Hỏi về dự toán thi công cọc khoan nhồi

thongktnl

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
30/6/08
Bài viết
344
Điểm tích cực
146
Điểm thành tích
43
Hiện mình đang làm dự toán thi công 1 hạng mục có cọc khoan nhồi, sử dụng ống vách, đường kính cọc D600. Mình chưa làm cái này bao giờ nên có tý thắc mắc nhờ các bác có kinh nghiệm chỉ giáo:
- Thường hiện nay biện pháp thi công cọc khoan nhồi sử dụng ống vách thì sử dụng máy khoan gì, và tương ứng trong đơn giá dự toán mã hiệu gì?
- Biện pháp thi công có ống vách thì có cần sử dụng dung dịch Bentonite nữa không? (theo mình biết bentonite là để chống sụt thành lỗ khoan, mình dùng ống vách rồi thì ko cần, tuy nhiên xem một số dự toán mẫu của các đơn vị thì đã dùng ống vách rồi mà vấn bơm dung dịch Bentonite?). Và khi ấy thì làm sách cặn lỗ khoan bằng phương pháp gì, áp dụng mã định mức đơn giá nào để tính dự toán?
Và bác nào có dự toán nào tương tự cho em xin 1 bản tham khảo với ạ.
Xin cảm ơn nhiều.
Hic, lại hỏi thêm tý nữa ạ:
- Nếu phải dùng Bentonite thì khối lượng dung dịch Bentonite tính như thế nào?
- Hao phí ống vách sử dụng tính như thế nào ạ?
 
Last edited by a moderator:
Về thi công cọc khoan nhồi:
- Hiện nay thường sử dụng khoan gầu xoay, có ống vách, ổn định bằng bentonite. Mã hiệu thì bạn tra mã AC.32xxx nhé
- Bạn không thể dùng ống vách hết cả Chiều dài lỗ khoan được. Ống vách chỉ Để ổn định thành lỗ khoan bên trên thôi (thường chỉ dài tầm 6m), bên dưới ổn định bằng bentonite. Nếu trong trường hợp lỗ khoan gặp phải hang Caster thì có thể dùng thêm ống vách ổng định tại đây (bạn lập dự toán chú ý điểm này nhé). Một tác dụng nữa của bentonite là làm sạch mùn khoan
- Lượng bentonite bạn cho sao cho cao hơn mực nước ngầm từ 1.5 - 2m
- Hao phí ống vách tính bằng m. Bạn tra mã AC. 34xxx
- Bạn nên xin file dự toán mẫu cọc khoan nhồi tham khảo
Thân !
 
- Biện pháp thi công có ống vách thì có cần sử dụng dung dịch Bentonite nữa không? (theo mình biết bentonite là để chống sụt thành lỗ khoan, mình dùng ống vách rồi thì ko cần, tuy nhiên xem một số dự toán mẫu của các đơn vị thì đã dùng ống vách rồi mà vấn bơm dung dịch Bentonite?). Và khi ấy thì làm sách cặn lỗ khoan bằng phương pháp gì, áp dụng mã định mức đơn giá nào để tính dự toán?

Mình xin trả lời như sau:
Sau khi khoan đến độ sâu thiết kế lượng phôi khoan không thể trồi lên hết. Khi ngừng khoan, những phôi khoan lơ lửng trong dung dịch sẽ lắng trở lại trong đáy hố khoan, hoặc những phôi khoan có kích thước lớn mà dung dịch không thể đưa lên khỏi hố khoan được.

- Các công đoạn xử lý như sau:
+ Dùng ống PVC hoặc ống kim loại có đường kính từ 60 – 100 mm (càng lớn càng dễ bơm) đưa xuống tới đáy hố khoan, dùng khí nén bơm ngược bùn tự nhiên trong hố khoan ra ngoài, các phôi khoan có xu hướng lắng xuống sẽ bị đẩy ngược lên và thoát ra ngoài lỗ khoan cho đến khi không còn cặn lắng lẫn lộn là đạt yêu cầu.
+ Trong quá trình bơm khí nén, hố khoan phải luôn luôn được cấp đầy dung dịch để xác định độ sạch hố khoan, chống sụt lở thành vách. Có thể làm cụ thể như sau: Đổ vào hố khoan một số đá 1x2, khi bơm lên dùng lưới hứng lại để kiểm tra. Nếu lượng đá 1x2 được bơm lên gần bằng với lượng đá bỏ xuống thì công đoạn vệ sinh hố khoan đạt yêu cầu.

Gửi tặng bác bản dự toán cọc khoan nhồi.
 

File đính kèm

Last edited by a moderator:
Back
Top