marketing02
Thành viên có triển vọng
- Tham gia
- 8/6/10
- Bài viết
- 8
- Điểm thành tích
- 1
[FONT="]Từ khi có chính sách đổi mới và mở cửa thì tại các đô thị lớn , đặc biệt là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ,các tòa nhà cao tầng đã hình thành và phát triển một cách đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng . Các tòa nhà cao tầng đã góp phần tạo dựng nên bộ mặt khang trang hiện đại và là điểm nhấn cho đô thị đồng thời thể hiện sức sáng tạo về kiến trúc, sự phát triển về công nghệ xây dựng cũng như hiệu quả sử dụng đất đô thị .[/FONT]
[FONT="]Để xây dựng một công trình nhà cao tầng có rất nhiều yếu tố quyết định liên quan, từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công đến khai thác sử dụng và duy tu bảo dưỡng,... nhưng có 2 yếu tố tiên quyết xuyên suốt quá trình này chính là tính an toàn và mức độ bền vững của công trình xây dựng nhà cao tầng .[/FONT]
[FONT="]Việc áp dụng các tiêu chuẩn trong quá trình khảo sát, thiết kế, quản lý chất lượng khi thi công và kiểm tra chất lượng các loại vật liệu, sản phẩm, bộ phận cấu kiện sử dụng cần phải được thống nhất giữa các ngành, địa phương tạo nên một hệ thống thống nhất các quy chuẩn về xây dựng nhà cao tầng nhằm đảm bảo hai tiêu chí trên và đòi hỏi sự khác biệt ở mức độ cao hơn so với các công trình nhà thấp tầng.[/FONT]
[FONT="]Việc kiểm định chất lượng công trình xây dựng nhà cao tầng cần tiếp cận theo quá trình, có hệ thống và phải quan tâm một cách toàn diện từ khâu chuẩn bị thực hiện (thiết kế và xây lắp) đến cả trong quá trình vận hành sử dụng .[/FONT]
[FONT="]Để bảo đảm mức độ bền vững của công trình, cần tiến hành kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt bắt đầu từ công tác khảo sát địa kỹ thuật xây dựng bằng cách thu thập thông tin, số liệu về nền đất dự kiến xây dựng công trình bao gồm các điều kiện tự nhiên của các lớp đất cùng với các thông số cơ học và vật lí của chúng để lựa chọn giải pháp kết cấu khung chịu lực và thiết kế nền móng công trình. Hệ thống móng và khung chịu lực là 2 nhóm kết cấu chính trong việc xây dựng công trình cao tầng, chúng chịu tác động của tải trọng đứng (gia trọng) và tải trọng ngang (gió và động đất) nên đòi hỏi phải thật bền chắc . [/FONT]
[FONT="]Bên cạnh đó, việc áp dụng một số các tiêu chuẩn thiết kế và thi công chuyên dùng cho nhà cao tầng đã được Bộ Xây Dựng ban hành và lựa chọn các phương pháp thử thích hợp trong công tác kiểm soát và duy trì chất lượng đầu vào của các loại vật liệu xây dựng, sản phẩm và các cấu kiện đúc sẵn nhằm tăng cường tính an toàn và bền vững cho công trình trong quá trình khai thác và vận hành sử dụng lâu dài. [/FONT]
[FONT="]1. Thử nghiệm bê tông[/FONT]
[FONT="]Bê tông được cấu thành từ xi măng, nước, các vật liệu thiên nhiên (cát, đá) và các thành phần khác nên để thiết kế một hỗn hợp bê tông thích hợp để thi công đòi hỏi phải kiểm tra chất lượng các loại vật liệu sử dụng một cách chặt chẽ .[/FONT]
[FONT="]Trong quá trình xây dựng nhà cao tầng, chất lượng bê tông phải được kiểm tra theo những tiêu chuẩn nhất định và việc lấy mẫu để thử nghiệm chỉ tiêu cường độ nén. Ngoài ra, nếu vì một lý do nào đó mà không tiến hành việc lấy mẫu theo như tiêu chuẩn thì việc thử nghiệm bằng các phương pháp không phá hủy như xác định độ cứng bề mặt, đo vận tốc sóng siêu âm, thử lực kéo nhổ (pull-out)… hoặc khoan lấy mẫu (ASTM C 42) trên các cấu kiện cần thiết phải được áp dụng tại hiện trường để có cơ sở đánh giá chất lượng bê tông kịp thời đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công. Số lượng mẫu thí nghiệm và tần số lấy mẫu tùy thuộc vào khối lượng bê tông cho từng lần đổ , vị trí đổ và sẽ khác nhau đối với từng hạng mục công trình .[/FONT]
[FONT="]Đối với những cấu kiện bê tông khối lớn, cần phải tiến hành thử nghiệm vết nứt khi xuất hiện hoặc thử nghiệm độ đồng nhất của bê tông khi có nghi ngờ vị trí bê tông bị xốp, rỗng hay có lỗ rỗng lớn theo TCXDVN 225:1998.[/FONT]
[FONT="]Công nghệ bê tông nhẹ, bê tông bọt đã hình thành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới và cũng được áp dụng tại một số công trình cao tầng ở nước ta nhằm giảm tải trọng tĩnh và làm nhẹ bớt kết cấu công trình nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực đồng thời tăng cường tính năng cách âm, cách nhiệt tốt. Tuy nhiên, đến nay tiêu chuẩn Việt Nam vẫn chưa có đầy đủ yêu cầu kỹ thuật cũng như phương pháp thử cho loại vật liệu này.[/FONT]
[FONT="]2.Thử nghiệm thép[/FONT]
[FONT="]Đặc trưng riêng biệt của nhà cao tầng là chịu tải trọng lớn và có chiều cao lớn cho nên cần phải có một hệ kết cấu công trình, từ móng đến hệ khung chịu lực phải thật bền chắc. Trong xây dựng , bê tông là vật liệu có khả năng làm việc rất tốt ở trạng thái nén nhưng kém khi trong trạng thái kéo, cho nên giải pháp thiết kế, chế tạo bê tông cốt thép cho tất cả các bộ phận kết cấu công trình tạo thành một hệ thống kết cấu đảm bảo chịu được sự làm việc theo hai phương hướng trên.[/FONT]
[FONT="]Công nghiệp luyện gang thép phát triển dẫn đến chất lượng của thép cũng được nâng cao lên, đặc biệt là cường độ kéo có giá trị lớn hơn nhiều so với thông số lý thuyết khi tính toán kết cấu làm cho tính an toàn và bền vững của công trình cải thiện một cách đáng kể . Tiêu chuẩn TCVN 6285:1997 được ban hành hoàn toàn tương đương với ISO 6935-2:1991 cũng bắt kịp đà phát triển này. Để đảm bảo chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình, việc các nhà thầu yêu cầu nhà sản xuất cung cấp kết quả thử nghiệm giới hạn bền kéo, giới hạn chảy và một số chỉ tiêu hoá khác cho sản phẩm của họ trước khi đặt hàng và trong giai đoạn thi công là hết sức cần thiết . [/FONT]
[FONT="]Một số ít các công trình nhà cao tầng sử dụng các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn trong đó thép cấu tạo sử dụng là thép cốt bê tông dự ứng lực. Ưu điểm của thép này là có kích thước nhỏ nhưng độ bền rất cao so với thép thường do đó giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất sản phẩm. Việc thử nghiệm để đánh giá chất lượng cũng phải tiến hành theo những qui định của tiêu chuẩn TCVN 6284:1997 (ISO 6934:1991) [/FONT]
[FONT="]3.Thử nghiệm kính xây dựng, sơn nước và sản phẩm ốp lát [/FONT]
[FONT="]Một đặc trưng khác của nhà cao tầng là vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu mặt ngoài công trình, phải có sức bền lớn. Đây là những sản phẩm thiên về tính kiến trúc hơn là kết cấu nhưng cũng đòi hỏi những chỉ tiêu về độ bền so với điều kiện môi trường và công năng sử dụng. [/FONT]
[FONT="]Các chỉ tiêu chất lượng cho từng loại sản phẩm Kính Xây dựng , Sơn nước (sơn nhũ tương) , Gạch gốm ốp tường và lát nền , Đá ốp lát được chi tiết trong bảng Tiêu Chuẩn Chất Lượng Vật Liệu Xây Dựng Sử Dụng cho nhà cao tầng .[/FONT]
[FONT="]Ngoài mục đích chỉ định và áp dụng các tiêu chuẩn để thử nghiệm và đánh giá chất lượng vật liệu xây dựng sử dụng cho công trình nhà cao tầng thì việc tuân thủ theo những tiêu chuẩn qui định các công tác thi công và nghiệm thu dưới đây cũng phải được tiến hành song song trong suốt tiến trình kiểm tra chất lượng công trình để đáp ứng tiến độ thi công, giảm thiểu các hư hỏng, rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh tế và kéo dài thời hạn bảo hành công trình.
[/FONT]
[FONT="]Để xây dựng một công trình nhà cao tầng có rất nhiều yếu tố quyết định liên quan, từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công đến khai thác sử dụng và duy tu bảo dưỡng,... nhưng có 2 yếu tố tiên quyết xuyên suốt quá trình này chính là tính an toàn và mức độ bền vững của công trình xây dựng nhà cao tầng .[/FONT]
[FONT="]Việc áp dụng các tiêu chuẩn trong quá trình khảo sát, thiết kế, quản lý chất lượng khi thi công và kiểm tra chất lượng các loại vật liệu, sản phẩm, bộ phận cấu kiện sử dụng cần phải được thống nhất giữa các ngành, địa phương tạo nên một hệ thống thống nhất các quy chuẩn về xây dựng nhà cao tầng nhằm đảm bảo hai tiêu chí trên và đòi hỏi sự khác biệt ở mức độ cao hơn so với các công trình nhà thấp tầng.[/FONT]
[FONT="]Việc kiểm định chất lượng công trình xây dựng nhà cao tầng cần tiếp cận theo quá trình, có hệ thống và phải quan tâm một cách toàn diện từ khâu chuẩn bị thực hiện (thiết kế và xây lắp) đến cả trong quá trình vận hành sử dụng .[/FONT]
[FONT="]Để bảo đảm mức độ bền vững của công trình, cần tiến hành kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt bắt đầu từ công tác khảo sát địa kỹ thuật xây dựng bằng cách thu thập thông tin, số liệu về nền đất dự kiến xây dựng công trình bao gồm các điều kiện tự nhiên của các lớp đất cùng với các thông số cơ học và vật lí của chúng để lựa chọn giải pháp kết cấu khung chịu lực và thiết kế nền móng công trình. Hệ thống móng và khung chịu lực là 2 nhóm kết cấu chính trong việc xây dựng công trình cao tầng, chúng chịu tác động của tải trọng đứng (gia trọng) và tải trọng ngang (gió và động đất) nên đòi hỏi phải thật bền chắc . [/FONT]
[FONT="]Bên cạnh đó, việc áp dụng một số các tiêu chuẩn thiết kế và thi công chuyên dùng cho nhà cao tầng đã được Bộ Xây Dựng ban hành và lựa chọn các phương pháp thử thích hợp trong công tác kiểm soát và duy trì chất lượng đầu vào của các loại vật liệu xây dựng, sản phẩm và các cấu kiện đúc sẵn nhằm tăng cường tính an toàn và bền vững cho công trình trong quá trình khai thác và vận hành sử dụng lâu dài. [/FONT]
[FONT="]1. Thử nghiệm bê tông[/FONT]
[FONT="]Bê tông được cấu thành từ xi măng, nước, các vật liệu thiên nhiên (cát, đá) và các thành phần khác nên để thiết kế một hỗn hợp bê tông thích hợp để thi công đòi hỏi phải kiểm tra chất lượng các loại vật liệu sử dụng một cách chặt chẽ .[/FONT]
[FONT="]Trong quá trình xây dựng nhà cao tầng, chất lượng bê tông phải được kiểm tra theo những tiêu chuẩn nhất định và việc lấy mẫu để thử nghiệm chỉ tiêu cường độ nén. Ngoài ra, nếu vì một lý do nào đó mà không tiến hành việc lấy mẫu theo như tiêu chuẩn thì việc thử nghiệm bằng các phương pháp không phá hủy như xác định độ cứng bề mặt, đo vận tốc sóng siêu âm, thử lực kéo nhổ (pull-out)… hoặc khoan lấy mẫu (ASTM C 42) trên các cấu kiện cần thiết phải được áp dụng tại hiện trường để có cơ sở đánh giá chất lượng bê tông kịp thời đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công. Số lượng mẫu thí nghiệm và tần số lấy mẫu tùy thuộc vào khối lượng bê tông cho từng lần đổ , vị trí đổ và sẽ khác nhau đối với từng hạng mục công trình .[/FONT]
[FONT="]Đối với những cấu kiện bê tông khối lớn, cần phải tiến hành thử nghiệm vết nứt khi xuất hiện hoặc thử nghiệm độ đồng nhất của bê tông khi có nghi ngờ vị trí bê tông bị xốp, rỗng hay có lỗ rỗng lớn theo TCXDVN 225:1998.[/FONT]
[FONT="]Công nghệ bê tông nhẹ, bê tông bọt đã hình thành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới và cũng được áp dụng tại một số công trình cao tầng ở nước ta nhằm giảm tải trọng tĩnh và làm nhẹ bớt kết cấu công trình nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực đồng thời tăng cường tính năng cách âm, cách nhiệt tốt. Tuy nhiên, đến nay tiêu chuẩn Việt Nam vẫn chưa có đầy đủ yêu cầu kỹ thuật cũng như phương pháp thử cho loại vật liệu này.[/FONT]
[FONT="]2.Thử nghiệm thép[/FONT]
[FONT="]Đặc trưng riêng biệt của nhà cao tầng là chịu tải trọng lớn và có chiều cao lớn cho nên cần phải có một hệ kết cấu công trình, từ móng đến hệ khung chịu lực phải thật bền chắc. Trong xây dựng , bê tông là vật liệu có khả năng làm việc rất tốt ở trạng thái nén nhưng kém khi trong trạng thái kéo, cho nên giải pháp thiết kế, chế tạo bê tông cốt thép cho tất cả các bộ phận kết cấu công trình tạo thành một hệ thống kết cấu đảm bảo chịu được sự làm việc theo hai phương hướng trên.[/FONT]
[FONT="]Công nghiệp luyện gang thép phát triển dẫn đến chất lượng của thép cũng được nâng cao lên, đặc biệt là cường độ kéo có giá trị lớn hơn nhiều so với thông số lý thuyết khi tính toán kết cấu làm cho tính an toàn và bền vững của công trình cải thiện một cách đáng kể . Tiêu chuẩn TCVN 6285:1997 được ban hành hoàn toàn tương đương với ISO 6935-2:1991 cũng bắt kịp đà phát triển này. Để đảm bảo chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình, việc các nhà thầu yêu cầu nhà sản xuất cung cấp kết quả thử nghiệm giới hạn bền kéo, giới hạn chảy và một số chỉ tiêu hoá khác cho sản phẩm của họ trước khi đặt hàng và trong giai đoạn thi công là hết sức cần thiết . [/FONT]
[FONT="]Một số ít các công trình nhà cao tầng sử dụng các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn trong đó thép cấu tạo sử dụng là thép cốt bê tông dự ứng lực. Ưu điểm của thép này là có kích thước nhỏ nhưng độ bền rất cao so với thép thường do đó giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất sản phẩm. Việc thử nghiệm để đánh giá chất lượng cũng phải tiến hành theo những qui định của tiêu chuẩn TCVN 6284:1997 (ISO 6934:1991) [/FONT]
[FONT="]3.Thử nghiệm kính xây dựng, sơn nước và sản phẩm ốp lát [/FONT]
[FONT="]Một đặc trưng khác của nhà cao tầng là vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu mặt ngoài công trình, phải có sức bền lớn. Đây là những sản phẩm thiên về tính kiến trúc hơn là kết cấu nhưng cũng đòi hỏi những chỉ tiêu về độ bền so với điều kiện môi trường và công năng sử dụng. [/FONT]
[FONT="]Các chỉ tiêu chất lượng cho từng loại sản phẩm Kính Xây dựng , Sơn nước (sơn nhũ tương) , Gạch gốm ốp tường và lát nền , Đá ốp lát được chi tiết trong bảng Tiêu Chuẩn Chất Lượng Vật Liệu Xây Dựng Sử Dụng cho nhà cao tầng .[/FONT]
[FONT="]Ngoài mục đích chỉ định và áp dụng các tiêu chuẩn để thử nghiệm và đánh giá chất lượng vật liệu xây dựng sử dụng cho công trình nhà cao tầng thì việc tuân thủ theo những tiêu chuẩn qui định các công tác thi công và nghiệm thu dưới đây cũng phải được tiến hành song song trong suốt tiến trình kiểm tra chất lượng công trình để đáp ứng tiến độ thi công, giảm thiểu các hư hỏng, rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh tế và kéo dài thời hạn bảo hành công trình.
[/FONT]
[FONT="]quantraclun.blogspot.com[/FONT]