Kích thước hạt trong bê tông cốt thép

thang7383

Thành viên mới
Tham gia
29/11/17
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
29
Nơi ở
Hà Nội
Bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi trong xây dựng hiện nay, là loại vật liệu khá thông dụng và phổ biến. Cùng VLXD.org tìm hiểu về thành phần và kích thước các hạt trong cấu kiện bê tông cốt thép.
1. Cát



VLXD_org_Kich_thuoc_hat_trong_Betong_cot_thep1.jpg


Cát có khối lượng thể tích 1450 - 1650 kg/m3.

Theo cỡ hạt (mm) có các loại cát:

• Nhỏ: 0,10-0,25;

• Vừa: 0,25 - 0,50;

• To: 0,5 -1;

• Rất to: 1 - 5.

Nếu nhỏ hơn cát nhỏ thì gọi là bụi (0,005 - 0,10 mm) và hạt sét (< 0,005 mm). Bụi và hạt sét không dùng làm cốt liệu cho vữa và bê tông.

Trong thực tế người ta hay, phân cát làm cốt liệu ra hai loại: cát đen và cát vàng:

• Cát đen có cỡ hạt nhỏ (< 0,25 mm), lẫn nhiều bụi, đất, vỏ sò,… có khối lượng thể tích khoảng 1200 kg/m3. Cát đen có cỡ hạt < 0,10 mm chiếm > 35% thì gọi là cát mịn. Cát mịn chỉ dùng để lấp nền.

• Cát vàng có cỡ hạt từ vừa trờ lên (> 0,25 mm), màu vàng, sắc cạnh và sạch hơn cát đen, có khối lượng thể tích khoảng 1400 kg/m3.

Theo nơi khai thác thì có cát núi, cát sông, cát biển, cát cồn, cát, đụn:

• Cát núi ờ khe, suối, ít bị mài mòn nên hạt sắc cạnh, nhám mặt, dùng để làm cốt liệu cho vữa hoặc bê tông đều rất tốt.

• Cát sông ờ đầu nguồn thường là cát vàng, ở cuối nguồn thường là cát đen.

• Cát biển thường là loại hạt nhỏ

• Cát cồn và cát đụn thường là cát mịn.

• Ngoài ra còn cát nghiền do đá mạt nghiền ra.

2. Sỏi

VLXD_org_Kich_thuoc_hat_trong_Betong_cot_thep2.jpg


Sỏi còn gọi là cuội nhỏ, thường có dạng tròn nhẵn, cũng có bốn loại theo cỡ viên (mm):

• Nhỏ: 5-20;

• Vữa: 20 - 40;

• To: 40 - 60;

• Rất to: 60 - 100.

Sỏi có khối lượng thể tích 1400 - 1700 kg/m3, có mac 200, 300, 400, 600, 800, 1000, 1200 và 1400, phụ thuộc vào mac đá gốc.

Sỏi tốt có màu vàng nhạt hoặc màu vỏ trứng, sỏi màu đen hoặc màu xám không tốt: mềm, giòn, hay tách lớp. sỏi ít nhẵn (bể mặt xù xì) tốt hơn sỏi nhẵn, vì bám dính tốt hơn với ximăng.

Sỏi phải đạt các yêu cầu cùa TCVN 1771 – 1987 (Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng cho bê tông).

3. Đá dăm

VLXD_org_Kich_thuoc_hat_trong_Betong_cot_thep3.jpg


Đá dăm được sản xuất từ các loại đá thiên nhiên. Đá dăm có độ nhám bề mặt cao nên độ bám dính với vữa xi măng cao hơn sỏi.

Đá dăm cũng có bốn loại theo cỡ viên: 10 X 20, 20 X 40, 40 X 60, 60 X 80 (mm) và có 8 loại mac như sỏi.

Khối lượng thể tích của đá dăm:

• Cỡ viên nhỏ: 1600 kg/m3;

• Các cỡ viên còn lại: 1550 kg/m3.

Đá dăm cỡ 10 X 20, 20 X 40 (mm) dùng thay sỏi làm bê tông (1), cỡ 40 X 60, 60 X 80 dùng trong bê tông lót móng, dùng lót mặt đường ôtô, chèn tà vẹt đường sắt,…

Những đá nhỏ hơn cỡ 10 X 20 (mm) gọi là đá mạt. Đá mạt nghiền nhỏ thành cát nghiền và bột đá. Cát nghiền tốt hơn cát bình thường. Bột đá kích thước nhỏ hơn cát nghiền dùng trong bê tông atphan để chống thấm (cách nước), làm đường,…

Đá dăm phải đạt các yêu cầu của TCVN 1771 – 1987.

4. Tảng lăn

VLXD_org_Kich_thuoc_hat_trong_Betong_cot_thep4.jpg



Tảng lăn còn gọi là cuội lớn, tương tự như sỏi nhưng lớn hơn, cũng có bốn loại theo cỡ viên (mm):

• Nhỏ: 100 - 200;

• Vừa: 200 - 400;

• To: 400 - 800;

• Rất to: > 800.

Mac và khối lượng thể tích của tảng lăn tùy thuộc đá gốc.

Tảng lăn dùng làm bê tông đá hộc (thay đá hộc).

5. Gạch vỡ

VLXD_org_Kich_thuoc_hat_trong_Betong_cot_thep5.jpg


Dùng gạch đất sét nung vỡ (không dùng loại non lửa) đập thành cỡ 40 X 60 (mm) được gạch vỡ. Khối lượng thể tích của gạch vỡ khoảng 1350 kg/m3.

Gạch vỡ dùng làm bê tông gạch vỡ.

6. Xỉ

VLXD_org_Kich_thuoc_hat_trong_Betong_cot_thep6.jpg


Ở nước ta thường dùng xỉ nhiệt điện, xỉ lò hơi, có thể cả xỉ lò cao. Xỉ được sàng bỏ các hạt (viên) lớn hơn 30 mm và nhỏ hơn 5 mm. Khối lượng thể tích của xỉ lò hơi khoảng 800 kg/m3, xỉ lò cao 550 kg/m3.

Xỉ được dùng làm cốt liệu cho bê tông (làm lớp cách nhiệt cho mái bằng, tường,… Xỉ hình tường là xỉ lò vôi (trạt vôi) trộn thêm sỏi, sạn, đất sét (tỷ lệ các chất trộn này không quá 50%) hoặc xỉ lò gạch.

Bê tông cách nhiệt, bê tông tạo độ rỗng, bê tông điều chỉnh độ dối mái bằng,…

Ngoài ra, đá hộc được dùng (thông thường) trong bê tông đá hộc

7. Nước

Nước dùng để trộn vữa, trộn bê tông, tôi vôi, bảo dưỡng bê tông,…

Nước phải đạt các yêu cầu của TCVN 4506 - 1987 (Nước dùng cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật): Phải ỉà nước uống được, không dùng nước nổi váng, lẫn bùn cát, dầu mỡ, nước thải (nước thải công nghiệp và sinh hoạt), nước biển, nước chứa các tạp chất có hại, chứa chất béo, chứa bất cứ loại muối nào, chứa axit, chứa kiềm,…

Liên hệ đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp uy tín tại Hà Nội:
Đường dây nóng: 01645 664 148
Xem thêm chi tiết tại :thiết kế web giá rẻ
 

Top