TuvanXD246
Cựu Thành viên BQL Diễn đàn
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, các đô thị cũng phát triển ồ ạt trong đó kiến trúc mới các công sở chiếm một khối lượng lớn, có lẽ chỉ đứng sau nhà ở.
Nhưng nếu tìm một tỷ trọng tương ứng trong số các giải thưởng kiến trúc hàng năm (lẫn trong thực tế hoạt động) thì có thể khẳng định chất lượng kiến trúc công sở rất đáng buồn, đôi lúc đôi nơi đáng xấu hổ!
Và đáng nhìn lại một cách nghiêm túc vì số tiền đầu tư thật không nhỏ hàng năm mà vì nó là bộ mặt và tài sản lớn lâu dài của đất nước.
1.Kiến trúc sư đương nhiên là người nhận lỗi đầu tiên:
Vì nói cho cùng, đâu phải chỉ kiến trúc công sở, mà mỗi thể loại kiến trúc, nếu có sai lầm dẫn đến chất lượng kém một cách nghiêm trọng thì kiến trúc sư phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm, dù không phải là người duy nhất và có quyền lớn nhất trong sự hình thành mỗi công trình kiến trúc. Bởi vì về nguyên tắc, KTS có quyền và nghĩa vụ từ chối thực hiện những gì ảnh hưởng xấu đến giá trị xã hội của công trình. Và việc thiếu mỹ quan (do lạc hậu) hoặc thiếu chất lượng mang tính bền vững của kiến trúc công sở là những yếu kém chủ yếu trong thời gian qua.
Nguyên nhân muôn đời từ trình độ làm nghề của KTS tạm thời được lướt qua. Vì một mặt, việc khắc phục phải lâu dài từ chiến lược đào tạo và môi trường làm nghề, mặt khác cũng những con người KTS đó vẫn có thể tạo dựng nhiều công trình thành công rõ ràng ở các chủng loại công trình hoặc với thành phần Chủ đầu tư khác hơn các cơ quan nhà nước.
Sở thể dục thể thao - Tỉnh Vĩnh Phúc
2. Kích cỡ đã cung cấp sai làm sao may chiếc áo cho vừa?
Kích cỡ ở đây chính là nhiệm vụ thiết kế. Đối với công sở, nhiệm vụ thiết kế bắt đầu từ các Nghị định, Nghị quyết, Quy phạm…Nhà nước và các Thông tư của ngành đặc thù. Mà quan trọng nhất là quy mô, chất lượng hạng mục và tiêu chuẩn diện tích xây dựng.
2.1 Cần một quy mô hạng mục có sự đảm bảo về tính hệ thống ngành.
Trong đó có hướng dẫn về những số hiệu bắt buộc và những khoảng xoay sở theo thực tế. Đối với những ngành đặc thù có hẳn bộ phận nghiên cứu định chuẩn và điều chỉnh chuẩn. Ngay những công ty lớn có hẳn bộ phận logistic chuyên cung cấp thông số chuẩn và chịu trách nhiệm về nó trong quá trình thiết kế thi công nhà văn phòng. Dù là chuẩn kỹ thuật hay chuẩn sử dụng, nhiệm vụ thiết kế công sở của ta hiện áp dụng những chuẩn rất chung của ngành Xây dựng và phụ thuộc vào Ban Quản lý dự án (thường trước đây do chủ đầu tư tổ chức, nên không tránh khỏi sự bóp méo theo ý kiến chủ quan của “Ban quản lý dự án không chuyên”) – Yếu kém của công trình sẽ lộ ra ngay khi những người làm việc tiếp theo, lại theo ý kiến riêng mà bác bỏ. Vậy là công trình kiến trúc dễ dàng chết yểu. Trong kiến trúc công sở, có một thời kỳ Chính phủ quy định số mét vuông cụ thể cho người thiết kế kiến trúc công sở. Điều đó một mặt trói buộc (vì đã có tiêu chuẩn quy phạm) một mặt, trong thực tế, tiêu chuẩn thấp một cách quá đáng, chỉ đủ làm ra các công trình xây dựng có không gian tủn mủn. Không thể góp phần gì cho một nền kiến trúc công sở thời kỳ phát triển mới nếu không muốn nói ngược lại.
2.2 Cần đầu tư đúng mức, đúng tầm để tạo ra những công trình kiến trúc công sở có giá trị sử dụng bền lâu.
Kiến trúc công sở ở mọi quốc gia chiếm phần không nhỏ trong niềm tự hào về quỹ kiến trúc của quốc gia đó. Không nói đâu xa, ở Việt Nam ta, đình chùa, miếu mạo (công trình cộng đồng) hay kiến trúc công sở thời Pháp, Mỹ… chiếm số lượng áp đảo trong quỹ kiến trúc có giá trị hiện thời. Còn công sở của thời kỳ xây dựng nhiều nhất và rầm rộ nhất từ sau 1985? Quả là một sự chênh lệch về thành quả so với đầu tư.
Hệ quả đáng buồn về giá trị kiến trúc nghèo nàn của dòng kiến trúc công sở xuất phát từ chính sách cấp phát bình quân cơ sở vật chất cho các tỉnh thành, ngành, bộ từ nội dung nhiệm vụ thiết kế cho đến suất đầu tư. Không coi trọng tính đặc thù về quy mô công năng nơi này nơi khác, mà chỉ lo ngại sự phân bì của địa phương.
Suất đầu tư cũng bình quân và bình quân rất thấp. Nếu thời Pháp thuộc những công trình công sở vẫn còn giữ giá trị xây dựng lẫn giá trị kiến trúc đến giờ là vì có suất đầu tư quá cao, so với mức sống đương thời, ước tính có thể cao hơn.
Mức đầu tư nhà phố đô thị đến mười lần. Còn thời gian qua và kể cả hiện tại, suất đầu tư nhà công sở bị kiểm soát thấp hơn mức đầu tư nhà phố trung bình của người dân. Chất lượng kiến trúc công sở thấp là điều hiển nhiên vậy.
Nhà làm việc ủy ban nhân dân - Tỉnh Kiên Giang
2.3 Chính sách cấp phát bình quân là những mảnh đất tốt cho kiến trúc sinh sản vô tính phát triển.
Bởi vì đã cấp phát bình quân thì cơ chế và định mức là điều không thể thiếu. Đó là sự cần thiết hợp lý, nếu không muốn chờ đợi gì ở những giá trị sáng tạo kiến trúc hợp đẳng cấp. Sự kiểm soát càng chi tiết, càng ngặt nghèo thì tất nảy sinh những cách làm có tính “thạo việc”. Từ cân đối quy phạm định mức, đến thuyết minh, tính toán và… phong cách kiến trúc… quen thuộc. Miễn sao dự án dễ hiểu, có độ an toàn cao về mặt chính sách quản lý để nhanh chóng được chấp thuận, ghi vốn. Chính nhu cầu này đã tạo thị phần cho các loại kiến trúc na ná nhau, được sản xuất từ các Viện kiến trúc chuyên ngành (thay vì Viện phải chú tâm nghiên cứu, cải tiến tiêu chuẩn quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật ngành để tham mưu kịp thời, giúp đưa lại hiệu quả sáng tạo phù hợp với công năng thực tế và hướng về tương lai). Và dù không còn chủ trương tai hại là sử dụng kiến trúc điển hình, nhưng thực tế khắp cả nước gần như các loại kiến trúc công sở điển hình được sử dụng phổ biến. Đáng buồn, các loại kiến trúc này hao hao nhau một cách cũ kỹ, lười biếng nhưng không kém phần phô diễn, ồn ào.
2.4 Sử dụng quyền lực thiếu chuyên nghiệp trong quản lý dự án công trình công sở đang là tác nhân trực tiếp tạo nên bộ mặt yếu kém của kiến trúc công sở.
Một vị bộ trưởng chỉ đạo phong cách kiến trúc cho trụ sở Bộ mình. Một bí thư tỉnh ủy quyết định chọn phương án kiến trúc kém cỏi mà giới làm chuyên môn ở Hội Kiến trúc sư Việt Nam can không thấu. Một thủ trưởng cơ quan can thiệp một cách quyết định cả chuyện màu sắc, cột vuông, cột tròn. Tất cả việc đó đã và đang xảy ra khá bình thường.
Không có quy định nào về quyền hạn đó, nhưng tập quán suy nghĩ và hành xử về “trách nhiệm lãnh đạo” đã tạo ra, tồn tại và diễn biến một cách tai hại trong quá trình hình thành các công sở.
Nhà làm việc tỉnh ủy - Tỉnh Bắc Ninh
3. Cần nhanh chóng cải thiện hiện trạng đầu tư kiến trúc công sở vì một tương lai phát triển nhiều lạc quan hơn.
Phân tích những nguyên nhân làm kiến trúc công sở lúng túng trong yếu kém cũng là mong mỏi cải thiện từ đó. Có thể thấy ngay logic của vấn đề:
3.1 Công sở là tài sản của quốc gia, nhưng là niềm tự hào của mỗi địa phương. Vậy ngoài quy mô công năng chuẩn, địa phương có quyền cân nhắc đầu tư giá trị văn hóa, du lịch, môi trường… một cách hợp lý do Hội đồng nhân dân địa phương quyết định.
3.2 Cần có tổ chức thống nhất quản lý chuẩn mực việc đầu tư công sở, độc lập với sở thích riêng của người hưởng thụ (kể cả người lãnh đạo cao nhất có tính nhiệm kỳ). Tổ chức này có mục tiêu nghiên cứu, đầu tư, giữ gìn và phát huy giá trị tài sản của kiến trúc quốc gia từ trung ương đến địa phương, bộ ngành tới cơ sở.
3.3 Không nên có suất đầu tư cứng nhắc. Quyết định đầu tư giá trị gia tăng ngoài công năng chuẩn cho kiến trúc công sở là một quyền hạn, đồng thời trách nhiệm của Hội đồng nhân dân địa phương phải cân đối hợp lý với đóng góp thực tế của địa phương đối với quốc gia. Điều này vừa là khích lệ với địa phương năng động vừa khống chế đối với địa phương dựa dẫm ngân sách, tiêu pha không tiết kiệm.
Nhà làm việc bộ tài chính - TP Hà Nội
Tóm lại, trong xu thế kinh tế thị trường và hội nhập vào dòng chảy kinh tế bền vững và đa cực, giá trị quản lý đầu tư kiến trúc công sở cần được chuyên môn hóa và chuẩn hóa tốt hơn. Mặt khác, cần nghiên cứu mở thêm các kênh giá trị gia tăng về văn hóa, nghệ thuật, du lịch… mà địa phương sẽ được tạo điều kiện và quyền lợi đóng góp thêm vào công trình. Có vậy, người làm kiến trúc mới thoát được vùng trũng chất lượng thấp hiện nay, có nhiều điều kiện và cơ hội thật sự để có thể va chạm với những công trình kiến trúc công sở có giá trị dài lâu như nó luôn đáng được như thế.
* Bài viết trong Hội thảo : “Những biểu hiện hình thức chủ nghĩa trong Kiến trúc công sở thời kỳ đổi mới”.HN 11/2007
Ảnh trong bài: Viện Nghiên cứu Kiến trúc - Hội KTSVN
KTS.Nguyễn Văn Tất (Tạp chí KTVN số 11 năm 2007)
Nhưng nếu tìm một tỷ trọng tương ứng trong số các giải thưởng kiến trúc hàng năm (lẫn trong thực tế hoạt động) thì có thể khẳng định chất lượng kiến trúc công sở rất đáng buồn, đôi lúc đôi nơi đáng xấu hổ!
Và đáng nhìn lại một cách nghiêm túc vì số tiền đầu tư thật không nhỏ hàng năm mà vì nó là bộ mặt và tài sản lớn lâu dài của đất nước.
1.Kiến trúc sư đương nhiên là người nhận lỗi đầu tiên:
Vì nói cho cùng, đâu phải chỉ kiến trúc công sở, mà mỗi thể loại kiến trúc, nếu có sai lầm dẫn đến chất lượng kém một cách nghiêm trọng thì kiến trúc sư phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm, dù không phải là người duy nhất và có quyền lớn nhất trong sự hình thành mỗi công trình kiến trúc. Bởi vì về nguyên tắc, KTS có quyền và nghĩa vụ từ chối thực hiện những gì ảnh hưởng xấu đến giá trị xã hội của công trình. Và việc thiếu mỹ quan (do lạc hậu) hoặc thiếu chất lượng mang tính bền vững của kiến trúc công sở là những yếu kém chủ yếu trong thời gian qua.
Nguyên nhân muôn đời từ trình độ làm nghề của KTS tạm thời được lướt qua. Vì một mặt, việc khắc phục phải lâu dài từ chiến lược đào tạo và môi trường làm nghề, mặt khác cũng những con người KTS đó vẫn có thể tạo dựng nhiều công trình thành công rõ ràng ở các chủng loại công trình hoặc với thành phần Chủ đầu tư khác hơn các cơ quan nhà nước.
Sở thể dục thể thao - Tỉnh Vĩnh Phúc
2. Kích cỡ đã cung cấp sai làm sao may chiếc áo cho vừa?
Kích cỡ ở đây chính là nhiệm vụ thiết kế. Đối với công sở, nhiệm vụ thiết kế bắt đầu từ các Nghị định, Nghị quyết, Quy phạm…Nhà nước và các Thông tư của ngành đặc thù. Mà quan trọng nhất là quy mô, chất lượng hạng mục và tiêu chuẩn diện tích xây dựng.
2.1 Cần một quy mô hạng mục có sự đảm bảo về tính hệ thống ngành.
Trong đó có hướng dẫn về những số hiệu bắt buộc và những khoảng xoay sở theo thực tế. Đối với những ngành đặc thù có hẳn bộ phận nghiên cứu định chuẩn và điều chỉnh chuẩn. Ngay những công ty lớn có hẳn bộ phận logistic chuyên cung cấp thông số chuẩn và chịu trách nhiệm về nó trong quá trình thiết kế thi công nhà văn phòng. Dù là chuẩn kỹ thuật hay chuẩn sử dụng, nhiệm vụ thiết kế công sở của ta hiện áp dụng những chuẩn rất chung của ngành Xây dựng và phụ thuộc vào Ban Quản lý dự án (thường trước đây do chủ đầu tư tổ chức, nên không tránh khỏi sự bóp méo theo ý kiến chủ quan của “Ban quản lý dự án không chuyên”) – Yếu kém của công trình sẽ lộ ra ngay khi những người làm việc tiếp theo, lại theo ý kiến riêng mà bác bỏ. Vậy là công trình kiến trúc dễ dàng chết yểu. Trong kiến trúc công sở, có một thời kỳ Chính phủ quy định số mét vuông cụ thể cho người thiết kế kiến trúc công sở. Điều đó một mặt trói buộc (vì đã có tiêu chuẩn quy phạm) một mặt, trong thực tế, tiêu chuẩn thấp một cách quá đáng, chỉ đủ làm ra các công trình xây dựng có không gian tủn mủn. Không thể góp phần gì cho một nền kiến trúc công sở thời kỳ phát triển mới nếu không muốn nói ngược lại.
2.2 Cần đầu tư đúng mức, đúng tầm để tạo ra những công trình kiến trúc công sở có giá trị sử dụng bền lâu.
Kiến trúc công sở ở mọi quốc gia chiếm phần không nhỏ trong niềm tự hào về quỹ kiến trúc của quốc gia đó. Không nói đâu xa, ở Việt Nam ta, đình chùa, miếu mạo (công trình cộng đồng) hay kiến trúc công sở thời Pháp, Mỹ… chiếm số lượng áp đảo trong quỹ kiến trúc có giá trị hiện thời. Còn công sở của thời kỳ xây dựng nhiều nhất và rầm rộ nhất từ sau 1985? Quả là một sự chênh lệch về thành quả so với đầu tư.
Hệ quả đáng buồn về giá trị kiến trúc nghèo nàn của dòng kiến trúc công sở xuất phát từ chính sách cấp phát bình quân cơ sở vật chất cho các tỉnh thành, ngành, bộ từ nội dung nhiệm vụ thiết kế cho đến suất đầu tư. Không coi trọng tính đặc thù về quy mô công năng nơi này nơi khác, mà chỉ lo ngại sự phân bì của địa phương.
Suất đầu tư cũng bình quân và bình quân rất thấp. Nếu thời Pháp thuộc những công trình công sở vẫn còn giữ giá trị xây dựng lẫn giá trị kiến trúc đến giờ là vì có suất đầu tư quá cao, so với mức sống đương thời, ước tính có thể cao hơn.
Mức đầu tư nhà phố đô thị đến mười lần. Còn thời gian qua và kể cả hiện tại, suất đầu tư nhà công sở bị kiểm soát thấp hơn mức đầu tư nhà phố trung bình của người dân. Chất lượng kiến trúc công sở thấp là điều hiển nhiên vậy.
Nhà làm việc ủy ban nhân dân - Tỉnh Kiên Giang
2.3 Chính sách cấp phát bình quân là những mảnh đất tốt cho kiến trúc sinh sản vô tính phát triển.
Bởi vì đã cấp phát bình quân thì cơ chế và định mức là điều không thể thiếu. Đó là sự cần thiết hợp lý, nếu không muốn chờ đợi gì ở những giá trị sáng tạo kiến trúc hợp đẳng cấp. Sự kiểm soát càng chi tiết, càng ngặt nghèo thì tất nảy sinh những cách làm có tính “thạo việc”. Từ cân đối quy phạm định mức, đến thuyết minh, tính toán và… phong cách kiến trúc… quen thuộc. Miễn sao dự án dễ hiểu, có độ an toàn cao về mặt chính sách quản lý để nhanh chóng được chấp thuận, ghi vốn. Chính nhu cầu này đã tạo thị phần cho các loại kiến trúc na ná nhau, được sản xuất từ các Viện kiến trúc chuyên ngành (thay vì Viện phải chú tâm nghiên cứu, cải tiến tiêu chuẩn quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật ngành để tham mưu kịp thời, giúp đưa lại hiệu quả sáng tạo phù hợp với công năng thực tế và hướng về tương lai). Và dù không còn chủ trương tai hại là sử dụng kiến trúc điển hình, nhưng thực tế khắp cả nước gần như các loại kiến trúc công sở điển hình được sử dụng phổ biến. Đáng buồn, các loại kiến trúc này hao hao nhau một cách cũ kỹ, lười biếng nhưng không kém phần phô diễn, ồn ào.
2.4 Sử dụng quyền lực thiếu chuyên nghiệp trong quản lý dự án công trình công sở đang là tác nhân trực tiếp tạo nên bộ mặt yếu kém của kiến trúc công sở.
Một vị bộ trưởng chỉ đạo phong cách kiến trúc cho trụ sở Bộ mình. Một bí thư tỉnh ủy quyết định chọn phương án kiến trúc kém cỏi mà giới làm chuyên môn ở Hội Kiến trúc sư Việt Nam can không thấu. Một thủ trưởng cơ quan can thiệp một cách quyết định cả chuyện màu sắc, cột vuông, cột tròn. Tất cả việc đó đã và đang xảy ra khá bình thường.
Không có quy định nào về quyền hạn đó, nhưng tập quán suy nghĩ và hành xử về “trách nhiệm lãnh đạo” đã tạo ra, tồn tại và diễn biến một cách tai hại trong quá trình hình thành các công sở.
Nhà làm việc tỉnh ủy - Tỉnh Bắc Ninh
3. Cần nhanh chóng cải thiện hiện trạng đầu tư kiến trúc công sở vì một tương lai phát triển nhiều lạc quan hơn.
Phân tích những nguyên nhân làm kiến trúc công sở lúng túng trong yếu kém cũng là mong mỏi cải thiện từ đó. Có thể thấy ngay logic của vấn đề:
3.1 Công sở là tài sản của quốc gia, nhưng là niềm tự hào của mỗi địa phương. Vậy ngoài quy mô công năng chuẩn, địa phương có quyền cân nhắc đầu tư giá trị văn hóa, du lịch, môi trường… một cách hợp lý do Hội đồng nhân dân địa phương quyết định.
3.2 Cần có tổ chức thống nhất quản lý chuẩn mực việc đầu tư công sở, độc lập với sở thích riêng của người hưởng thụ (kể cả người lãnh đạo cao nhất có tính nhiệm kỳ). Tổ chức này có mục tiêu nghiên cứu, đầu tư, giữ gìn và phát huy giá trị tài sản của kiến trúc quốc gia từ trung ương đến địa phương, bộ ngành tới cơ sở.
3.3 Không nên có suất đầu tư cứng nhắc. Quyết định đầu tư giá trị gia tăng ngoài công năng chuẩn cho kiến trúc công sở là một quyền hạn, đồng thời trách nhiệm của Hội đồng nhân dân địa phương phải cân đối hợp lý với đóng góp thực tế của địa phương đối với quốc gia. Điều này vừa là khích lệ với địa phương năng động vừa khống chế đối với địa phương dựa dẫm ngân sách, tiêu pha không tiết kiệm.
Nhà làm việc bộ tài chính - TP Hà Nội
Tóm lại, trong xu thế kinh tế thị trường và hội nhập vào dòng chảy kinh tế bền vững và đa cực, giá trị quản lý đầu tư kiến trúc công sở cần được chuyên môn hóa và chuẩn hóa tốt hơn. Mặt khác, cần nghiên cứu mở thêm các kênh giá trị gia tăng về văn hóa, nghệ thuật, du lịch… mà địa phương sẽ được tạo điều kiện và quyền lợi đóng góp thêm vào công trình. Có vậy, người làm kiến trúc mới thoát được vùng trũng chất lượng thấp hiện nay, có nhiều điều kiện và cơ hội thật sự để có thể va chạm với những công trình kiến trúc công sở có giá trị dài lâu như nó luôn đáng được như thế.
* Bài viết trong Hội thảo : “Những biểu hiện hình thức chủ nghĩa trong Kiến trúc công sở thời kỳ đổi mới”.HN 11/2007
Ảnh trong bài: Viện Nghiên cứu Kiến trúc - Hội KTSVN
KTS.Nguyễn Văn Tất (Tạp chí KTVN số 11 năm 2007)