Hỏi về thủ tục xin chỉ định thầu

  • Khởi xướng Khởi xướng nhung_prc
  • Ngày gửi Ngày gửi
N

nhung_prc

Guest
Chào các bác,

Em là lính mới trong forum. Em có một trường hợp xin các bác chỉ dẫn:
Cách đây 06 tháng, em có làm một dự án "cung cấp và lắp đặt thiết bị X " theo phương thức CHCT, dự án đã xong, nhà thầu được chọn làm rất tốt. Nay chuẩn bị làm một dự án có tính chất tương tự nhưng giá trị lớn hơn ( nhưng < 1 tỷ). Em xin hỏi liệu lần này nếu em chỉ định nhà thầu trước đây thì ổn không (theo điều 20, khoản đ thì được). Tuy nhiên em chưa làm dạng này lần nào, nhờ các bác chỉ dẫn. Em không rõ thuật ngữ " kế hoạch đấu thầu" như thế nào vì trong KHDT của năm được phê duyệt đã có giá trị dự kiến đầu tư.
Em xin hỏi thêm:
- Liệu em có phải lấy đơn giá các hạng mục dự án trước đây (có tính hệ số trượt giá) để làm dự toán xin phê duyệt hay không hay em phải lập dự toán theo đơn giá nhà nước quy định?
- Đề nghị nhà thầu báo giá để làm cơ sở xem xét với giá dự toán.
Em lăn tăn cái khâu thủ tục ban đầu theo điều 35 trong ND 111 để áp dụng chỉ định thầu.

Mong các bác chỉ dẫn. Cảm ơn rất nhiều.
 
Chào các bác,

Em là lính mới trong forum. Em có một trường hợp xin các bác chỉ dẫn:
Cách đây 06 tháng, em có làm một dự án "cung cấp và lắp đặt thiết bị X " theo phương thức CHCT, dự án đã xong, nhà thầu được chọn làm rất tốt. Nay chuẩn bị làm một dự án có tính chất tương tự nhưng giá trị lớn hơn ( nhưng < 1 tỷ). Em xin hỏi liệu lần này nếu em chỉ định nhà thầu trước đây thì ổn không (theo điều 20, khoản đ thì được). Tuy nhiên em chưa làm dạng này lần nào, nhờ các bác chỉ dẫn. Em không rõ thuật ngữ " kế hoạch đấu thầu" như thế nào vì trong KHDT của năm được phê duyệt đã có giá trị dự kiến đầu tư.
Em xin hỏi thêm:
- Liệu em có phải lấy đơn giá các hạng mục dự án trước đây (có tính hệ số trượt giá) để làm dự toán xin phê duyệt hay không hay em phải lập dự toán theo đơn giá nhà nước quy định?
- Đề nghị nhà thầu báo giá để làm cơ sở xem xét với giá dự toán.
Em lăn tăn cái khâu thủ tục ban đầu theo điều 35 trong ND 111 để áp dụng chỉ định thầu.

Mong các bác chỉ dẫn. Cảm ơn rất nhiều.

Mình có 1 vài ý thế này:
1. Nghị định 58Cp đã thay thế Nghị định 111Cp rồi vì vậy đối với các dự án chuẩn bị triển khai như dự án của bạn phải áp dụng Nghị định 58Cp để lựa chọn nhà thầu.
2. Kế hoạch đấu thầu: bạn có thể hiểu nôm na là lên "kế hoạch" để chuẩn bị cho việc đấu thầu các gói thầu của bạn vậy, kế hoạch này do Chủ đầu tư lập dựa trên tính chất, quy mô, yêu cầu về thời gian, chất lượng,...của dự án mà phân chia thành các gói thầu. kế hoạch đấu thầu phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức đấu thầu.
Nội dung của từng gói thầu trong Kế hoạch đấu thầu theo Nghị định 58Cp bao gồm:
Điều 10. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu
Việc phân chia dự án thành các gói thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật Đấu thầu, bảo đảm quy mô gói thầu không quá nhỏ hoặc quá lớn làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:
1. Tên gói thầu
Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án. Trường hợp đủ điều kiện và căn cứ đặc thù của dự án, gói thầu có thể bao gồm các nội dung công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt (nhiều lô), trong kế hoạch đấu thầu cần nêu tên của từng phần.
2. Giá gói thầu
Giá gói thầu (bao gồm cả dự phòng) được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy định liên quan
. Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin sau: giá trung bình theo thống kê các dự án đã thực hiện liên quan của ngành trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư của các dự án thuộc từng lĩnh vực chuyên ngành; sơ bộ tổng mức đầu tư.

3. Nguồn vốn
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn ODA thì phải nêu rõ tên nhà tài trợ vốn và cơ cấu nguồn vốn (ngoài nước, trong nước).
4. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu
Nêu hình thức lựa chọn nhà thầu (trong nước, quốc tế, sơ tuyển nếu có) theo quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu và Điều 97 của Luật Xây dựng; phương thức đấu thầu theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu. Trường hợp cần áp dụng sơ tuyển đối với các gói thầu không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Đấu thầu, cần áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách nhà thầu để mời tham gia đấu thầu tư vấn và cần lựa chọn tư vấn cá nhân thì người quyết định đầu tư quy định trong kế hoạch đấu thầu.
5. Thời gian lựa chọn nhà thầu
Nêu thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu để bảo đảm tiến độ của gói thầu.
6. Hình thức hợp đồng
Tùy theo tính chất của gói thầu, xác định các hình thức hợp đồng áp dụng đối với hợp đồng cho gói thầu theo quy định từ Điều 49 đến Điều 53 của Luật Đấu thầu và Điều 107 của Luật Xây dựng.
7. Thời gian thực hiện hợp đồng
Thời gian thực hiện hợp đồng phải bảo đảm việc thực hiện gói thầu phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.

Như vậy, trong KHĐT phải bao gồm 07 nội dung và trong đó có nội dung về giá gói thầu, đấy chính là thắc mắc của bạn vì sao trong KHĐT có
trong KHDT của năm được phê duyệt đã có giá trị dự kiến đầu tư.
, đây chỉ là giá dự kiến cho gói thầu này, còn thực tế là bao nhiêu phải qua bước lựa chọn nhà thầu mới xác định được chính xác.

Về lập dự toán: bạn có thể sử dụng đơn giá các hạng mục dự án trước đây (có tính hệ số trượt giá) để làm dự toán hoặc lập dự toán theo đơn giá nhà nước quy định, miễn sao việc tính toán của bạn đảm bảo tính đúng, tính đủ đảm bảo chính xác nhất.

Theo bạn nói thì dói thầu trước đây nhà thầu làm rất tốt và vừa thực hiện cách đây 6 tháng, vì vậy, đối với gói thầu này bạn cũng có thể sử dụng hình thức đấu thầu Mua sắm trực tiếp để lựa chọn nhà thầu này.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp thì hình thức lựa chọn phải được thể hiện và phê duệyt trong KHĐT, bạn căn cứ vào đấy để thực hiện.

Bạn có thể tham khảo Điều 42 Luật Đấu thầu, Điều 42 Nghị định 58Cp về lựa chọn nhà thầu theo hình thức Mua sắm trực tiếp; Điều 41 Nghị định 58Cp về lựa chọn nhà thầu bằng hình thức chỉ định thầu.
 
Chào bác,

Rất cảm ơn bác đã hướng dẫn, em đã xem các điều khoản trong ND 58, tuy nhiên trong trường hợp của em lại có một vài vấn đề sau:
- dự án trước thực hiện theo phương thức CHCT (Như vậy không thỏa trường hợp mua sắm trực tiếp vì trong ND nêu chỉ cho phép thực khi dự án trước đó thực hiện thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế).
- thời gian 06 tháng quy định kể từ ngày ký hợp đồng trước đến khi phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 06 tháng - em đã out of date điều khoản này (nay là 06 tháng 10 ngày

Như vậy chỉ còn phương án dự phòng nữa là chỉ định thầu. Em sẽ nghiên cứu việc tính dự toán theo hướng dẫn của bác nêu trên. Tuy nhiên, hệ số trượt giá tính theo:
1- chỉ số trượt giá do CPI lũy tiến trong thời gian qua hay
2- theo giá 01 loại vật tư trên thị trường tại thời điểm đó và giá vật tư tại thời điểm này (nếu áp dụng theo đơn giá của nhà nước thì với một số thiết bị không có trong danh mục thì áp làm sao).

Em còn có thêm câu hỏi phụ:

Trong CHCT khi nhà thầu nhận hồ sơ mời CHCT, liệu họ có được phép biết có những nhà thầu nào tham gia dự án đó hay không, danh sách ký nhận hồ sơ mời CHCT làm chung cho các nhà thầu hay làm riêng từng bản cho từng nhà thầu.

Bác chỉ dẫn thêm giúp em (dẫn chiếu giúp em luật tương ứng luôn nha bác vì hnay em phải quyết định luôn phương án thực hiện).

Cảm ơn bác rất nhiều.
 
Chào bác,

Rất cảm ơn bác đã hướng dẫn, em đã xem các điều khoản trong ND 58, tuy nhiên trong trường hợp của em lại có một vài vấn đề sau:
- dự án trước thực hiện theo phương thức CHCT (Như vậy không thỏa trường hợp mua sắm trực tiếp vì trong ND nêu chỉ cho phép thực khi dự án trước đó thực hiện thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế).
- thời gian 06 tháng quy định kể từ ngày ký hợp đồng trước đến khi phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 06 tháng - em đã out of date điều khoản này (nay là 06 tháng 10 ngày

Như vậy chỉ còn phương án dự phòng nữa là chỉ định thầu. Em sẽ nghiên cứu việc tính dự toán theo hướng dẫn của bác nêu trên. Tuy nhiên, hệ số trượt giá tính theo:
1- chỉ số trượt giá do CPI lũy tiến trong thời gian qua hay
2- theo giá 01 loại vật tư trên thị trường tại thời điểm đó và giá vật tư tại thời điểm này (nếu áp dụng theo đơn giá của nhà nước thì với một số thiết bị không có trong danh mục thì áp làm sao).

Em còn có thêm câu hỏi phụ:

Trong CHCT khi nhà thầu nhận hồ sơ mời CHCT, liệu họ có được phép biết có những nhà thầu nào tham gia dự án đó hay không, danh sách ký nhận hồ sơ mời CHCT làm chung cho các nhà thầu hay làm riêng từng bản cho từng nhà thầu.

Bác chỉ dẫn thêm giúp em (dẫn chiếu giúp em luật tương ứng luôn nha bác vì hnay em phải quyết định luôn phương án thực hiện).

Cảm ơn bác rất nhiều.

Mình có ý thế này:
1. Về dự toán: Đối với các thiết bị không có trong danh mục của nhà nước để bạn áp đơn giá thì bạn có thể sử dụng báo giá từ nhà sản xuất, từ các dự án khác có tính chất tương tự gói thầu của bạn.
2. Đối với nhà thầu khi nhận hồ sơ mời CHCT:
Theo khoản 2 Điều 43 Nghị định 58Cp thì:
2. Tổ chức chào hàng
a) Bên mời thầu thông báo mời chào hàng (theo mẫu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu để các nhà thầu quan tâm tham dự. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Sau thời hạn tối thiểu là 5 ngày, kể từ ngày đăng tải đầu tiên thông báo mời chào hàng, bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia;
b) Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu đến các nhà thầu có nhu cầu tham gia để bảo đảm nhận được tối thiểu 3 báo giá từ 3 nhà thầu khác nhau. Thời gian để nhà thầu chuẩn bị báo giá tối thiểu là 3 ngày;
c) Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc bằng fax. Mỗi nhà thầu chỉ được gửi một báo giá;
d) Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong báo giá của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp báo giá, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các báo giá gồm các nội dung như: tên nhà thầu, giá chào, điều kiện hậu mãi, thời hạn hiệu lực của báo giá và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp báo giá.

Như vậy, Bên mời thầu phát hành HSYC cho các nhà thầu có nhu cầu, việc có cho nhà thầu biết đối thủ của nhau hay không là việc không quan trọng, vì nếu bạn có giấu thì cũng không đảm bảo là họ không biết nhau.

Về biên bản giao HSYC bạn lập riêng cho từng nhà thầu cho dễ quản lý (khi họ nhận HSYC thì phải điền các thông số chẳng hạn giấy giới thiệu, CMND,...vì vậy bạn nên làm riêng cho từng nhà thầu)

Về bảo mật: Cái cần bảo mật nhất chính là các thông tin trong báo giá của từng nhà thầu.
 
Cảm ơn bác,

Tuy nhiên, em lăn tăn một điều, đó là đơn giá dự toán. Với thiết bị nếu tính theo đơn giá nước thì khá thấp, không theo kịp thị trường. Dự án trước thực hiện đã xong cách đây hơn 06 tháng và thông qua
 
Cảm ơn bác,

Theo bác tư vấn thì " Đối với các thiết bị không có trong danh mục của nhà nước để bạn áp đơn giá thì bạn có thể sử dụng báo giá từ nhà sản xuất, từ các dự án khác có tính chất tương tự gói thầu "


Tuy nhiên, em vẫn lăn tăn về đơn giá dự toán, em list các thông tin như sau:
- gói thầu trước đây đã xong cách đây hơn 06 tháng, theo phương thức CHCT (trước đó k lập dự toán, thực hiện CHCT theo giá trị được duyệt trong KH đầu tư)
- giá trị gói thầu này lớn hơn, tuy nhiên nội dung hoàn toàn giống nhau
- hệ thống gồm nhiều thiết bị, vật liệu kết nối nhau
- đơn giá một số vật liệu có trong đơn giá của NN, một số không có, và
phải lấy từ các nhà cung cấp khác (nhiều giá khác nhau)

Vậy em có được:
- dùng đơn giá của dự án đã xong làm cơ sở để lập dự toán cho dự án sắp tới được không hay
- dùng đơn giá NN áp cho các vật liệu có đơn giá và
- áp theo đơn giá (trung bình hay thấp nhất?) của vài nhà cung cấp vật liệu với các vật liệu không có trong đơn giá của NN.

Bác chỉ giúp

Nếu có thể, bác cho em cách liên lạc trực tiếp để em trao đổi rõ hơn.

Một lần nữa, cảm ơn bác.

Regards.
 
Cảm ơn bác,

Theo bác tư vấn thì " Đối với các thiết bị không có trong danh mục của nhà nước để bạn áp đơn giá thì bạn có thể sử dụng báo giá từ nhà sản xuất, từ các dự án khác có tính chất tương tự gói thầu "

Vậy em có được:
- dùng đơn giá của dự án đã xong làm cơ sở để lập dự toán cho dự án sắp tới được không hay
- dùng đơn giá NN áp cho các vật liệu có đơn giá và
- áp theo đơn giá (trung bình hay thấp nhất?) của vài nhà cung cấp vật liệu với các vật liệu không có trong đơn giá của NN.

Regards.


Vậy em có được:
- dùng đơn giá của dự án đã xong làm cơ sở để lập dự toán cho dự án sắp tới được không?

Theo mình thì không được, bạn phải thẩm định lại giá.

Vậy em có được:
- dùng đơn giá NN áp cho các vật liệu có đơn giá
Đương nhiên là được.

áp theo đơn giá (trung bình hay thấp nhất?) của vài nhà cung cấp vật liệu với các vật liệu không có trong đơn giá của NN.
Bạn nên chọn giá hợp lý nhất, việc lấy giá trị trung bình là không có cơ sở.
 
Các Bác làm ơn giải thích giùm "trường hợp chỉ định thầu trong mua sắm hàng hoá theo NĐ85

Theo Điều 40. Các trường hợp được chỉ định thầu và điều kiện áp dụng.
1. Gói thầu có giá trong hạn mức được chỉ định thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi bao gồm:
a) Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 3 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu không quá 2 tỷ đồng, gói thầu xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu, dự án cải tạo sửa chữa lớn của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật Đấu thầu;
Trường hợp chỉ định thầu cho gói thầu mua sắm hàng hoá có giá dưới 2 tỷ nêu trên có phải gắn liền với cụm tù " thuộc dự án đầu tư phát triển..." hay không
Rất mong các Bác chỉ giùm
 
chỉ định thầu

Có gắn liền với cụm từ thuộc dự án đầu tư phát triển
 
Back
Top