu được áp dụng nhiều)

Anh có thể nêu cách nội suy Knc, Kmtc được không?
 
Về cách tính và trên tinh thần tôn trọng hệ số điều chỉnh mà địa phương công bố thì giá trị GCM(cần tìm) là hoàn toàn hợp lý.
Cảm ơn anh, anh có thể cho hỏi thêm về: Mức phụ cấp ko ổn định sản xuất? Em thấy có nhiều ý kiến trái chiều về việc bỏ hay không bỏ mức phụ cấp này trong lập dự toán XDCT.
Vậy mức phụ cấp này hiện nay có đưa vào trong dự toán hay không? Quy định ở đâu?
 
Cảm ơn anh, anh có thể cho hỏi thêm về: Mức phụ cấp ko ổn định sản xuất? Em thấy có nhiều ý kiến trái chiều về việc bỏ hay không bỏ mức phụ cấp này trong lập dự toán XDCT.
Vậy mức phụ cấp này hiện nay có đưa vào trong dự toán hay không? Quy định ở đâu?
Mức phụ cấp này nếu có sẽ trong phần chi phí nhân công của Thuyết minh hướng dẫn áp dụng của các địa phương. Bạn áp dụng bộ Đơn giá địa phương nào thì xem trong đó. Ví dụ như Quyết định số 2151/UBND-XD ngày 4/10/2013 của UBND tỉnh Yên Bái công bố Bộ Đơn giá XDCT-Phần Xây dựng trong Thuyết minh hướng dẫn áp dụng có dòng: "Phụ cấp không ổn định (là khoản phụ cấp mang tính ngành nghề để đảm bảo cho công nhân làm việc ở các công trường ổn định cuộc sống) áp dụng 10% lương CB theo mức lương tối thiểu chung."
 
Mức phụ cấp này nếu có sẽ trong phần chi phí nhân công của Thuyết minh hướng dẫn áp dụng của các địa phương. Bạn áp dụng bộ Đơn giá địa phương nào thì xem trong đó. Ví dụ như Quyết định số 2151/UBND-XD ngày 4/10/2013 của UBND tỉnh Yên Bái công bố Bộ Đơn giá XDCT-Phần Xây dựng trong Thuyết minh hướng dẫn áp dụng có dòng: "Phụ cấp không ổn định (là khoản phụ cấp mang tính ngành nghề để đảm bảo cho công nhân làm việc ở các công trường ổn định cuộc sống) áp dụng 10% lương CB theo mức lương tối thiểu chung."
Em chưa tìm đc thông tin, anh cho hỏi luôn với tỉnh Hòa Bình hiện nay có bỏ khoản phụ cấp này không? :)
 
Em chưa tìm đc thông tin, anh cho hỏi luôn với tỉnh Hòa Bình hiện nay có bỏ khoản phụ cấp này không? :)
Về tỉnh Hòa Bình tính đến thời điểm này có thể chưa có bộ Đơn giá mới, hoặc có rồi mà em chưa kịp cập nhật. Anh vào theo link http://dutoangxd.vn/showthread.php?t=105194 để tải file scan Quyết định công bố GCM và xem hướng dẫn thuyết minh trong đó.
 
Back
Top