Kinh tế xây dựng - "đổi mới" hay "lối cũ ta về" !!!

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Chào tất cả các bạn trong diễn đàn!
Tất cả các bạn ở đây đều là những người trong ngành xây dựng và rất đông các bạn chuyên về kinh tế xây dựng. Chúng ta biết rằng ngành Kinh tế xây dựng là cả một khái niệm rất rộng, tôi chỉ đề cập đến vấn đề nhỏ trong kinh tế xây dựng và theo tuần tự đó là : Lập dự toán ( thiết kế ) - thẩm tra dự toán - dự toán thi công - quyết toán - thẩm tra quyết toán.

Tại sao tôi đặt câu hỏi trong một tuần tự mà từ trước đến giờ hiển nhiên khi làm bất kỳ một dự án nào ta phải theo tuần tự ấy? Là vì:
1. Có bao giờ các bạn thấy công tác lập dự toán ( thiết kế ) là lãng phí không?
2. Có bao giờ các bạn nghĩ thẩm tra dự toán là chính xác 100% không, và khi thi công là đúng và đủ theo 100% ấy?
3. Dự toán thi công ( khối lượng ) có phản ánh 100% tính xác thực tại hiện trường?
4. Quyết toán theo hình thức nào để đúng, đủ và rút ngắn thời gian nhất.
5. Thẩm tra quyết toán thực sự cần hay không???

Trên đây là những câu hỏi mà tôi luôn đặt trong đầu. Liệu có bước đi nào khác không? con đường nào ngắn nhất, tiết kiệm nhất? Tôi xin chia sẻ những suy nghĩ của mình để các bạn cùng thảo luận, góp ý và biết đâu có một con đường khác thỏa mãn hơn.


Vấn để cốt yếu là : Nhanh, gọn, tiết kiệm.

Thứ 1: Trong vấn đề thiết kế và lập dự toán thiết kế chúng ta đã bỏ thời gian, sức lực, của cải vào một quá trình thực hiện. Nhưng để đi đến cuối cùng là quyết toán ta chẳng sử dụng tới dự toán thiết kế , gần như phủ định dự toán thiết kế, hoặc dự toán thiết kế chẳng có ý nghĩa gì. Đó có phải là một lãng phí lớn?! Khi ta lập một dự toán, ta đi thẩm tra nó tức là cố tìm ra cái đúng nhưng ta lại phủ nhận cái đúng, để rồi từ khối lượng thực tế thi công, lập Quyết toán và lại đi tìm cái đúng một lần nữa thông qua Thẩm tra quyết toán.

Vậy đặt lại vấn đề ý nghĩa của dự toán thiết kế là gì? có phải là để tìm ra tổng mức đầu tư hay không? có phải là căn cứ để xác định giá trúng thầu? hay chỉ là một khái niệm có giá trị bao trùm lên dự án. Hay nói rõ là Khái toán.

Vd: Ta đi chơi Nha Trang. Muốn đi thì phải dự trù kinh phí. Muốn dự trù ta làm nhiều cách. Tham khảo bạn bè đã từng đi trước đó, gọi điện hỏi giá phòng, tìm địa điểm ăn, hỏi giá phương tiện, hoặc tham khảo giá tour của một công ty du lịch nào đó. Cuối cùng là hòm hòm chừng 10tr. Xin tiền vợ và balo lên đường...
Vậy thì cũng có nhiều cách để tìm ra " Khái toán". Tham khảo bạn bè từng đi thì là Chỉ số giá rồi. Gọi lên danh sách cụ thể việc ăn ở đi lại là lập dự toán thiết kế rồi. Tham khảo giá tour thì gần Suất vốn đầu tư rồi. Cả ba phương pháp có thể ra số tiền khác nhau, 10tr, 15tr hay 12tr, nhưng thực tế ta có xài hết đâu. Còn thực tế ăn ở, đi lại cơ mà...

Điều tôi muốn nói là cái giá trị gần đúng có cần phải làm theo phương pháp tuyệt đối để dẫn tới lãng phí thời gian, công sức, tiền của. Trong khi còn rất nhiều cách khác nhanh hơn, tiết kiệm hơn, hiệu quả tương đương.

Về góc độ quản lí nhà nước, Thông tư số 02/2011/TT-BXD ngày 22/02/2011 của Bộ Xây dựng ban hành, tôi đánh giá là một thông tư có tính cách mạng. Vấn đề chỉ số giá áp dụng trên thế giới để tính Tồng mức, dự trù trượt giá, thanh quyết toán đã được triển khai tư lâu, hiện nay một số gói thầu nguồn vốn nước ngoài đang thực hiện ở Việt Nam cũng áp dụng. Vì thế chúng ta đang phát huy và đi đúng theo tiến bộ bên ngoài.
Lại có người sẽ đặt câu hỏi về tính hiệu quả, tiền của bỏ ra phải được suy xét cho kĩ...v...v. Ta nên hiểu rằng các nước tiên tiến trên thế giới họ quản lí về công việc, tài chính, nhân lực giỏi hơn ta rất nhiều, kĩ hơn ta rất nhiều. Họ đánh giá không phải trên 8 tiếng/ ngày - 6 ngày / tuần - 52 tuần / năm, mà đánh giá từ hiệu quả công việc.
Ai đã vào làm việc trong Intel ( một tập đoàn lớn của Mỹ ), bạn sẽ thấy hình như họ hỗ trợ nhân viên chơi là chính : Phòng Bia, phòng game, khu ăn uống, thậm chí có không gian để ngủ. Khi bạn đi công tác dài ngày, có quyền dẫn vợ con theo và họ lo toàn bộ. Bạn sẽ có một thẻ Visa họ cấp miễn phí và tất nhiên là có giá trị, quẹt thoải mái khi đi siêu thị mua đồ ăn cho cả gia đình. Thoải mái là vậy, ưu đãi là vậy thế nên hiệu suất công việc của các nhân viên ở đây rất cao. Dẫn chứng trên cho ta thấy cách làm việc hiệu quả nhất không phải là cách làm việc tốn nhiều thời gian nhất.

Vậy chúng ta có nhất định phải mất thời gian để lập ra một dự toán thiết kế mà gần như không có vai trò rõ rệt, chúng ta thường đề cao Quyết toán, dự toán thi công vì đó là những cái phản ánh rõ ràng thực tế công việc, còn dự toán thiết kế chỉ là ..."đồ bỏ", sau này chẳng ai lấy dự toán thiết kế thậm chí thẩm tra dự toán thiết kế để mang vào thanh, quyết toán. Ngay cả việc lấy số liệu tính toán Chỉ số giá công trình cũng nêu rõ, Hồ sơ Quyết toán được duyệt có giá trị pháp lý cao nhất.

Hiểu đúng và từng bước hoàn thiện những nội dung hướng dẫn trong Thông tư 02, ta hoàn toàn có phương pháp xác định tổng mức đầu tư, dự toán, dự phòng một cách nhanh chóng và tiết kiệm. Hay nói tóm lại:

Dự toán ( mang tính tương đối ) -> Dự toán thi công ( Bước đầu đi vào chi tiết ) -> Quyết toán ( Làm rõ và chi tiết hơn nữa ).

Bỏ qua được công đoạn làm dự toán thiết kế rườm rà và không hữu dụng ta tiết kiệm được thời gian, của cải một cách đáng kể. Để sau này ta cụ thể hóa bằng các công việc tiếp theo, chi tiết hơn, sát thực tế hơn là Dự toán thi công và Quyết toán.
( bài chưa hoàn chỉnh ) - Ks. TranNgocHai -
 
Last edited by a moderator:

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Theo em chúng ta cần hiểu thế nào là dự toán, việc lập dự toán là dự đoán khối lượng, tổng mức đầu tư của công trình để ta có thể khái quát được cái khối lượng mà bên thi công phải làm, tuy nhiên thủ tục của việc đầu tư 1 công trình của nước ta là rườm rà, phức tạp. Theo như em nghĩ việc lập hồ sơ dự toán và có đơn vị kiểm tra là điều tương đối cần thiết đối với công trình vừa, và cần thiết đối với những công trình lớn. Còn em thì chỉ mong các thủ tục đầu tư công trình của Việt Nam mềnh rút gọn hơn đỡ rườm rà hơn.
Đôi chút ý kiến, anh em cho ý kiến tham khảo thêm.
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Chào tất cả các bạn trong diễn đàn!
Tất cả các bạn ở đây đều là những người trong ngành xây dựng và rất đông các bạn chuyên về kinh tế xây dựng. Chúng ta biết rằng ngành Kinh tế xây dựng là cả một khái niệm rất rộng, tôi chỉ đề cập đến vấn đề nhỏ trong kinh tế xây dựng và theo tuần tự đó là : Lập dự toán ( thiết kế ) - thẩm tra dự toán - dự toán thi công - quyết toán - thẩm tra quyết toán.

Tại sao tôi đặt câu hỏi trong một tuần tự mà từ trước đến giờ hiển nhiên khi làm bất kỳ một dự án nào ta phải theo tuần tự ấy? Là vì:
1. Có bao giờ các bạn thấy công tác lập dự toán ( thiết kế ) là lãng phí không?
2. Có bao giờ các bạn nghĩ thẩm tra dự toán là chính xác 100% không, và khi thi công là đúng và đủ theo 100% ấy?
3. Dự toán thi công ( khối lượng ) có phản ánh 100% tính xác thực tại hiện trường?
4. Quyết toán theo hình thức nào để đúng, đủ và rút ngắn thời gian nhất.
5. Thẩm tra quyết toán thực sự cần hay không???
Ks. TranNgocHai -


Chào Anh Hải!

Em đồng ý 1/2 với ý kiến của Bác thôi. Nhanh gọn - tiết kiệm là mục tiêu cần đạt tới, nhưng cũng chỉ đạt được 50% thôi, vì còn phụ thuộc quá nhiều yếu tố. Còn 1/2 còn lại còn phải tủy vào từng công trình, từng dự án, từng nguồn vốn, đâu phải chỗ nào cũng giống nhau được, đâu phải chỗ nào cũng có thể tham khảo được. Nếu là khái toán, chỉ số giá để đưa ra 1 con sổ thì nó luôn phủ nhau là chắc chắn, dự trù cũng phủ nhau;

Ví dụ: trên cùng 1 tuyến phố lớn, có 2 dự án chung cư cạnh nhau, coi là như nhau và giống nhau đi, 1 cái vốn của NN, 1 cái vốn của tư nhân, cùng thi công cọc hay cả tầng hầm trong 1 thời gian cùng nhau chẳng hạn. Dự toán lập là 300 tỷ, DA tư nhân kia vốn luôn sẵn, tiềm lực kinh tế mạnh, DA vốn NN rót theo chu kỳ nhỏ giọt. Nếu 1 nhà thầu A mà chào 2 công trình này cho 2 chủ đầu tư thì em khẳng định giá thầu hoàn toàn khác nhau. Chắc chắn DA tư nhân sẽ rẻ hơn NN, nhưng ai biết được DA tư nhân họ gửi gắm giá vào giá thầu thì sao? Lúc đó lại cao hơn DA NN. Sau 1.5 năm 2 công trình thi công xong, giả sử có 1 công trình thứ 3 chung cư bên cạnh của một chủ đầu tư khác lại bắt đầy triển thi công đến hạng mục này thì anh tham khảo giá làm sao mà chuẩn được, lúc đó khai toán, dự toán thiết kế, dự toán thi công, quyết toán thì hoàn toàn khác nhau là cái chắc. Cọc ai biết được cái nào ngắn, cái nào dài, khối lượng thực tế sẽ lớn hoặc nhỏ hơn thiết kế là điều hiển nhiên. Do đó cái cuối cùng sẽ phủ cái đầu tiên, vẫn phải đi từ cái gốc thôi bác ạ, có thể thay đổi nhưng không đáng kể.
 

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
39
Câu hỏi của bác Hải khá hay nhưng theo tôi, có 1 số nguyên nhân dẫn đến chúng ta phải đi đúng quy trình về dự toán, quyết toán đến thẩm tra như vậy...
1/ Có bao giờ các bạn thấy công tác lập dự toán ( thiết kế ) là lãng phí không?
Theo tôi, cái dự toán thiết kế phải có, tôi đã thẩm tra vài cái dự toán thiết kế, nói thật với bác (cũng là dân thiết kế) tôi thấy DT thiết kế mấy bác thiết kế làm sai nhiều quá, con số làm thường cao rất nhiều, hóa ra có nguyên nhân. Nếu bác không có cái DT thiết kế thì những công trình lớn, làm sao bác lấy tiền thiết kế đây, những công trình nhỏ như nhà phố , biệt thự, bác có thể quy tiền thiết kế ra m2, còn những công trình lớn thì bác Hải đề xuất tiền thiết kế bao nhiêu ? Nếu như bác ko có cái dự toán thiết kế để làm căn cứ ? :D. Chính vì nguyên nhân vậy nên DT thiết kế thường rất cao, để ăn tiền thiết kế cao, tuy nhiên giờ CĐT thuê 1 đơn vị thẩm tra thiết kế, và nó thẩm tra luôn cả dự toán...
2. Có bao giờ các bạn nghĩ thẩm tra dự toán là chính xác 100% không, và khi thi công là đúng và đủ theo 100% ấy?
Vấn đề thẩm tra dự toán, tôi nghĩ khá chính xác, bên tôi bị thẩm tra dự toán cũng nhiều , đa phần thấy các nguyên nhân bên thẩm tra đưa ra điều đúng, còn bác Hải nói có chính xác 100% khi thi công không? Tôi xin nói ngay là làm sao đúng được, bởi vì mọi cái dự toán, tổng hợp chi phí là trên bản vẽ, căn cứ vào khảo sáthay bản vẽ thiết kế được duyệt, còn ra thi công là biên cái sản phẩm trên bản vẽ thành hiện thực, tất nhiên sẽ đúng nếu gặp trường hợp xuông sẽ, còn gặp bất lợi thì sao mà đúng hết. Tôi ví dụ, khảo sát địa chất ok, khi thi công đào xuất thấy ngay hố bùn, làm sao giờ...:D
Chính vì vậy CĐT mới cần TVGS vào việc thi công nhĩ, thêm vào đó bác Hải phải ra giám sát tác giả nữa chứ..:D
3. Dự toán thi công ( khối lượng ) có phản ánh 100% tính xác thực tại hiện trường?
Dự toán thi công sẽ phản ánh gần đúng 100% thực tế thi công, nếu không có các trường hợp bất khả kháng. Hiện nay HĐ FIDIC triển khai khá nhiều, trong HĐ sẽ fix toàn bộ giá trị từ KL đến đơn giá, do vậy khi làm dự toán thi công HD FIDIC các bên ( CĐT, nhà thầu) sẽ ngồi với nhau để kiểm tra khối lượng rất kỹ, sau khi thống nhất xong KL, đơn giá thì giá trị HĐ thống nhất , cứ như thế mà làm đúng BVTC được duyệt.
Tuy nhiên, cũng không phải là thánh thần hay siêu , chúng ta vẫn bị xót 1 vài KL hay công tác nhỏ, nhưng giá trị nó cũng không lớn và không ảnh hưởng đến nhà thầu nhiều. Do vậy người làm dự toán thi công của HD FIDIC cần phải có kinh nghiệm cao.
4. Quyết toán theo hình thức nào để đúng, đủ và rút ngắn thời gian nhất.
Cái này thì bàn nhiều rùi, nhưng phải công nhận với bác Hải là quyết toán mấy anh CĐT làm chậm chạp lắm, tuy nhiên có nhiều trường hợp tư vấn quản lý tốt (như các công ty tư vấn nước ngoài), tôi thấy quyết toán rất nhanh vì có quy trình sẵn rồi.

5. Thẩm tra quyết toán thực sự cần hay không???
Cái này thì phải cần rùi bác Hải ah, nếu không CĐT thông với nhà thầu sao nhĩ...(vấn đề này bàn sau)
Mới sáng khởi động, bác Hải bắt tôi đánh nhiều quá đó, cafe bù chứ nhĩ...:D
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43


Chào Anh Hải!

Em đồng ý 1/2 với ý kiến của Bác thôi. Nhanh gọn - tiết kiệm là mục tiêu cần đạt tới, nhưng cũng chỉ đạt được 50% thôi, vì còn phụ thuộc quá nhiều yếu tố. Còn 1/2 còn lại còn phải tủy vào từng công trình, từng dự án, từng nguồn vốn, đâu phải chỗ nào cũng giống nhau được, đâu phải chỗ nào cũng có thể tham khảo được. Nếu là khái toán, chỉ số giá để đưa ra 1 con sổ thì nó luôn phủ nhau là chắc chắn, dự trù cũng phủ nhau;

Ví dụ: trên cùng 1 tuyến phố lớn, có 2 dự án chung cư cạnh nhau, coi là như nhau và giống nhau đi, 1 cái vốn của NN, 1 cái vốn của tư nhân, cùng thi công cọc hay cả tầng hầm trong 1 thời gian cùng nhau chẳng hạn. Dự toán lập là 300 tỷ, DA tư nhân kia vốn luôn sẵn, tiềm lực kinh tế mạnh, DA vốn NN rót theo chu kỳ nhỏ giọt. Nếu 1 nhà thầu A mà chào 2 công trình này cho 2 chủ đầu tư thì em khẳng định giá thầu hoàn toàn khác nhau. Chắc chắn DA tư nhân sẽ rẻ hơn NN, nhưng ai biết được DA tư nhân họ gửi gắm giá vào giá thầu thì sao? Lúc đó lại cao hơn DA NN. Sau 1.5 năm 2 công trình thi công xong, giả sử có 1 công trình thứ 3 chung cư bên cạnh của một chủ đầu tư khác lại bắt đầy triển thi công đến hạng mục này thì anh tham khảo giá làm sao mà chuẩn được, lúc đó khai toán, dự toán thiết kế, dự toán thi công, quyết toán thì hoàn toàn khác nhau là cái chắc. Cọc ai biết được cái nào ngắn, cái nào dài, khối lượng thực tế sẽ lớn hoặc nhỏ hơn thiết kế là điều hiển nhiên. Do đó cái cuối cùng sẽ phủ cái đầu tiên, vẫn phải đi từ cái gốc thôi bác ạ, có thể thay đổi nhưng không đáng kể.
Cám ơn Trần Hải Dương. Sau khi hoàn chỉnh bài, chúng ta sẽ bàn sâu vào vấn đề của bạn. Nhưng có gợi ý nhỏ thế này:
Trần Hải Dương đến nhà tôi chơi và tôi mời anh ở lại nhậu lai rai cho vui. Tôi tính đãi anh một bữa hoành tráng, vậy tôi có cần phải gọi điện hỏi từng quán bán những món mà tôi muốn mua hay là tôi ước lượng và cầm tiền đi mua? Tôi có nhất thiết phải mua hết số tiền tôi tính hay không hay tùy thuộc thực tế? Nếu Dương chờ tôi ngồi tính toán số tiền mang theo và chờ tôi đi mua mồi chậu, chắc chắn chầu nhậu sẽ kém vui phải không nào???
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Câu hỏi của bác Hải khá hay nhưng theo tôi, có 1 số nguyên nhân dẫn đến chúng ta phải đi đúng quy trình về dự toán, quyết toán đến thẩm tra như vậy...
1/ Có bao giờ các bạn thấy công tác lập dự toán ( thiết kế ) là lãng phí không?
Theo tôi, cái dự toán thiết kế phải có, tôi đã thẩm tra vài cái dự toán thiết kế, nói thật với bác (cũng là dân thiết kế) tôi thấy DT thiết kế mấy bác thiết kế làm sai nhiều quá, con số làm thường cao rất nhiều, hóa ra có nguyên nhân. Nếu bác không có cái DT thiết kế thì những công trình lớn, làm sao bác lấy tiền thiết kế đây, những công trình nhỏ như nhà phố , biệt thự, bác có thể quy tiền thiết kế ra m2, còn những công trình lớn thì bác Hải đề xuất tiền thiết kế bao nhiêu ? Nếu như bác ko có cái dự toán thiết kế để làm căn cứ ? :D. Chính vì nguyên nhân vậy nên DT thiết kế thường rất cao, để ăn tiền thiết kế cao, tuy nhiên giờ CĐT thuê 1 đơn vị thẩm tra thiết kế, và nó thẩm tra luôn cả dự toán...
2. Có bao giờ các bạn nghĩ thẩm tra dự toán là chính xác 100% không, và khi thi công là đúng và đủ theo 100% ấy?
Vấn đề thẩm tra dự toán, tôi nghĩ khá chính xác, bên tôi bị thẩm tra dự toán cũng nhiều , đa phần thấy các nguyên nhân bên thẩm tra đưa ra điều đúng, còn bác Hải nói có chính xác 100% khi thi công không? Tôi xin nói ngay là làm sao đúng được, bởi vì mọi cái dự toán, tổng hợp chi phí là trên bản vẽ, căn cứ vào khảo sáthay bản vẽ thiết kế được duyệt, còn ra thi công là biên cái sản phẩm trên bản vẽ thành hiện thực, tất nhiên sẽ đúng nếu gặp trường hợp xuông sẽ, còn gặp bất lợi thì sao mà đúng hết. Tôi ví dụ, khảo sát địa chất ok, khi thi công đào xuất thấy ngay hố bùn, làm sao giờ...:D
Chính vì vậy CĐT mới cần TVGS vào việc thi công nhĩ, thêm vào đó bác Hải phải ra giám sát tác giả nữa chứ..:D
3. Dự toán thi công ( khối lượng ) có phản ánh 100% tính xác thực tại hiện trường?
Dự toán thi công sẽ phản ánh gần đúng 100% thực tế thi công, nếu không có các trường hợp bất khả kháng. Hiện nay HĐ FIDIC triển khai khá nhiều, trong HĐ sẽ fix toàn bộ giá trị từ KL đến đơn giá, do vậy khi làm dự toán thi công HD FIDIC các bên ( CĐT, nhà thầu) sẽ ngồi với nhau để kiểm tra khối lượng rất kỹ, sau khi thống nhất xong KL, đơn giá thì giá trị HĐ thống nhất , cứ như thế mà làm đúng BVTC được duyệt.
Tuy nhiên, cũng không phải là thánh thần hay siêu , chúng ta vẫn bị xót 1 vài KL hay công tác nhỏ, nhưng giá trị nó cũng không lớn và không ảnh hưởng đến nhà thầu nhiều. Do vậy người làm dự toán thi công của HD FIDIC cần phải có kinh nghiệm cao.
4. Quyết toán theo hình thức nào để đúng, đủ và rút ngắn thời gian nhất.
Cái này thì bàn nhiều rùi, nhưng phải công nhận với bác Hải là quyết toán mấy anh CĐT làm chậm chạp lắm, tuy nhiên có nhiều trường hợp tư vấn quản lý tốt (như các công ty tư vấn nước ngoài), tôi thấy quyết toán rất nhanh vì có quy trình sẵn rồi.

5. Thẩm tra quyết toán thực sự cần hay không???
Cái này thì phải cần rùi bác Hải ah, nếu không CĐT thông với nhà thầu sao nhĩ...(vấn đề này bàn sau)
Mới sáng khởi động, bác Hải bắt tôi đánh nhiều quá đó, cafe bù chứ nhĩ...:D
Nhậu tới luôn chứ cafe gì nữa nhỉ :D!
Vì bài chưa hoàn chỉnh và chỉ đi vào vấn đề thứ 1 nên ta tạm thời "zô zô" ở vấn đề này nhé!
Về Chi phí tư vấn thiết kế:
+ Các công ty thiết kế có được thanh toán 100% giá trị thiết kế tính theo hệ số x giá trị dự toán? hay phải chờ thẩm tra quyết toán?
+ Chi phí thiết kế theo tôi tính theo tỉ lệ % là không phù hợp. Phải lên dự toán chi tiết về xác định chi phí tư vấn liên quan tới nhân lực, vật lực và các yếu tố liên quan để phản ánh thực tế quá trình thiết kế. Giống như chi phí chuyên gia nước ngoài ấy!
+ Hiện nay đang có TT02 về chỉ số giá. Tôi đánh giá đây là một Thông tư mang tính cách mạng nếu như ta đi đúng và đủ để biến chỉ số giá thay thế cách lập dự toán thông thường.
Vậy thì tất cả chỉ là " tạm tính ", chờ anh Quyết toán ban hành thì mới " nhắm mắt xuôi tay " được.
 
Last edited by a moderator:

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
39
Về Chi phí tư vấn thiết kế:
+ Các công ty thiết kế có được thanh toán 100% giá trị thiết kế tính theo hệ số x giá trị dự toán? hay phải chờ thẩm tra quyết toán?
+ Chi phí thiết kế theo tôi tính theo tỉ lệ % là không phù hợp. Phải lên dự toán chi tiết về xác định chi phí tư vấn liên quan tới nhân lực, vật lực và các yếu tố liên quan để phản ánh thực tế quá trình thiết kế. Giống như chi phí chuyên gia nước ngoài ấy!
Vậy thì tất cả chỉ là " tạm tính ", chờ anh Quyết toán ban hành thì mới " nhắm mắt xuôi tay " được.
- Sau khi đơn vị thiết kế trình bản vẽ TK + dự toán TK, CĐT sẽ thẩm tra TK và DT thiết kế, xong xuôi bác sẽ nhận được tiền tư vấn căn cứ vào tỉ lệ % x Giá trị dự toán TK (đã thẩm tra), nhưng bác sẽ không nhận được hết đâu, còn giữ lại chi phí giám sát tác giả nữa chứ, phải xong công trình ( khi đó thẩm tra quyết toán xong) bác sẽ nhận đủ phần còn lại.
Bác hải định đòi lấy hết sao, tôi thấy sao được, tôi gặp trường hợp, khi thi công gặp phát sinh mấy cái hố ga, thủ tục phát sinh ok, đến lúc quyết toán phải vẽ lại BV TK phần này, đáng lẽ ra mấy bác TK phải vẽ, nhà thầu bên tôi vẽ thế mà đi gặp mấy anh TK xin trình để đóng dấu cũng khó khăn, do vậy giữ lại 1 ít cho mấy anh TK có trách nhiệm với công trình chứ nhĩ...:D
- Vấn đề thứ hai bác nêu, sẽ làm được nếu CĐT là các công ty nước ngoài, còn gặp CĐT VN thì thôi cho "lành", anh cứ lấy tiền thiết kế theo quy định % trong cái 957 dùm em...:D
 
Last edited by a moderator:

Ktruongthanh

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
4/5/09
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
tuần tự đó là : Lập dự toán ( thiết kế ) - thẩm tra dự toán - dự toán thi công - quyết toán - thẩm tra quyết toán.
chẳng có gì thừa cả, tiền chứ đâu phải giấy vụn đâu mà làm bừa được các bác.
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
- Sau khi đơn vị thiết kế trình bản vẽ TK + dự toán TK, CĐT sẽ thẩm tra TK và DT thiết kế, xong xuôi bác sẽ nhận được tiền tư vấn căn cứ vào tỉ lệ % x Giá trị dự toán TK (đã thẩm tra), nhưng bác sẽ không nhận được hết đâu, còn giữ lại chi phí giám sát tác giả nữa chứ, phải xong công trình ( khi đó thẩm tra quyết toán xong) bác sẽ nhận đủ phần còn lại.
Bác hải định đòi lấy hết sao, tôi thấy sao được, tôi gặp trường hợp, khi thi công gặp phát sinh mấy cái hố ga, thủ tục phát sinh ok, đến lúc quyết toán phải vẽ lại BV TK phần này, đáng lẽ ra mấy bác TK phải vẽ, nhà thầu bên tôi vẽ thế mà đi gặp mấy anh TK xin trình để đóng dấu cũng khó khăn, do vậy giữ lại 1 ít cho mấy anh TK có trách nhiệm với công trình chứ nhĩ...:D
- Vấn đề thứ hai bác nêu, sẽ làm được nếu CĐT là các công ty nước ngoài, còn gặp CĐT VN thì thôi cho "lành", anh cứ lấy tiền thiết kế trong quy đinh % trong cái 957 dùm em...:D
Vấn đề là ở cái 957 cho "lành" đó :D. Vậy là hunter đồng ý với tôi : mình không thể lấy đúng và đủ như hệ số x dự toán thì tại sao không nêu ra con số tượng trưng rồi chờ anh Quyết toán. Ngồi vài tháng trời để ra một con số sau đó chẳng để giải quyết vấn đề gì. Tôi nghĩ lãng phí!!!
 

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
39
Vấn đề là ở cái 957 cho "lành" đó :D. Vậy là hunter đồng ý với tôi : mình không thể lấy đúng và đủ như hệ số x dự toán thì tại sao không nêu ra con số tượng trưng rồi chờ anh Quyết toán. Ngồi vài tháng trời để ra một con số sau đó chẳng để giải quyết vấn đề gì. Tôi nghĩ lãng phí!!!

Sao phải chờ đến quyết toán vậy bác Hải ? Thẩm tra BVTK và dự toán TK xong, CĐT làm cái thủ tục Phê duyệt BV thi công, bác lấy tiền thiết kế gần hết rùi mà, còn lại ít đợi công trình xong thì lấy, cái này tiền giám sát tác giả có bao nhiêu đâu ? Mà mấy bác thiết kế làm lời quá rùi, lấy theo % mà bác Hải còn chê ít hay sao ?
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Sao phải chờ đến quyết toán vậy bác Hải ? Thẩm tra BVTK và dự toán TK xong, CĐT làm cái thủ tục Phê duyệt BV thi công, bác lấy tiền thiết kế gần hết rùi mà, còn lại ít đợi công trình xong thì lấy, cái này tiền giám sát tác giả có bao nhiêu đâu ? Mà mấy bác thiết kế làm lời quá rùi, lấy theo % mà bác Hải còn chê ít hay sao ?

Không biết chỗ hunter làm thì % giá trị hợp đồng giữ lại để giám sát tác giả là bao nhiêu? Có hơn 5% không? Nếu công trình giá trị thiết kế lớn cũng to tiền đấy. Thời gian thi công mà kéo dài hoặc đóng băng thị trường BĐS thì thiết kế chờ cũng mòn con mắt rồi.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Chào tất cả các bạn trong diễn đàn!
Tất cả các bạn ở đây đều là những người trong ngành xây dựng và rất đông các bạn chuyên về kinh tế xây dựng. Chúng ta biết rằng ngành Kinh tế xây dựng là cả một khái niệm rất rộng, tôi chỉ đề cập đến vấn đề nhỏ trong kinh tế xây dựng và theo tuần tự đó là : Lập dự toán ( thiết kế ) - thẩm tra dự toán - dự toán thi công - quyết toán - thẩm tra quyết toán.

Tại sao tôi đặt câu hỏi trong một tuần tự mà từ trước đến giờ hiển nhiên khi làm bất kỳ một dự án nào ta phải theo tuần tự ấy? Là vì:
1. Có bao giờ các bạn thấy công tác lập dự toán ( thiết kế ) là lãng phí không?
2. Có bao giờ các bạn nghĩ thẩm tra dự toán là chính xác 100% không, và khi thi công là đúng và đủ theo 100% ấy?
3. Dự toán thi công ( khối lượng ) có phản ánh 100% tính xác thực tại hiện trường?
4. Quyết toán theo hình thức nào để đúng, đủ và rút ngắn thời gian nhất.
5. Thẩm tra quyết toán thực sự cần hay không???

Trên đây là những câu hỏi mà tôi luôn đặt trong đầu. Liệu có bước đi nào khác không? con đường nào ngắn nhất, tiết kiệm nhất? Tôi xin chia sẻ những suy nghĩ của mình để các bạn cùng thảo luận, góp ý và biết đâu có một con đường khác thỏa mãn hơn.

Vấn để cốt yếu là : Nhanh, gọn, tiết kiệm.

Thứ 1: Trong vấn đề thiết kế và lập dự toán thiết kế chúng ta đã bỏ thời gian, sức lực, của cải vào một quá trình thực hiện. Nhưng để đi đến cuối cùng là quyết toán ta chẳng sử dụng tới dự toán thiết kế nữa, gần như phủ định dự toán thiết kế, hoặc dự toán thiết kế chẳng có ý nghĩa gì. Đó có phải là một lãng phí lớn?! Khi ta lập một dự toán, ta đi thẩm tra nó tức là cố tìm ra cái đúng nhưng ta lại phủ nhận cái đúng, để rồi từ khối lượng thực tế thi công, lập Quyết toán và lại đi tìm cái đúng một lần nữa thông qua Thẩm tra quyết toán.

Vậy đặt lại vấn đề ý nghĩa của dự toán thiết kế là gì? có phải là để tìm ra tổng mức đầu tư hay không? có phải là căn cứ để xác định giá trúng thầu? hay chỉ là một khái niệm có giá trị bao trùm lên dự án. Hay nói rõ là Khái toán.

Vd: Ta đi chơi Nha Trang. Muốn đi thì phải dự trù kinh phí. Muốn dự trù ta làm nhiều cách. Tham khảo bạn bè đã từng đi trước đó, gọi điện hỏi giá phòng, tìm địa điểm ăn, hỏi giá phương tiện, hoặc tham khảo giá tour của một công ty du lịch nào đó. Cuối cùng là hòm hòm chừng 10tr. Xin tiền vợ và balo lên đường...
Vậy thì cũng có nhiều cách để tìm ra " Khái toán". Tham khảo bạn bè từng đi thì là Chỉ số giá rồi. Gọi lên danh sách cụ thể việc ăn ở đi lại là lập dự toán thiết kế rồi. Tham khảo giá tour thì gần Suất vốn đầu tư rồi. Cả ba phương pháp có thể ra số tiền khác nhau, 10tr, 15tr hay 12tr, nhưng thực tế ta có xài hết đâu. Còn thực tế ăn ở, đi lại cơ mà...

Điều tôi muốn kết là cái giá trị gần đúng có cần phải làm theo phương pháp tuyệt đối để dẫn tới lãng phí thời gian, công sức, tiền của. Trong khi còn rất nhiều cách khác nhanh hơn, tiết kiệm hơn, hiệu quả tương đương.

Về góc độ quản lí nhà nước, Thông tư số 02/2011/TT-BXD ngày 22/02/2011 của Bộ Xây dựng ban hành, tôi đánh giá là một thông tư có tính cách mạng. Vấn đề chỉ số giá áp dụng trên thế giới để tính Tồng mức, dự trù trượt giá, thanh quyết toán đã được triển khai tư lâu, hiện nay một số gói thầu nguồn vốn nước ngoài đang thực hiện ở Việt Nam cũng áp dụng. Vì thế chúng ta đang phát huy và đi đúng theo tiến bộ bên ngoài. Lại có người sẽ đặt câu hỏi về tính hiệu quả, tiền của bỏ ra phải được suy xét cho kĩ...v...v. Các nước tiên tiến trên thế giới họ quản lí về công việc, tài chính, nhân lực giỏi hơn ta rất nhiều, kĩ hơn ta rất nhiều. Họ đánh giá không phải trên 8 tiếng/ ngày - 6 ngày / tuần - 52 tuần / năm, mà đánh giá từ hiệu quả công việc. Ai đã vào làm việc trong Intel ( một tập đoàn lớn của Mỹ ), bạn sẽ thấy hình như họ hỗ trợ nhân viên chơi là chính : Phòng Bia, phòng game, khu ăn uống, thậm chí có không gian để ngủ. Khi bạn đi công tác dài ngày, có quyền dẫn vợ con theo và họ lo toàn bộ. Bạn sẽ có một thẻ Visa họ cấp miễn phí và tất nhiên là có giá trị, quẹt thoải mái khi đi siêu thị mua đồ ăn cho cả gia đình...
( bài chưa hoàn chỉnh ) - Ks. TranNgocHai -
Đứng trên góc độ người tiêu tiền của chính mình, bạn có thể đặt câu hỏi như vậy.
Khi bạn tiêu tiền của người khác, bạn sẽ thấy điều đó là cần thiết, nhất là tiền đó từ thuế của nhân dân đóng góp.
Dự toán lập là để kiểm soát chi phí, từ đó để:
1. Chứng minh sự hợp lý của số tiền bỏ ra. Điều này là cần thiết cho sự công khai, minh bạch.
2. Kiểm soát chi phí, điều này rõ nhất. Khi bạn tiêu tiền của bạn, bạn muốn chi bao nhiêu cũng được, miễn là trong túi còn tiền hoặc ít nhất vẫn vay được tiền. còn với tiền của người khác, phải đắn đo cân nhắc.
3. Sự chính xác dự toán phụ thuộc yếu tố con người, cái đó không thể phản biện cho yếu tố khoa học của việc cần thiết phải quản lý chi phí bằng việc lập dự toán.
Nếu con người là nguyên nhân của sự thiếu chính xác, hãy đào tạo để đủ năng lực chuyên môn để làm chính xác.
4. Về hợp đồng tỷ lệ % hay hợp đồng lập dự toán, mỗi thứ có ưu nhược điểm. Cái chính là chúng ta đã vận dụng nó thế nào.
Nếu như quy định hợp đồng % dành cho những công trình quy mô nhỏ, không phức tạp, điều này là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, trên thực tế, người ta lại vận dụng cho những công trình siêu lớn, siêu phức tạp thì lại dẫn đến lãng phí rất lớn.
Có những công trình mà nếu tính thiết kế theo tỷ lệ % thì vài chục tỷ tiền thiết kế (tư vấn trong nước), tuy nhiên với vài chục tỷ đó tương đương chi phí hoạt động của công ty thiết kế đó trong vài năm.
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Không biết chỗ hunter làm thì % giá trị hợp đồng giữ lại để giám sát tác giả là bao nhiêu? Có hơn 5% không? Nếu công trình giá trị thiết kế lớn cũng to tiền đấy. Thời gian thi công mà kéo dài hoặc đóng băng thị trường BĐS thì thiết kế chờ cũng mòn con mắt rồi.
Sắp tới sẽ có Thông tư thay thế 957 sẽ nói rõ là bao nhiêu % giám sát tác giả.
Thì vậy đó tranhaiduongvc11, phải chờ thời gian dài và lâu lâu "lãng xẹt" như thế, nên dự toán chi tiết là hợp lí nhất, và không phải căn cứ vào dự toán thiết kế để tính chi phí thiết kế đâu, dựa vào năng lực, nhân lực và công việc thự hiện mới phản anh đầy đủ.
@ Hunter: Đâu phải mình chê ít. mà tôn chỉ là : Nhanh, gọn, tiết kiệm . Thì lập dự toán thiết kế là công tác lãng phí.
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Cám ơn Trần Hải Dương. Sau khi hoàn chỉnh bài, chúng ta sẽ bàn sâu vào vấn đề của bạn. Nhưng có gợi ý nhỏ thế này:
Trần Hải Dương đến nhà tôi chơi và tôi mời anh ở lại nhậu lai rai cho vui. Tôi tính đãi anh một bữa hoành tráng, vậy tôi có cần phải gọi điện hỏi từng quán bán những món mà tôi muốn mua hay là tôi ước lượng và cầm tiền đi mua? Tôi có nhất thiết phải mua hết số tiền tôi tính hay không hay tùy thuộc thực tế? Nếu Dương chờ tôi ngồi tính toán số tiền mang theo và chờ tôi đi mua mồi chậu, chắc chắn chầu nhậu sẽ kém vui phải không nào???

Cảm ơn bác. Nhưng cái dịch vụ của bác đang ví dụ là sẵn có ở Việt Nam, chỉ cần alo hoặc search google là có liền. Nhưng phần dự toán bác gọi alo chắc gì đã đúng hoặc search google hiện ra GXD cũng có nhưng chưa chắc là cái bác tìm được đáp số. Thế nên cái gì phổ biến sẵn có thì mình có thể tiết kiệm và tính toán hợp lý được nha.:)
 
X

xuantuyenkta

Guest
Sao phải chờ đến quyết toán vậy bác Hải ? Thẩm tra BVTK và dự toán TK xong, CĐT làm cái thủ tục Phê duyệt BV thi công, bác lấy tiền thiết kế gần hết rùi mà, còn lại ít đợi công trình xong thì lấy, cái này tiền giám sát tác giả có bao nhiêu đâu ? Mà mấy bác thiết kế làm lời quá rùi, lấy theo % mà bác Hải còn chê ít hay sao ?
Bác làm thiết kế ở đâu mà ngon thế ? Em cũng từng làm TK rồi e biết, nhiều công trình làm xong mỏi con mắt mới có, thậm chí khi thi công xong CĐT còn nợ tiền thi công đến cả năm thì TK đói mo bác ạ, ít nơi mà phê duyệt BVTC mà được lấy gần hết tiền lằm, nếu khi phê duyệt BVTC mà lấy được gần hiết tiền thì anh em thiết kế nhanh giàu lắm đó...hi
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Cảm ơn bác. Nhưng cái dịch vụ của bác đang ví dụ là sẵn có ở Việt Nam, chỉ cần alo hoặc search google là có liền. Nhưng phần dự toán bác gọi alo chắc gì đã đúng hoặc search google hiện ra GXD cũng có nhưng chưa chắc là cái bác tìm được đáp số. Thế nên cái gì phổ biến sẵn có thì mình có thể tiết kiệm và tính toán hợp lý được nha.:)
Bộ ta đã ban hành chỉ số giá xây dựng công trình và suất vốn đầu tư + giá kết cấu công trình là để cho ta oder đó bạn! :D
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Đứng trên góc độ người tiêu tiền của chính mình, bạn có thể đặt câu hỏi như vậy.
Khi bạn tiêu tiền của người khác, bạn sẽ thấy điều đó là cần thiết, nhất là tiền đó từ thuế của nhân dân đóng góp.
Dự toán lập là để kiểm soát chi phí, từ đó để:
1. Chứng minh sự hợp lý của số tiền bỏ ra. Điều này là cần thiết cho sự công khai, minh bạch.
2. Kiểm soát chi phí, điều này rõ nhất. Khi bạn tiêu tiền của bạn, bạn muốn chi bao nhiêu cũng được, miễn là trong túi còn tiền hoặc ít nhất vẫn vay được tiền. còn với tiền của người khác, phải đắn đo cân nhắc.
3. Sự chính xác dự toán phụ thuộc yếu tố con người, cái đó không thể phản biện cho yếu tố khoa học của việc cần thiết phải quản lý chi phí bằng việc lập dự toán.
Nếu con người là nguyên nhân của sự thiếu chính xác, hãy đào tạo để đủ năng lực chuyên môn để làm chính xác.
4. Về hợp đồng tỷ lệ % hay hợp đồng lập dự toán, mỗi thứ có ưu nhược điểm. Cái chính là chúng ta đã vận dụng nó thế nào.
Nếu như quy định hợp đồng % dành cho những công trình quy mô nhỏ, không phức tạp, điều này là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, trên thực tế, người ta lại vận dụng cho những công trình siêu lớn, siêu phức tạp thì lại dẫn đến lãng phí rất lớn.
Có những công trình mà nếu tính thiết kế theo tỷ lệ % thì vài chục tỷ tiền thiết kế (tư vấn trong nước), tuy nhiên với vài chục tỷ đó tương đương chi phí hoạt động của công ty thiết kế đó trong vài năm.
Cảm ơn naat!
Quan điểm 1: Ngoài dự toán thông thường ra, chúng ta còn có cách khác để xác định sự hợp lí. Bây giờ Bộ đã ban hành Chỉ số giá, Suất vốn đầu tư, ta hoàn toàn có thể áp dụng.
Quan điểm 2: Tôi không phủ nhận lập dự toán chi tiết mà hãy để đến khi lập dự toán thi công, Quyế toán thì lúc ấy mới phản ánh chân thực về khối lượng, giá cả và giá trị.
Quan điểm 3: Với một công việc thực hiện mà gần như làm cho có, vậy ta có cần tính chính xác hay không? Giả sử khi bạn đàm phán một hợp đồng, công việc đầu tiên bạn ưu tiên là gì, có phải là giá trị hợp đồng không? hay phần đó để đến lúc chót, lúc đàm phán giá.
Quan điểm 4: hoàn toàn đồng ý với bạn!
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Cảm ơn naat!
Quan điểm 1: Ngoài dự toán thông thường ra, chúng ta còn có cách khác để xác định sự hợp lí. Bây giờ Bộ đã ban hành Chỉ số giá, Suất vốn đầu tư, ta hoàn toàn có thể áp dụng.
Quan điểm 2: Tôi không phủ nhận lập dự toán chi tiết mà hãy để đến khi lập dự toán thi công, Quyế toán thì lúc ấy mới phản ánh chân thực về khối lượng, giá cả và giá trị.
Quan điểm 3: Với một công việc thực hiện mà gần như làm cho có, vậy ta có cần tính chính xác hay không? Giả sử khi bạn đàm phán một hợp đồng, công việc đầu tiên bạn ưu tiên là gì, có phải là giá trị hợp đồng không? hay phần đó để đến lúc chót, lúc đàm phán giá.
Quan điểm 4: hoàn toàn đồng ý với bạn!
Để áp chỉ số giá thì phải có cái gốc là giá trị ban đầu là bao nhiêu rồi mới điều chỉnh bằng chỉ số. Suất vốn đầu tư cũng chỉ để khái toán ban đầu cho việc xác định TMĐT chứ không thể quản lý tiếp ở giai đoạn sau, lại càng không thể đem suất vốn đầu tư để thanh toán.
Quan điểm 2: Tôi không phủ nhận lập dự toán chi tiết mà hãy để đến khi lập dự toán thi công, Quyế toán thì lúc ấy mới phản ánh chân thực về khối lượng, giá cả và giá trị.
Cần phân tách các việc ra, bạn sẽ thấy nó tồn tại là có lý của nó. Lập dự toán là để quản lý chi phí, không phải để thanh toán. Cái mà bạn nói dự toán thi công, quyết toán là việc thanh toán rồi.
1 cách đơn giản, nếu bạn không có dự toán ban đầu, bạn tổ chức đấu thầu thì lấy cái gì so sánh để biết giá dự thầu, giá trị đưa vào hợp đồng là hợp lý?
Trên thực tế, nếu có thể được đấu thầu từ thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, khi đó đúng là việc lập dự toán chi tiết là không cần thiết, thậm chí cũng chẳng cần lập thiết kế bản vẽ thi công. Việc này cần được Luật hóa để có cơ sở thực hiện. Đồng thời, năng lực của nhà thầu tương ứng cũng phải tăng lên, khi đó việc tính toán thiết kế chi tiết thi công của nhà thầu phải được nâng cao thì mới có cơ sở triển khai. Các nhà thầu của chúng ta rất phụ thuộc vào thiết kế bản vẽ thi công chi tiết, trong khi nhà thầu nước ngoài họ có thể triển khai thiết kế thi công theo ý của họ, điều này giúp chủ đầu tư có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.
Như vậy lãng phí và vấn đề rút ngắn thời gian không phải ở việc lập dự toán chi tiết mà ở cách quản lý, thực hiện của chúng ta.
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Để áp chỉ số giá thì phải có cái gốc là giá trị ban đầu là bao nhiêu rồi mới điều chỉnh bằng chỉ số. Suất vốn đầu tư cũng chỉ để khái toán ban đầu cho việc xác định TMĐT chứ không thể quản lý tiếp ở giai đoạn sau, lại càng không thể đem suất vốn đầu tư để thanh toán.
Quan điểm 2: Tôi không phủ nhận lập dự toán chi tiết mà hãy để đến khi lập dự toán thi công, Quyế toán thì lúc ấy mới phản ánh chân thực về khối lượng, giá cả và giá trị.
Cần phân tách các việc ra, bạn sẽ thấy nó tồn tại là có lý của nó. Lập dự toán là để quản lý chi phí, không phải để thanh toán. Cái mà bạn nói dự toán thi công, quyết toán là việc thanh toán rồi.
1 cách đơn giản, nếu bạn không có dự toán ban đầu, bạn tổ chức đấu thầu thì lấy cái gì so sánh để biết giá dự thầu, giá trị đưa vào hợp đồng là hợp lý?
Trên thực tế, nếu có thể được đấu thầu từ thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, khi đó đúng là việc lập dự toán chi tiết là không cần thiết, thậm chí cũng chẳng cần lập thiết kế bản vẽ thi công. Việc này cần được Luật hóa để có cơ sở thực hiện. Đồng thời, năng lực của nhà thầu tương ứng cũng phải tăng lên, khi đó việc tính toán thiết kế chi tiết thi công của nhà thầu phải được nâng cao thì mới có cơ sở triển khai. Các nhà thầu của chúng ta rất phụ thuộc vào thiết kế bản vẽ thi công chi tiết, trong khi nhà thầu nước ngoài họ có thể triển khai thiết kế thi công theo ý của họ, điều này giúp chủ đầu tư có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.
Như vậy lãng phí và vấn đề rút ngắn thời gian không phải ở việc lập dự toán chi tiết mà ở cách quản lý, thực hiện của chúng ta.
Đó là vấn đề.
Tôi đang đặt ra 2 vấn đề ( đáng lẽ sẽ hoàn tất trong bài viết, nhưng phải nói sớm )
1. Lập khái toán sơ bộ rồi chi tiết dần các công việc về sau đến quyết toán. ( Đơn giản -> chi tiết )
2. Lập dự toán thật chi tiết quyết toán bằng chỉ số Pn theo TT08. ( Chi tiết -> Đơn giản )

Cách làm này tuy mới nhưng chúng ta đã có các căn cứ pháp lý để triển khai ( TT02, TT08 v...v) và thực tế đang triểng khai theo vấn đề 2. Nói riêng ra một chút, vấn đề 2 là cách mà "ông tài chính" không ưa vì nó bỏ qua hóa đơn chứng từ ...v....v. Vấn đề 1 thì " ông tài chính" nghe khoái như chủ đầu tư sợ vì không có căn cứ rõ ràng.Kết lại là tư duy của Cấp có thẩm quyền, có dám làm, dám chịu trách nhiệm hay không?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Đó là vấn đề.
Tôi đang đặt ra 2 vấn đề ( đáng lẽ sẽ hoàn tất trong bài viết, nhưng phải nói sớm )
1. Lập khái toán sơ bộ rồi chi tiết dần các công việc về sau đến quyết toán. ( Đơn giản -> chi tiết )
2. Lập dự toán thật chi tiết quyết toán bằng chỉ số Pn theo TT08. ( Chi tiết -> Đơn giản )

Cách làm này tuy mới nhưng chúng ta đã có các căn cứ pháp lý để triển khai ( TT02, TT08 v...v) và thực tế đang triểng khai theo vấn đề 2. Nói riêng ra một chút, vấn đề 2 là cách mà "ông tài chính" không ưa vì nó bỏ qua hóa đơn chứng từ ...v....v. Vấn đề 1 thì " ông tài chính" nghe khoái như chủ đầu tư sợ vì không có căn cứ rõ ràng.Kết lại là tư duy của Cấp có thẩm quyền, có dám làm, dám chịu trách nhiệm hay không?
việc thanh, quyết toán bằng chỉ số giá là việc không mới vì quy định về điều chỉnh hợp đồng bằng chỉ số giá có lâu rồi. Tuy nhiên, việc thực thi đúng là còn nhiều khó khăn do các cấp còn chưa hiểu thông. Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Xây dựng, Viện Kinh tế xây dựng, các Sở XD địa phương luôn mở các lớp tập huấn nghiệp vụ về chỉ số giá xây dựng.
Các chủ đầu tư, nhà thầu thì cơ bản đã sẵn sàng, chỉ còn một số nơi, đơn vị cấp phát vốn, đơn vị thẩm tra quyết toán còn chưa thực hiện do chưa có quy trình hướng dẫn của ngành dọc.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top