- Tham gia
- 6/7/07
- Bài viết
- 4.649
- Điểm tích cực
- 6.776
- Điểm thành tích
- 113
Câu hỏi: Nhà thầu có được thanh toán chi phí dự phòng trong hợp đồng trọn gói khi không phát sinh khối lượng, không trượt giá?
Trả lời: Có
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.
Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Theo đó, khi tham dự thầu, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại.
Khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo đúng quy định hợp đồng thì nhà thầu được thanh toán với giá trị bằng đúng giá trị ghi trong hợp đồng (bao gồm cả chi phí dự phòng) kể cả trong trường hợp không phát sinh về khối lượng hay trượt giá trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Với quy định hiện nay mang tính mở, nhưng cũng nâng cao trách nhiệm của các bên tham gia:
- Phía Chủ đầu tư (CĐT, Tư vấn TK, Tư vấn thẩm tra...) cần phải nâng cao chất lượng công tác thiết kế, bóc tách - tính toán dự toán đúng, đủ, các khoản chi phí dự tính phù hợp.
- Phía Nhà thầu khi dự thầu tính toán đầy đủ chi phí để thực hiện, phân bổ chi phí dự phòng vào giá dự thầu.
- Hai bên phải nghiên cứu kỹ các quy định về hợp đồng và thanh quyết toán toán (Luật Xây dựng, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, Thông tư số 07/2016/TT-BXD, Thông tư số 09/2016/TT-BXD...) để thương thảo, suy xét cho kỹ trước khi đặt bút ký. Khi đã đặt bút ký hợp đồng rồi cứ thế thực hiện, không à ừ quên... Khi đó ai vi phạm hợp đồng chịu trách nhiệm, chứ không phải cứ "trăm dâu đổ đầu nhà thầu".
Trả lời: Có
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.
Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Theo đó, khi tham dự thầu, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại.
Khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo đúng quy định hợp đồng thì nhà thầu được thanh toán với giá trị bằng đúng giá trị ghi trong hợp đồng (bao gồm cả chi phí dự phòng) kể cả trong trường hợp không phát sinh về khối lượng hay trượt giá trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nguồn: mpi.gov.vn
#DauthauGXD bàn thêm:Với quy định hiện nay mang tính mở, nhưng cũng nâng cao trách nhiệm của các bên tham gia:
- Phía Chủ đầu tư (CĐT, Tư vấn TK, Tư vấn thẩm tra...) cần phải nâng cao chất lượng công tác thiết kế, bóc tách - tính toán dự toán đúng, đủ, các khoản chi phí dự tính phù hợp.
- Phía Nhà thầu khi dự thầu tính toán đầy đủ chi phí để thực hiện, phân bổ chi phí dự phòng vào giá dự thầu.
- Hai bên phải nghiên cứu kỹ các quy định về hợp đồng và thanh quyết toán toán (Luật Xây dựng, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, Thông tư số 07/2016/TT-BXD, Thông tư số 09/2016/TT-BXD...) để thương thảo, suy xét cho kỹ trước khi đặt bút ký. Khi đã đặt bút ký hợp đồng rồi cứ thế thực hiện, không à ừ quên... Khi đó ai vi phạm hợp đồng chịu trách nhiệm, chứ không phải cứ "trăm dâu đổ đầu nhà thầu".