Kiểm toán Chiết tính lại đơn giá dự thầu

0985670676

Thành viên mới
Tham gia
19/1/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Tuổi
41
Mình là đơn vị nhà thầu làm quyết toán A-B với chủ đầu tư, sau đó chủ đầu tư mời kiểm toán độc lập vào kiẻm toán công trình của mình thì phát hiện ra chiết tính đơn giá dự thầu của bên mình bị nhầm lẫn các hệ số (ví dụ chi phí chung là 5,5% thì bên mình nhầm là 6,5%). Bác nào bít cho mình hỏi kiểm toán có được chiết tính lại đơn giá dự thầu của bên mình theo đúng quy định không, hợp đồng của mình là hợp đồng điều chỉnh giá
 

xjngxjng

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
12/10/09
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
Mình là đơn vị nhà thầu làm quyết toán A-B với chủ đầu tư, sau đó chủ đầu tư mời kiểm toán độc lập vào kiẻm toán công trình của mình thì phát hiện ra chiết tính đơn giá dự thầu của bên mình bị nhầm lẫn các hệ số (ví dụ chi phí chung là 5,5% thì bên mình nhầm là 6,5%). Bác nào bít cho mình hỏi kiểm toán có được chiết tính lại đơn giá dự thầu của bên mình theo đúng quy định không, hợp đồng của mình là hợp đồng điều chỉnh giá
Chào bạn! mình đọc nội dung của bạn viết ko rõ là bạn đang làm công trình thuộc loại công trình nào ( dân dụng công nghiệp, giao thông, thủy lợi ......). Nếu công trình công nghiệp, công trình giao thông hay thủy lợi, khi làm thầu cty bạn áp sai chi phí chung thì sẽ bị bên kiểm toán chiết tính lại với chi phí chung đúng theo công trình mà cty bạn làm.
Tuy nhiên, với kiểm toán độc lập thì mình nghĩ không có gì là không giải quyết được :confused:.
 

0985670676

Thành viên mới
Tham gia
19/1/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Tuổi
41
Thực ra mình đặt câu hỏi này là muốn hỏi xem, khi đơn giá dự thầu đã được chủ đầu tư và nhà thầu ký xác nhận thì kiểm toán độc lập có quyền chiết tính lại đơn giá đó không, nếu đơn giá dự thầu chưa áp dụng đúng các thông tư nghị định hiện hành, có nhiều người nói rằng kiểm toán ko có quyền chiết tính lại kết cấu đơn giá đó nhưng mình chưa đọc thấy văn bản nào quy định vậy, Mình đang nói về các quy định chứ chưa nói về chuyện abc gì đó.
 

xjngxjng

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
12/10/09
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
Thực ra mình đặt câu hỏi này là muốn hỏi xem, khi đơn giá dự thầu đã được chủ đầu tư và nhà thầu ký xác nhận thì kiểm toán độc lập có quyền chiết tính lại đơn giá đó không, nếu đơn giá dự thầu chưa áp dụng đúng các thông tư nghị định hiện hành, có nhiều người nói rằng kiểm toán ko có quyền chiết tính lại kết cấu đơn giá đó nhưng mình chưa đọc thấy văn bản nào quy định vậy, Mình đang nói về các quy định chứ chưa nói về chuyện abc gì đó.
Bạn có thể tham khảo nội dung ở: "CHUẨN MỰC SỐ 1000 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ HOÀN THÀNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
. Mình trích 1 đoạn
"Nội dung kiểm tra Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

  1. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải thực hiện kiểm tra Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo các nội dung, yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Tài chính về Quy trình thẩm tra Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Các nội dung kiểm tra chủ yếu gồm:
Kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư.

  • Kiểm tra, đối chiếu danh mục các văn bản quyết định đầu tư dự án và các văn bản pháp lý đã thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng dự án so với quy định của Nhà nước;
  • Kiểm tra tính pháp lý của các văn bản liên quan đến dự án về: Trình tự lập và duyệt văn bản, nội dung văn bản, thẩm quyền phê duyệt văn bản;
  • Kiểm tra tính pháp lý và việc thực hiện quy chế đấu thầu, hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư ký với các nhà thầu tư vấn, xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị.
Sau khi kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư, kiểm toán viên phải đưa ra nhận xét về việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng dự án.
Kiểm tra nguồn vốn đầu tư.

  • Kiểm tra, đối chiếu cơ cấu vốn và số vốn đầu tư thực hiện, đã thanh toán theo từng nguồn vốn qua từng năm so với số được duyệt;
  • Kiểm tra sự phù hợp giữa thực tế sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu nguồn vốn đầu tư xác định trong quyết định đầu tư;
  • Kiểm tra việc điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư của dự án có chấp hành đúng chế độ và thẩm quyền quy định không.
Sau khi kiểm tra các nguồn vốn đầu tư của dự án đầu tư, kiểm toán viên phải đưa ra nhận xét về việc cấp phát, thanh toán, cho vay và sử dụng các nguồn vốn của dự án.
Kiểm tra chi phí đầu tư.

  • Kiểm tra chi phí xây dựng công trình và chi phí lắp đặt thiết bị về các mặt: Giá trị khối lượng quyết toán so với dự toán được duyệt, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, biên bản phát sinh; Việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc áp dụng đơn giá, định mức, hệ số trượt giá, phụ phí (trong trường hợp chỉ định thầu), áp dụng đơn giá trúng thầu (trong trường hợp đấu thầu); Tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu); Việc sử dụng chủng loại vật liệu phù hợp với thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ trúng thầu;
  • Kiểm tra chi phí thiết bị về các mặt: Giá trị, khối lượng thiết bị quyết toán phù hợp với hợp đồng mua sắm, hóa đơn, chứng từ, thực tế thi công; Các chi phí có liên quan như vận chuyển, bảo quản, bảo hiểm, bảo dưỡng… có phù hợp với hợp đồng, hóa đơn, chứng từ và các quy định của Nhà nước; Tuân thủ các quy định trong việc lựa chọn nhà cung cấp (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu);
  • Kiểm tra chi phí khác về các mặt: Giá trị quyết toán chi phí khác phù hợp với dự toán được duyệt, phù hợp với chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; Tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu)."
 
  • Like
Các tương tác: vna

Huancc5

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
27/4/08
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Tuổi
43
Thực ra mình đặt câu hỏi này là muốn hỏi xem, khi đơn giá dự thầu đã được chủ đầu tư và nhà thầu ký xác nhận thì kiểm toán độc lập có quyền chiết tính lại đơn giá đó không, nếu đơn giá dự thầu chưa áp dụng đúng các thông tư nghị định hiện hành, có nhiều người nói rằng kiểm toán ko có quyền chiết tính lại kết cấu đơn giá đó nhưng mình chưa đọc thấy văn bản nào quy định vậy, Mình đang nói về các quy định chứ chưa nói về chuyện abc gì đó.
Theo mình hiểu thì việc ký kết hợp đồng này nó cũng như việc mua bán hàng hóa thông thường, khi đã ký rồi thì thống nhất thực hiện theo các điều khoản của Hợp đồng. Nếu hợp đồng của bạn có các yếu tố qui định như các hệ số định mức phải theo qui định của nhà nước thì kiểm toán mới được điều chỉnh, nếu không thì cứ đúng điều khoản hợp đồng mà làm.
 
S

son_vq121

Guest
Điều 33 - Chuẩn mực kiểm toán số 1000 có ghi:

.....

"Kiểm tra chi phí đầu tư:

Kiểm tra chi phí xây dựng công trình và chi phí lắp đặt thiết bị về các mặt: Giá trị khối lượng quyết toán so với dự toán được duyệt, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, biên bản phát sinh; Việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc áp dụng đơn giá, định mức, hệ số trượt giá, phụ phí (trong trường hợp chỉ định thầu), áp dụng đơn giá trúng thầu (trong trường hợp đấu thầu); Tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu); Việc sử dụng chủng loại vật liệu phù hợp với thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ trúng thầu"

Như vậy kiểm toán độc lập chỉ có thể chiết tính lại đơn giá trong trường hợp chỉ định định thầu, còn trường hợp đấu thầu không được phép chiết tính lại đơn giá trúng thầu (đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu).

Trường hợp này nếu xử lý thì cũng chỉ nêu ý kiến ngoại trừ và hiệu chỉnh lại đơn giá ở phần bù nhân công, máy thi công.


Thân!
 
Last edited by a moderator:

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Điều 33 - Chuẩn mực kiểm toán số 1000 có ghi:

.....

"Kiểm tra chi phí đầu tư:

Kiểm tra chi phí xây dựng công trình và chi phí lắp đặt thiết bị về các mặt: Giá trị khối lượng quyết toán so với dự toán được duyệt, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, biên bản phát sinh; Việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc áp dụng đơn giá, định mức, hệ số trượt giá, phụ phí (trong trường hợp chỉ định thầu), áp dụng đơn giá trúng thầu (trong trường hợp đấu thầu); Tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu); Việc sử dụng chủng loại vật liệu phù hợp với thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ trúng thầu"

Như vậy kiểm toán độc lập chỉ có thể chiết tính lại đơn giá trong trường hợp chỉ định định thầu, còn trường hợp đấu thầu không được phép chiết tính lại đơn giá trúng thầu (đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu).

Trường hợp này nếu xử lý thì cũng chỉ nêu ý kiến ngoại trừ và hiệu chỉnh lại đơn giá ở phần bù nhân công, máy thi công.


Thân!

Trường hợp đấu thầu hình như anh Sơn trình bày nhầm thì phải?
Theo điều 33 mà anh vừa trích thì hiểu là vẫn kiểm tra việc tuân thủ quy định nhà nước trong áp dụng đơn giá trúng thầu (trong trường hợp đấu thầu)
 

nguyentiendunghk2010

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
24/9/10
Bài viết
47
Điểm thành tích
8
Tuổi
36
Mình là đơn vị nhà thầu làm quyết toán A-B với chủ đầu tư, sau đó chủ đầu tư mời kiểm toán độc lập vào kiẻm toán công trình của mình thì phát hiện ra chiết tính đơn giá dự thầu của bên mình bị nhầm lẫn các hệ số (ví dụ chi phí chung là 5,5% thì bên mình nhầm là 6,5%). Bác nào bít cho mình hỏi kiểm toán có được chiết tính lại đơn giá dự thầu của bên mình theo đúng quy định không, hợp đồng của mình là hợp đồng điều chỉnh giá

Chào bạn với trường hợp này mình xin trả lời như sau. Trong trường hợp này thì Kiểm toán độc lập hoàn toàn có đủ cơ sở để tính lại đơn giá. Vì thứ nhất là bên bạn đã áp dụng sai hệ số (Cái này là rõ ràng), thứ 2: Đây là hợp đồng điều chỉnh giá, giá có thể được thay đổi cơ mà. Ngay cả nếu hợp đồng là trọn gói Kiểm toán độc lập nếu phát hiện thấy sai sót thì không cắt khối lượng nhưng cũng có thể nêu ý kiến về vấn đề áp sai đơn giá, và trách nhiệm lớn nhất thuộc về Chủ đầu tư.
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Chào bạn với trường hợp này mình xin trả lời như sau. Trong trường hợp này thì Kiểm toán độc lập hoàn toàn có đủ cơ sở để tính lại đơn giá. Vì thứ nhất là bên bạn đã áp dụng sai hệ số (Cái này là rõ ràng), thứ 2: Đây là hợp đồng điều chỉnh giá, giá có thể được thay đổi cơ mà. Ngay cả nếu hợp đồng là trọn gói Kiểm toán độc lập nếu phát hiện thấy sai sót thì không cắt khối lượng nhưng cũng có thể nêu ý kiến về vấn đề áp sai đơn giá, và trách nhiệm lớn nhất thuộc về Chủ đầu tư.
Cái anh này nói đúng lắm, và quy định hiện tại cũng đúng là như vậy. Nhất trí hoàn toàn với anh về nội dung câu trả lời này.
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Kiểm toán được chiết tính lại đơn giá hợp đồng (trừ hợp đồng trọn gói)

Em thâý có nhiêù topic trên các diễn đàn về vấn đề này nhưng vẫn chưa được trả lơì thỏa đáng bằng văn bản chi tiết.
Trước hết, để xem xét có chiết tính lại đơn giá hợp đồng (DGHD) không, căn cứ vào:
+ Loại hợp đồng để xem xét có chiết tính lại DGHD không?
+ Kiểm toán độc lập hay kiểm toán nhà nước?
1. Với hợp đồng trọn gói, chắc chắn không chiết tính lại DGHD, tham khảo các câu trả lơì của BXD và văn bản liên quan:
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1973955/search?m_action=4&p_id=34934&p_detail=1
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1973955/search?m_action=4&p_id=34934&p_detail=1
2. Với các loại hợp đồng khác, tham khảo các văn bản:
+ Điều 48-51 của 85/2009/NĐ-CP;
+ Mục 1.3.2, điều 16 của 19/2011/TT/BTC;
+ Mục 33 của Chuẩn mực kiểm toán số 1000-Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành;
+ Điều 29 của 03/2012/QĐ-KTNN-Quyết định ban hành Quy trình kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình.
Em xin trích 1 đoạn chi tiết nhất về vấn đề có chiết tính lại DGHD hay không?
Kiểm tra chi phí xây dựng công trình và chi phí lắp đặt thiết bị về các mặt: Giá trị khối lượng quyết toán so với dự toán được duyệt, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, biên bản phát sinh; Việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc áp dụng đơn giá, định mức, hệ số trượt giá, phụ phí (trong trường hợp chỉ định thầu), áp dụng đơn giá trúng thầu (trong trường hợp đấu thầu); Tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu); Việc sử dụng chủng loại vật liệu phù hợp với thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ trúng thầu;
Vậy, chắc chắn là kiểm toán phải chiết tính lại DGHD (chính là đơn giá trúng thầu) trong các loại hợp đồng khác loại trừ hợp đồng trọn gói
 

omerta

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/5/08
Bài viết
24
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Nhất trí với anh thangcola113 trừ việc anh trích Điều 29 Quyết định 03/2012/QĐ-KTNN để tham khảo. Như phần Quy định chung của Quyết định này thì rõ ràng cái quy trình ban hành theo Quyết định 03/2012/QĐ-KTNN là dành cho các cuộc kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản do Kiểm toán Nhà nước thực hiện.
Về kết luận: "Ngoài hợp đồng trọn gói, Kiểm toán độc lập được chiết tính lại đơn giá (trúng thầu hoặc chỉ định thầu) của các hợp đồng còn lại", tôi cũng chưa nhất trí. Khi chủ Đầu tư và nhà thầu áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định, tức là Chủ đầu tư và Nhà thầu đã có đủ cơ sở để xác định đơn giá. Trong trường hợp này, theo tôi Kiểm toán viên cũng không kiểm tra lại đơn giá từng đầu mục công tác. Nó được tôi hiểu như là "một nửa của hợp đồng trọn gói". :D
 
Last edited by a moderator:

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Chào mọi người, theo tôi, thực ra bản chất vấn đề không phải ở chỗ có được chiết tính lại đơn giá hay không mà là có giảm trừ giá trị quyêt toán hay không?
Với tư cách là Kiểm toán độc lập, hoàn toàn có thể nêu mọi ý kiến mà mình cho là có căn cứ, nhưng không có nghĩa là mọi ý kiến nêu ra đều dẫn đến việc giảm trừ giá trị quyết toán của hợp đồng.
Theo tôi, việc nêu ý kiến: Tùy bạn!
Việc giảm giá trị quyết toán (do chiết tính lại đơn giá đã trúng thầu cho phần khối lượng công việc trong hợp đồng đã ký): không thể giảm trừ!
Thân!
 

bhhlive

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
27/4/08
Bài viết
26
Điểm thành tích
1
Tuổi
53
Em thâý có nhiêù topic trên các diễn đàn về vấn đề này nhưng vẫn chưa được trả lơì thỏa đáng bằng văn bản chi tiết.
Trước hết, để xem xét có chiết tính lại đơn giá hợp đồng (DGHD) không, căn cứ vào:
+ Loại hợp đồng để xem xét có chiết tính lại DGHD không?
+ Kiểm toán độc lập hay kiểm toán nhà nước?
1. Với hợp đồng trọn gói, chắc chắn không chiết tính lại DGHD, tham khảo các câu trả lơì của BXD và văn bản liên quan:
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1973955/search?m_action=4&p_id=34934&p_detail=1
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1973955/search?m_action=4&p_id=34934&p_detail=1
2. Với các loại hợp đồng khác, tham khảo các văn bản:
+ Điều 48-51 của 85/2009/NĐ-CP;
+ Mục 1.3.2, điều 16 của 19/2011/TT/BTC;
+ Mục 33 của Chuẩn mực kiểm toán số 1000-Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành;
+ Điều 29 của 03/2012/QĐ-KTNN-Quyết định ban hành Quy trình kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình.
Em xin trích 1 đoạn chi tiết nhất về vấn đề có chiết tính lại DGHD hay không?
Kiểm tra chi phí xây dựng công trình và chi phí lắp đặt thiết bị về các mặt: Giá trị khối lượng quyết toán so với dự toán được duyệt, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, biên bản phát sinh; Việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc áp dụng đơn giá, định mức, hệ số trượt giá, phụ phí (trong trường hợp chỉ định thầu), áp dụng đơn giá trúng thầu (trong trường hợp đấu thầu); Tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu); Việc sử dụng chủng loại vật liệu phù hợp với thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ trúng thầu;
Vậy, chắc chắn là kiểm toán phải chiết tính lại DGHD (chính là đơn giá trúng thầu) trong các loại hợp đồng khác loại trừ hợp đồng trọn gói

Mình không đồng ý với ý kiến của bạn. Vì theo mình tất cả phụ thuộc vào Hợp đồng giữa bên A và bên B. Mặc dù hình thức HĐ là HĐ theo đơn giá, nhưng những quy định được điều chỉnh như thế nào đều có các điều khoản riêng.
Ví dụ, trong HĐ có nêu: Giá HĐ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
1/ Có biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu.
2/ Thiên tai, địch họa
3/ Khi nhà nước có thay đổi về chế độ, chính sách.

Nếu chỉ có vậy thì chả Kiểm toán nào có quyền triết tính lại đơn giá trúng thầu cả. Cái sai ở đây là sai của Tổ chuyên gia chấm thầu.
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Chào mọi người, theo tôi, thực ra bản chất vấn đề không phải ở chỗ có được chiết tính lại đơn giá hay không mà là có giảm trừ giá trị quyêt toán hay không?
Với tư cách là Kiểm toán độc lập, hoàn toàn có thể nêu mọi ý kiến mà mình cho là có căn cứ, nhưng không có nghĩa là mọi ý kiến nêu ra đều dẫn đến việc giảm trừ giá trị quyết toán của hợp đồng.
Theo tôi, việc nêu ý kiến: Tùy bạn!
Việc giảm giá trị quyết toán (do chiết tính lại đơn giá đã trúng thầu cho phần khối lượng công việc trong hợp đồng đã ký): không thể giảm trừ!
Thân!
Đúng là phần nêu ý kiến hạn chế là công cụ rất hay dành cho kiểm toán, nhưng có vẻ nếu mọi thứ đều chỉ dừng lại ở nêu ý kiến chung mà không cắt giảm giá trị thì có vẻ không thuyết phục lắm; và lúc đó giá trị của báo cáo kiểm toán cũng sẽ giảm (mà rất nhiều công trình không có sự tham gia của kiểm toán nhà nước, lúc đó đơn vị thẩm tra quyết toán gần như dựa vào báo cáo kiểm toán để tiến hành quyết toán). Và cá nhân em thấy, thường phần nêu ý kiến hạn chế chỉ dành cho các vấn đề chưa có văn bản nào quy định rõ ràng nên chưa thể cắt giảm.
Vì các quy định về kiểm toán độc lập còn ít nên em xin mượn tài liệu của kiểm toán nhà nước để trao đổi tiếp về phần chiết tính DGHD:
Tại khoản 2, mục III, của phụ lục I trong 03/2012/QD/KTNN (Một số sai sót, gian lận thường gặp:
- Về đơn giá:
+ Áp dụng sai giá khu vực, giá trúng thầu hoặc đơn giá công trình;
+ Áp dụng sai hệ số vận chuyển, hệ số điều chỉnh giá;
+ Vật tư đưa vào công trình không đúng chủng loại quy định;
+ Tính sai khối lượng vật liệu được tính chênh lệch giá do áp dụng sai định mức;
+ Áp dụng sai thời điểm được quy định tính chênh lệch giá…;
+ Áp dụng sai chỉ số trượt giá: sai nguồn chỉ số, sai thời điểm.
- Các khoản phụ phí:
+ Tính sai định mức quy định;
+ Tính phụ phí xây lắp trên giá trị thiết bị đưa vào lắp đặt;
- Tính sai số học về giá trị quyết toán.
Theo các điểm sai sót trên, nếu kiểm toán không chiết tính lại đơn giá hợp đồng thì làm sao có thể phát hiện ra sai sót? (Mà rõ ràng, giá trị của hợp đồng chiếm tỷ lệ rất lớn và thậm chí có thể bằng giá trị quyết toán)
Nếu Chủ đầu tư và nhà thầu bắt tay nhau, không chiết tính lại làm sao có thể phát hiện ra sai phạm?
 

tuan237

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
6/12/07
Bài viết
20
Điểm thành tích
3
Theo ý kiến của mình thì chỉ chiết tính lại đơn giá trong trường hợp chỉ định thầu, còn đấu thầu Nhà thầu vận dụng linh hoạt đơn giá quy định để chào đơn giá cho phù hợp với mình. Chào giá cao hay thấp là quyền của Nhà thầu, chứ nếu cứ áp đúng hết đơn giá và hệ số của Nhà nước thì chả cần Nhà thầu lập giá làm gì. Mở thầu cứ lấy nguyên dự toán duyệt và Nhà thầu chỉ việc bỏ thư giảm giá thôi.
 

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
36
Đúng là phần nêu ý kiến hạn chế là công cụ rất hay dành cho kiểm toán, nhưng có vẻ nếu mọi thứ đều chỉ dừng lại ở nêu ý kiến chung mà không cắt giảm giá trị thì có vẻ không thuyết phục lắm; và lúc đó giá trị của báo cáo kiểm toán cũng sẽ giảm (mà rất nhiều công trình không có sự tham gia của kiểm toán nhà nước, lúc đó đơn vị thẩm tra quyết toán gần như dựa vào báo cáo kiểm toán để tiến hành quyết toán). Và cá nhân em thấy, thường phần nêu ý kiến hạn chế chỉ dành cho các vấn đề chưa có văn bản nào quy định rõ ràng nên chưa thể cắt giảm.
Vì các quy định về kiểm toán độc lập còn ít nên em xin mượn tài liệu của kiểm toán nhà nước để trao đổi tiếp về phần chiết tính DGHD:
Tại khoản 2, mục III, của phụ lục I trong 03/2012/QD/KTNN (Một số sai sót, gian lận thường gặp:

Theo các điểm sai sót trên, nếu kiểm toán không chiết tính lại đơn giá hợp đồng thì làm sao có thể phát hiện ra sai sót? (Mà rõ ràng, giá trị của hợp đồng chiếm tỷ lệ rất lớn và thậm chí có thể bằng giá trị quyết toán)
Nếu Chủ đầu tư và nhà thầu bắt tay nhau, không chiết tính lại làm sao có thể phát hiện ra sai phạm?
Đúng là khi kiểm toán thì phải chiết tính lại đơn giá để phát hiện sai sót, gian lận ở bước nào để nêu í kiến. Nhưng chiết tính đơn giá chào thầu của nhà thầu thấy sai khác so với quy định, định mức công bố (mà định mức NN cũng chỉ là tham khảo) cũng không có nghĩa được phép cắt giảm giá trị quyết toán của nhà thầu nếu hợp đồng ký là trọn gói hay đơn giá cố định.
Và có nhiều cách để làm rõ vấn đề này mà bản thân mình cũng từng được tham gia một số cuộc thanh tra:
1. Nếu việc chiết tính lại đơn giá đúng với biện pháp kỹ thuật của nhà thầu mà sai lệch (thất thoát) giá trị lớn và có sự nghi ngờ thông đồng giữa CĐT, nhà thầu, đơn vị lập dự toán thì kiểm toán có quyền đưa ra cho cơ quan chức năng điều tra xem xét.--> Lúc này thì nhà thầu và CĐT tự động xin cắt giảm.
2. Nếu thật sự nhà thầu và CĐT trong sáng thì nếu chiết tính lại đơn giá dự thầu của nhà thầu mà thấy chênh lệch thì xem xét sai sót ở bước nào. Nhà thầu chào giá là "quyền" của nhà thầu, miễn là không vượt giá dự toán gói thầu để trúng thầu như vậy có 2 vấn đề xảy ra:
1.1. Bước lập dự toán không chính xác, không phù hợp với thực tế và quy định, dẫn đến làm giá dự toán gói thầu tăng không đúng quy định.--> Xử lý đơn vị lập dự toán và CĐT theo quy định.
1.2. Đơn giá chào thầu (đề xuất tài chính) sai lệch so với đề xuất kỹ thuật (biện pháp thi công) nhưng không được tổ chuyên gia đấu thầu hiệu chỉnh theo quy định. Đề xuất thi công bằng máy nhưng tính đơn giá theo định mức thi công bằng thủ công.--> Xử lý tổ chuyên gia đấu thầu, CĐT. Yêu cầu xử lý lại bước đấu thầu, đồng nghĩa với "cắt giảm" quyết toán của nhà thầu.
Vài cuộc kiểm tra mình thường đưa ra kiến nghị xử lý đơn vị tư vấn lập dự toán và CĐT có trách nhiệm bù giá trị chênh lệch này (không đề nghị cắt giảm quyết toán của nhà thầu). Và CĐT lúc này tự động thương thảo lại với nhà thầu cắt giám giá trị quyết toán.
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Đúng là khi kiểm toán thì phải chiết tính lại đơn giá để phát hiện sai sót, gian lận ở bước nào để nêu í kiến. Nhưng chiết tính đơn giá chào thầu của nhà thầu thấy sai khác so với quy định, định mức công bố (mà định mức NN cũng chỉ là tham khảo) cũng không có nghĩa được phép cắt giảm giá trị quyết toán của nhà thầu nếu hợp đồng ký là trọn gói hay đơn giá cố định.
Và có nhiều cách để làm rõ vấn đề này mà bản thân mình cũng từng được tham gia một số cuộc thanh tra:
1. Nếu việc chiết tính lại đơn giá đúng với biện pháp kỹ thuật của nhà thầu mà sai lệch (thất thoát) giá trị lớn và có sự nghi ngờ thông đồng giữa CĐT, nhà thầu, đơn vị lập dự toán thì kiểm toán có quyền đưa ra cho cơ quan chức năng điều tra xem xét.--> Lúc này thì nhà thầu và CĐT tự động xin cắt giảm.
2. Nếu thật sự nhà thầu và CĐT trong sáng thì nếu chiết tính lại đơn giá dự thầu của nhà thầu mà thấy chênh lệch thì xem xét sai sót ở bước nào. Nhà thầu chào giá là "quyền" của nhà thầu, miễn là không vượt giá dự toán gói thầu để trúng thầu như vậy có 2 vấn đề xảy ra:
1.1. Bước lập dự toán không chính xác, không phù hợp với thực tế và quy định, dẫn đến làm giá dự toán gói thầu tăng không đúng quy định.--> Xử lý đơn vị lập dự toán và CĐT theo quy định.
1.2. Đơn giá chào thầu (đề xuất tài chính) sai lệch so với đề xuất kỹ thuật (biện pháp thi công) nhưng không được tổ chuyên gia đấu thầu hiệu chỉnh theo quy định. Đề xuất thi công bằng máy nhưng tính đơn giá theo định mức thi công bằng thủ công.--> Xử lý tổ chuyên gia đấu thầu, CĐT. Yêu cầu xử lý lại bước đấu thầu, đồng nghĩa với "cắt giảm" quyết toán của nhà thầu.
Vài cuộc kiểm tra mình thường đưa ra kiến nghị xử lý đơn vị tư vấn lập dự toán và CĐT có trách nhiệm bù giá trị chênh lệch này (không đề nghị cắt giảm quyết toán của nhà thầu). Và CĐT lúc này tự động thương thảo lại với nhà thầu cắt giám giá trị quyết toán.
Nhất trí với ý kiến của chị Huongly: vẫn phải chiết tính lại đơn giá dự thầu, còn việc đưa vào ý kiến hạn chế hay cắt giảm giá trị quyết toán thì chưa có văn bản quy định rõ ràng nên tùy vào cách giải quyết của từng đơn vị kiểm toán.
Nếu đưa vào ý kiến hạn chế, rồi đến cơ quan thẩm tra quyết toán hay kiểm toán nhà nước vào cũng sẽ dựa vào đó và cắt giảm giá trị quyết toán.
P/S: Riêng đối với hợp đồng trọn gói hay hợp đồng đơn giá cố định thì không được chiết tính lại đơn giá dự thầu, cái này thì có nhiều văn bản trả lời rồi.
 

diamondkvl

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
6/8/10
Bài viết
25
Điểm thành tích
3
Theo ý kiến của tôi thì Kiểm toán hoàn toàn có quyền chiết tính lại đơn giá dự thầu và thậm chí giảm trừ giá trị đề nghị quyết toán của Chủ đầu tư.
Vì Kiểm toán như bạn chủ topic theo tôi hiểu là kiểm toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành công trình có nguồn vốn nhà nước (không bàn vốn tư nhân). Nhiệm vụ là kiểm tra toàn bộ thủ tục, chi phí đầu tư, nguồn vốn ...để hạn chế thất thoát, câu kết giữa các bên để làm thất thoát vốn của nhà nước một cách độc lập. Bạn nhầm lẫn chi phí chung khả năng là áp sai hệ số của Công trình (Dân dụng-Công nghiệp-Hạ tầng KT...).
Nếu kiểm toán thấy sai hệ số do người quyết định đầu tư phê duyệt VD: Công trình công nghiệp phê duyệt thành công trình dân dụng--> Chủ đầu tư sai--> mời thầu sai--> dự thầu sai--> quyết toán sai. Kiểm toán phát hiện sai sót thuộc về người quyết định đầu tư và bên Chủ đầu tư--> Thường thì Kiểm toán độc lập chẳng có ý kiến gì
Nếu kiểm toán thấy sai ở bước đấu thầu trở đi thì do Nhà thầu sai so với hồ sơ mời thầu, tổ chấm thầu không bắt nhà thầu làm rõ đơn giá dự thầu--> kiểm toán phát hiện có thể giảm trừ giá trị đề nghị quyết toán. Từ đó căn cứ vào hình thức và điều khoản hợp đồng mà hiểu trách nhiệm (bồi thường hợp đồng) thuộc về ai. Vì Hợp đồng là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất nên Nếu theo hình thức và điều khoản trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư thì kiểm toán chẳng bảo giờ có ý kiến cả, trừ kiểm toán nhà nước. Nếu theo hợp đồng điều chỉnh giá và căn cứ các quy định của nhà nước thì nhà thầu phải bị xuất toán.
Trên đây là ý kiến của mình mong các bạn làm rõ thêm!
 
Last edited by a moderator:

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Tôi không có dẫn chứng nào về luật nhưng xin tham gia theo cách hiểu của tôi thế này.

Về căn bản, cái hệ số chi phí chung 5,5% đó chỉ áp đặt đối với chủ đầu tư (sử dụng ngân sách nhà nước) mà không có quy định nào bắt buộc áp dụng với các doanh nghiệp, các nhà thầu. Chủ đầu tư khi lập dự toán, được phê duyệt thì phải theo hệ số đó, nếu vì lỗi của chủ đầu tư, cơ quan thẩm định, phê duyệt thì đấy là chuyện riêng của họ. Nhà thầu có quyền đưa ra hệ số chi phí chung cho mình và vẫn được chủ đầu tư chấp thuận, ký hợp đồng. Giữa bạn và chủ đầu tư làm việc qua hợp đồng, còn việc chủ đầu tư giải thích ra sao với kiểm toán là việc của họ.

GIờ chỉ còn cái tình nghĩa giữa chủ đầu tư và bên bạn. Kiểm toán không chặt được bạn thì sẽ quay sang quy trách nhiệm cho chủ đầu tư. Nếu ngoảnh mặt làm ngơ, bỏ mặc ông chiến hữu kia phải giơ đầu chịu báng thì nghe chừng hơi khó nhỉ. Vậy nên tốt nhất là chia sẻ cho họ trách nhiệm này.
 

traita0

Thành viên năng động
Tham gia
18/9/07
Bài viết
50
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Các bạn nào nhất trí việc chiết tính lại đơn giá dự thầu cho tôi hỏi các điều sau nhé:

Hệ số, Định mức, đơn giá trong hồ sơ dự thầu có bắt buộc phải theo Hệ số, định mức, đơn giá của Nhà nước không? Nếu có thì 10 bộ HSDT sẽ giống nhau cả 10 ah?

Trường hợp này, Chi phí chung tăng 5,5 lên 6,5 (nhưng giá dự thầu vẫn nhỏ hơn giá dự toán gói thầu được duyệt, và nhỏ hơn các nhà
thầu khác vậy lý do gì tôi không được trúng thầu?; Nếu chi phí chung của tôi không phải là 6,5% mà là 0%, sau này các bạn kiểm toán vào các bạn có chiết tính lại cho tôi không.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top