Ý kiến hay, nhưng tôi có gop ý như sau:
Việc lập này vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề. vì vật tư bạn sửa lại không khớp với tất cả tên vật tư trong thiết kế.
Ví dụ bạn làm ra đèn đơn nhưng thực tế có nhiều loại đèn đơn 1x18w rất khó lấy giá: đèn có máng phản quang, đèn thường, đèn hắt đơn.... vậy lại cũng phải sữa theo đúng tên bảng thống kê hoặc theo tên trong thiết kế là đèn gì để lấy giá đúng. Hoặc định mức có lắp dây 6 , rồi dây điện 10, bạn gán vào nhưng khi có dây 8 thì làm sao, hoặc thiết kế dây VC, dây điện thoại, dây awnten đều dùng mã hiệu đó... chứ không phải dây CV như mặc định, vậy phải sửa tên cho đúng loại dây.
Vì vậy, để áp dụng triệt để, bạn áp dụng công cụ trợ giúp, không bị bó chân, bó tay hạn chế phạm vị công việc mình :
Công cụ 1 : Tra mã hiệu:
http://www.giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=144317 ; làm xong như cái máy, không mệt mỏi
- không nhứt đầu, không cần nhớ , thực tế tên công việc thế nào khai báo từ khóa rất dễ nhớ là ra mã hiệu,
- Nhanh chóng : copy từ khóa ở trên xuống, không phải công tác giống nhau cũng phải gõ lại; tranh sai sót do gõ thủ công, dùng hàm lấy từ khóa ra; bạn nào dùng hàm từ tên công tác mà lấy ra đủ từ khóa thì tự ra mã hiệu mà không cần nhập từ khóa, đây là bước tiến lên tự động: Ví dụ lập hàm nếu tìm thấy từ ống thì phải tìm từ tiếp theo xem, nếu có từ cống nũa thì quay lại vì có thể đó là công tác thông ống cống, còn nếu không có từ cống mà có những từ sau : những từ thể hiện loại vật liệu (Upvc, PPr, STK...), nếu có tìm tiếp đường kính là số đứng sau chữ D, ĐK... sẽ ra được mã hiệu. Nhưng phải thống nhất đặt tên công việc sao cho có quy luật thì hàm mới hiểu được, ví dụ nguoi ghi Đ, ĐK, Phi phải lập hàm cho rất nhiều trường hợp để hiểu hết ký hiệu đường kính rồi trích ra được đường kính... Việc này khó nhưng đây là kỹ thuật nên từ ngữ chuyên môn dùng rất hạn chế, nên thu hẹp phạm vi tìm kiếm của mình nên có thể khả thi. Phần mềm dự toán khi mình cung cấp từ khóa chưa đủ cũng đã đưa ra công tác có chứa từ khóa đó rồi, nhưng chưa tự lấy được từ khóa để ra mã luôn mà phải đợi nhập cho đủ và
đúng từ khóa và chưa vận dụng mã tương đương.
- tự động vận dụng mã hiệu; ví dụ mã hiệu gốc có ĐK 6,10;12 , khi nhập đường kính 7,8,9,11 không cần suy nghĩ là không biết có định mức đường kính này không, công cụ sẽ tự vận dụng tương đương không cần mình vận dụng thủ công, phải đi chọn mỏi cả mắt.
Công cụ 2: Đổi tên vật tư hàng loạt cho trùng với vật tư trong công việc:
http://www.giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=149488
Bạn không cần làm dữ liệu như trên; cứ vận dụng định mức nhà nước, sau đó đổi tên hàng loạt chỉ trong 1 lệnh ; không bị bó buộc như bạn là chỉ có thể dùng dây CV10 cho công tác đó, mà dây VC10, điện thoại 10, dây anten 10 đều dùng được. Vì làm hàng loạt rồi nên không phải lập sẵn
Công cụ 3 : Nhập giá vật tư : áp dụng nguyen tắc công cụ 1.
Chúng ta phải vận dụng được thư viện vật tư nhưng không được vì tên vật tư trong dự toán (lọc ra từ tên công việc) khác với tên vật tư trong thư viện nên không dùng hàm vlookup được; tương tự tên công việc trong dự toán không trùng với tên định mức mặc dù cùng ý nghĩa nên không dùng hàm vlookup được, sử dụng tra thủ công thì lâu quá: kiểm tra cáu kiện gì, vật liệu gì, dường kính gì xem có khớp hoàn toàn với nhau không mới ráp giá được. rất lâu, dễ lộn ( lấy nhầm giá Y thành T, co lấy măng sông, đk 75 lấy nhầm 90).
Nhước điểm kế tiếp : Qua công trình khác lại phải làm lại việc tra thủ công này, thư viện chưa phát huy tác dụng. phải dùng công cụ để khắc phụ được việc này . Vận dụng nguyên tắc trong công cụ 1 để phát huy tác dụng.
Trong ME, thông số cấu kiện rất cầu kỳ: ví dụ măng sông giảm PPR D65/32; ở đây có các từ khóa sau: Măng sông (T, Y, Cút...) + PPR (PVC, HDPE, STK...) + 65(ĐK gốc) +32 (ĐK giảm) : Vậy mỗi cấu kiện trong thư viện vật tư, ta liên kết các từ khóa thành một mã vật tư mới : ví du:
Giảm PPR D50/25 = GiamPPR50/25
Ống PVC 65 = OngPVC65 ; những mã này là không đổi và
duy nhất trong suốt quãng đời lập dự toán của người kỹ sư; lại dễ quản lý.
Khi bảng phân tích vật tư ra tên vật tư cách đặt tên khác: nhung ta có thể lấy ra từ khóa như trên để vlookup lại thư viện sẽ ra giá chính xác vì nếu không khớp hoàn toàn sẽ không ra kết quả; việc này có ưu điểm như đã đề cập trong công cụ 1; chỉ cần nhập từ khóa sẽ ra giá, mà từ khóa là nhũng từ rất dẽ nhớ , liên kết lại thành mã vật tư theo quy luật rất đơn giản . lại chính xác tuyệt đối, match mới ra giá. dùng hàm hoặc copy từ khóa để ra mã hiệu vật tư rất nhanh, và cuối cùng không nhức đầu,
Chúng ta có thể sự dụng lại từ khóa từ việc tra mã hiệu công việc sẽ ra giá vật tư mà không cần nhập từ khóa luôn nếu xem lại sự kết nối này. vì khi tra mã hiệu mình cũng phải nhập từ khóa này rồi. Sẽ rút ngắn thời gian nũa
Nếu áp dụng các công cụ trên, các bạn làm dự toán cực nhanh ; ngoại trừ tra mã hiệu ( có nguoi còn làm nhanh hơn nũa, nhưng chưa biết người ta làm thế nào ; 400 công tác ME, tôi tra 40 phút, cô bé kia nói làm 15 phút, có lẽ cô ta nhớ tất cả mã hiệu vì cô ta chuyên dự toán... nhưng nhớ mà gõ ra từ khóa cũng phải mất thời gian nhiều hơn chứ), tuy nhiên, một điều cô ta không làm được như công cụ này là không thể làm việc mà như chơi, làm không cần suy nghĩ, cứ từ khóa như thế nào gõ ra, sẽ ra kết quả, mà từ khóa rất dễ nhớ, dễ quản lý. Không thuôc mã hiệu nào cũng làm được. Nếu công việc cùng loại mà càng tăng số lượng thì hiệu quả công cụ cao lên vì không phụ thuộc vào số lượng công việc cùng loại,. Và độ chính xác tuyệt đối vì dùng hàm vlookup. không khớp không ra kết quả.