Sự cần thiết phải đầu tư:
- Dân số Hà Nội ngày càng tăng, tắc đường - tắc đường và tắc đường. Cuộc sống trở nên ngột ngạt - cần thiết phải giãn dân.
- Nhân ngày 30/04 được tham gia vào dòng xe tắc 20km trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thấy rằng ở HN khổ quá.
TA nảy ra ý tưởng cần thiết phải lập dự án đầu tư xây dựng đường tàu điện ngầm cao tốc.
Theo quan sát thị trường tuyến đường tàu điện ngầm nối Hà Nội với các tỉnh như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh... sẽ rất đông khách (nhu cầu đặc biệt cao trong các kỳ nghỉ, ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật). Nếu tuyến tàu điện ngầm cao tốc chạy với vận tốc khoảng 150km/h, tức là nếu từ Hà Nội đi Thái Bình chừng 100km tốn khoảng 30 phút sẽ thu hút thêm nhiều hộ gia đình sẽ chuyển khỏi Hà Nội về Thái Bình ở và đi làm bằng tàu điện ngầm (đặc biệt chú trọng dân Thái Bình bởi các tuyến xe khách từ các địa phương đến và đi khỏi đây bao giờ cũng rất đông ). Này nhé: tiền đất khoảng 700 triệu và 1 tỷ tiền xây có một biệt thự đẹp long lanh tại TP, chi phí sinh hoạt rất rẻ, không khí trong lành, đường phố rộng, sạch và vắng. Hàng ngày 6h30 đi tập thể dục hít thở không khí trong lành xong, ăn sáng, vệ sinh cá nhân, dùng vé tháng đến cơ quan ở HN lúc 7h30 đúng giờ làm việc. Chi phí sinh hoạt ở các tỉnh lân cận rẻ hơn Hà Nội sẽ thừa bù đắp vé tháng với mức khoảng 300.000 đ - 500.000 đ/1 tháng.
Sinh viên và lượng rất lớn khách đi du lịch sẽ sử dụng phương tiện này nếu tiếp thị tốt và giá vé phù hợp, phục vụ tốt. Rất nhiều người sẽ chuyển về các tỉnh lân cận sống và dùng tàu điện để đi làm tại Hà Nội, điều này sẽ đặc biệt giúp giảm tải dân số Hà Nội.
Để lập dự án này cần tiếp tục nghiên cứu khảo sát tuyến đường, tham khảo một số dự án đầu tư xây dựng các tuyến tàu điện ngầm của nước ngoài, tài liệu thi công công trình... để dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư, chi phí vận hành các đoàn tàu, chi phí hoạt động của cả hệ thống.
Để dự kiến doanh thu cần khảo sát số lượng hành khách ở các bến xe Lương Yên, Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình và các nguồn gia đình đi taxi, xe riêng, xe máy... để dự kiến mức thu. Có thể tổ chức đi phát phiếu điều tra ở các địa phương dự kiến đặt ga tàu điện ngầm để thu thập ý kiến, nếu có tàu điện ngầm, giá vé được cân đối vừa phải thì có lựa chọn phương tiện này không ? Ngoài ra cũng có thể tính đến các tiểu dự án: taxi, xe buýt đưa đón khách, siêu thị bán hàng tại các nhà ga... Mỗi tháng có khoảng 1.000.000 lượt khách đi một, hai lần giá khoảng 50.000 tiền vé, thêm doanh thu khoảng 100.000 lượt vé tháng khoảng 300.000 đ/tháng. Có vẻ nếu tính toán doanh thu và cân đối tốt, đây là dự án khả thi ).
TA sẽ tiếp tục nghiên cứu khả thi dự án này và đem đi thuyết phục đầu tư .
- Dân số Hà Nội ngày càng tăng, tắc đường - tắc đường và tắc đường. Cuộc sống trở nên ngột ngạt - cần thiết phải giãn dân.
- Nhân ngày 30/04 được tham gia vào dòng xe tắc 20km trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thấy rằng ở HN khổ quá.
TA nảy ra ý tưởng cần thiết phải lập dự án đầu tư xây dựng đường tàu điện ngầm cao tốc.
Theo quan sát thị trường tuyến đường tàu điện ngầm nối Hà Nội với các tỉnh như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh... sẽ rất đông khách (nhu cầu đặc biệt cao trong các kỳ nghỉ, ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật). Nếu tuyến tàu điện ngầm cao tốc chạy với vận tốc khoảng 150km/h, tức là nếu từ Hà Nội đi Thái Bình chừng 100km tốn khoảng 30 phút sẽ thu hút thêm nhiều hộ gia đình sẽ chuyển khỏi Hà Nội về Thái Bình ở và đi làm bằng tàu điện ngầm (đặc biệt chú trọng dân Thái Bình bởi các tuyến xe khách từ các địa phương đến và đi khỏi đây bao giờ cũng rất đông ). Này nhé: tiền đất khoảng 700 triệu và 1 tỷ tiền xây có một biệt thự đẹp long lanh tại TP, chi phí sinh hoạt rất rẻ, không khí trong lành, đường phố rộng, sạch và vắng. Hàng ngày 6h30 đi tập thể dục hít thở không khí trong lành xong, ăn sáng, vệ sinh cá nhân, dùng vé tháng đến cơ quan ở HN lúc 7h30 đúng giờ làm việc. Chi phí sinh hoạt ở các tỉnh lân cận rẻ hơn Hà Nội sẽ thừa bù đắp vé tháng với mức khoảng 300.000 đ - 500.000 đ/1 tháng.
Sinh viên và lượng rất lớn khách đi du lịch sẽ sử dụng phương tiện này nếu tiếp thị tốt và giá vé phù hợp, phục vụ tốt. Rất nhiều người sẽ chuyển về các tỉnh lân cận sống và dùng tàu điện để đi làm tại Hà Nội, điều này sẽ đặc biệt giúp giảm tải dân số Hà Nội.
Để lập dự án này cần tiếp tục nghiên cứu khảo sát tuyến đường, tham khảo một số dự án đầu tư xây dựng các tuyến tàu điện ngầm của nước ngoài, tài liệu thi công công trình... để dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư, chi phí vận hành các đoàn tàu, chi phí hoạt động của cả hệ thống.
Để dự kiến doanh thu cần khảo sát số lượng hành khách ở các bến xe Lương Yên, Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình và các nguồn gia đình đi taxi, xe riêng, xe máy... để dự kiến mức thu. Có thể tổ chức đi phát phiếu điều tra ở các địa phương dự kiến đặt ga tàu điện ngầm để thu thập ý kiến, nếu có tàu điện ngầm, giá vé được cân đối vừa phải thì có lựa chọn phương tiện này không ? Ngoài ra cũng có thể tính đến các tiểu dự án: taxi, xe buýt đưa đón khách, siêu thị bán hàng tại các nhà ga... Mỗi tháng có khoảng 1.000.000 lượt khách đi một, hai lần giá khoảng 50.000 tiền vé, thêm doanh thu khoảng 100.000 lượt vé tháng khoảng 300.000 đ/tháng. Có vẻ nếu tính toán doanh thu và cân đối tốt, đây là dự án khả thi ).
TA sẽ tiếp tục nghiên cứu khả thi dự án này và đem đi thuyết phục đầu tư .