Lập dự án đầu tư xây dựng đường tàu điện ngầm

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.581
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Sự cần thiết phải đầu tư:
- Dân số Hà Nội ngày càng tăng, tắc đường - tắc đường và tắc đường. Cuộc sống trở nên ngột ngạt - cần thiết phải giãn dân.
- Nhân ngày 30/04 được tham gia vào dòng xe tắc 20km trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thấy rằng ở HN khổ quá.
TA nảy ra ý tưởng cần thiết phải lập dự án đầu tư xây dựng đường tàu điện ngầm cao tốc.

Theo quan sát thị trường tuyến đường tàu điện ngầm nối Hà Nội với các tỉnh như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh... sẽ rất đông khách (nhu cầu đặc biệt cao trong các kỳ nghỉ, ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật). Nếu tuyến tàu điện ngầm cao tốc chạy với vận tốc khoảng 150km/h, tức là nếu từ Hà Nội đi Thái Bình chừng 100km tốn khoảng 30 phút sẽ thu hút thêm nhiều hộ gia đình sẽ chuyển khỏi Hà Nội về Thái Bình ở và đi làm bằng tàu điện ngầm (đặc biệt chú trọng dân Thái Bình bởi các tuyến xe khách từ các địa phương đến và đi khỏi đây bao giờ cũng rất đông :D). Này nhé: tiền đất khoảng 700 triệu và 1 tỷ tiền xây có một biệt thự đẹp long lanh tại TP, chi phí sinh hoạt rất rẻ, không khí trong lành, đường phố rộng, sạch và vắng. Hàng ngày 6h30 đi tập thể dục hít thở không khí trong lành xong, ăn sáng, vệ sinh cá nhân, dùng vé tháng đến cơ quan ở HN lúc 7h30 đúng giờ làm việc. Chi phí sinh hoạt ở các tỉnh lân cận rẻ hơn Hà Nội sẽ thừa bù đắp vé tháng với mức khoảng 300.000 đ - 500.000 đ/1 tháng.
Sinh viên và lượng rất lớn khách đi du lịch sẽ sử dụng phương tiện này nếu tiếp thị tốt và giá vé phù hợp, phục vụ tốt. Rất nhiều người sẽ chuyển về các tỉnh lân cận sống và dùng tàu điện để đi làm tại Hà Nội, điều này sẽ đặc biệt giúp giảm tải dân số Hà Nội.

Để lập dự án này cần tiếp tục nghiên cứu khảo sát tuyến đường, tham khảo một số dự án đầu tư xây dựng các tuyến tàu điện ngầm của nước ngoài, tài liệu thi công công trình... để dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư, chi phí vận hành các đoàn tàu, chi phí hoạt động của cả hệ thống.

Để dự kiến doanh thu cần khảo sát số lượng hành khách ở các bến xe Lương Yên, Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình và các nguồn gia đình đi taxi, xe riêng, xe máy... để dự kiến mức thu. Có thể tổ chức đi phát phiếu điều tra ở các địa phương dự kiến đặt ga tàu điện ngầm để thu thập ý kiến, nếu có tàu điện ngầm, giá vé được cân đối vừa phải thì có lựa chọn phương tiện này không ? Ngoài ra cũng có thể tính đến các tiểu dự án: taxi, xe buýt đưa đón khách, siêu thị bán hàng tại các nhà ga... Mỗi tháng có khoảng 1.000.000 lượt khách đi một, hai lần giá khoảng 50.000 tiền vé, thêm doanh thu khoảng 100.000 lượt vé tháng khoảng 300.000 đ/tháng. Có vẻ nếu tính toán doanh thu và cân đối tốt, đây là dự án khả thi :)).
TA sẽ tiếp tục nghiên cứu khả thi dự án này và đem đi thuyết phục đầu tư :D.
 

baoercheng.upvc

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/10/08
Bài viết
48
Điểm thành tích
8
từ Hà Nội đi Thái Bình chừng 100km tốn khoảng 30 phút

==> từ Hà Nội đi Nam Định chừng 90km tốn khoảng 25 phút

==> ngày nào em cũng về ăn cơm với ba má

==> Hoan hô dự án của anh Thế Anh! :X
 

trungkiencdc

Thành viên mới
Tham gia
29/4/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Nếu siêu dự án của bác Thế Anh mà được Chủ Đầu Tư nào chấp nhận đầu tư sẽ mang lại ý nghĩa xa hội hết sức to lớn!
Nhưng khi đầu tư, người ta quan tâm đến cái đầu tiên là "thời gian thu hồi vốn", "lỗ lãi".... đại khái là vấn đề kinh tế nhiều hơn (em đang tư vấn cho mấy Chủ Đầu Tư, ông nào cũng chỉ quan tâm đến "hiệu quả kinh" tế thôi mà, nếu không có hiệu quả là ngừng đầu tư ngay đấy nhé)
Xin nhắc anh Thế Anh là: tư duy của "dân" mình là vẫn muốn ra thành phố lớn kiếm ăn, sinh sống, vì vậy mà muốn làm thay đổi tư duy của người dân chuyển về Thái Bình (hoặc bất kỳ thành phố nào xa trung tâm HN và TPHCM) sống rồi hàng ngày đi xe diện ngầm về HN làm là điều không đơn giản. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến "doanh thu" nhiều năm đầu của siêu dự án trên khi đi vào hoạt động, đây chắc chắn là điều khó "dụ" được CĐT nhất để người ta đầu tư (trừ DA sử dụng vốn ngân sách).
Một vấn đề nữa là: hạ tầng, giao thông công cộng của mình quá yếu. Nếu đi tàu điện ngầm rồi đi xe bus mất nửa giờ đồng hồ nữa mới đến chỗ làm thì chưa chắc "dân" ta đã khoái vì cưỡi "HON DA" đi làm quen rồi. Cái này cũng ảnh hưởng đến tính khả thi của Dự án đấy bác Thế Anh ạ.
Em nghĩ, sớm muộn gì thì chúng ta cũng phải có mô hình tổ chức giao thông và tổ chức đô thị như mô hình của các nước phát triển (sống ở thành phố này, nhưng hàng ngày đi làm ở thành phố khác là một ví dụ), nhưng phải có quy hoạch tổng thể đồng bộ lại TP Thái Bình, Phủ Lý… (nói chung là tất cả các địa phương có điểm dừng của tàu điện ngầm), mà cái này thì gần như ta đang ở “cốt 0.00”. Đây cũng là điểm cản trở cho tính khả thi của DA.
 

Tran Trong Binh

Thành viên mới
Tham gia
21/2/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
63
Thực tế đây là ý việc mà các nước khác đã làm
Nhưng ở Việt Nam, các quan chức chính phủ đau có nghĩ tới con cháu nhiều.
Họ chỉ tính đến việc đánh thuế vào Ô tô, xe máy và .... Vì thế biết đến bao giờ mức xe ô tô giảm xuống nhỉ????
 
T

thanhcienco5

Guest
Lập 1 dự án phải có phương án so sánh chứ. tớ phản biện như thế này:
Ví dụ khi ta lấy tổng mức đầu tư tuyến đường ngầm từ HN đi Thái Bình và ngược lại.
Tôi dùng tổng mức đó đi đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thượng tầng kiến trúc, xã hội tại tỉnh Thái Bình để thu hút người dân ở đây an cư đồng thời thu hút các tỉnh lân cận về đây làm ăn sinh sống sẽ đồng thời giảm số lượng dân Thái Bình vào HN cũng như ở các tỉnh lân cận đỏ xô về HN. :d
Như vậy ở cấp độ nhà nước thì đầu tư như vậy sẽ Hiệu quả hơn !
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.581
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Hệ thống tàu điện ngầm dài nhất thế giới

Cơ quan phụ trách giao thông thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết tới năm 2010, thành phố này sẽ có hệ thống tàu điện ngầm dài nhất thế giới với tổng chiều dài các tuyến đường lên tới 430km, có khả năng chuyên trở 5,3 triệu lượt khách mỗi ngày. Hiện tại, hệ thống tàu điện ngầm ở Thượng Hải có chiều dài 250km với 8 tuyến khác nhau có thể chuyên chở 4,4 triệu lượt khách mỗi ngày. Chính quyền thành phố có kế hoạch xây dựng thêm 11 tuyến nữa và hoàn thành trước ngày khai mạc Triễn lãm thế giới World Expo 2010. Dự kiến, đến cuối năm nay, Thượng Hải sẽ có thêm 3 tuyến tàu điện ngầm mới được đưa vào sử dụng, nâng tổng chiều dài của hệ thống tàu điện ngầm trong thành phố lên 350 km.
Theo Kinh tế & Đô thị

Như vậy là dự án này có cơ khả thi rồi. TA đã thu thập được một hình ảnh, tư liệu về hệ thống tàu điện ngầm, hệ thống kỹ thuật ngầm của Tokyo, sau sẽ up lên phục vụ các bạn nào muốn nghiên cứu tiền khả thi.

Hiện tại quỹ đất tại các đô thị trung tâm (Hà Nội, Tp.HCM...) đang đến hồi cạn kiệt. Dân số Việt Nam tăng nhanh, nước biển dâng, đến lúc quỹ đất của cả nước cũng thiếu, nghiên cứu "chui xuống đất" là điều không phải bàn cãi rồi. Chẳng cần ai thuê, cứ nghiên cứu tiền khả thi cho hệ thống tàu điện ngầm trong thành phố Hà Nội hoặc tp. Hồ Chí Minh trước (tích lũy dần) rồi tìm Chủ đầu tư thuyết phục đầu tư :-w.
 
A

archvanhuong

Guest
Thực tế đây là ý việc mà các nước khác đã làm
Nhưng ở Việt Nam, các quan chức chính phủ đau có nghĩ tới con cháu nhiều.
Họ chỉ tính đến việc đánh thuế vào Ô tô, xe máy và .... Vì thế biết đến bao giờ mức xe ô tô giảm xuống nhỉ????

Nhầm rồi bạn. Đã có giai đoạn chính phủ hạn chế đăng ký xe máy, tăng thuế ô tô là để giảm tải cho giao thông đấy. Nhưng cuối cùng lại phải mở lại cho dân vì nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng nền CN sản xuất xe máy, dân chúng kêu ca nhiều.

Giao thông VN hiện nay cần nhất là hạn chế số lượng xe máy, chuyển sang phương tiện giao thông công cộng là xe buýt hoặc tàu điện ngầm.

Một trong những lý do mà các phương tiện công cộng không thu hút được người dân VN, lý do dân VN thích đi xe máy, thích tiện, tiện đỗ lại mua sắm gì đó, tiện rẽ ngang rẽ tắt, tiện đủ thứ..., và rất lười đi bộ (một phần vì không có vỉa hè do đã làm chỗ để xe máy) trong khi dân nước ngoài họ đi đoạn dài ra bến không hề ngại thì người dân VN lại rất ngại :D.
 

kts hao

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
2/7/08
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Ý tưởng của bạn nguyentheanh khá hay, tuy nhiên tôi có mấy ý kiến như sau:
Theo mục tiêu dự án việc lập các tuyến tầu điện ngầm tới các đô thị vành đai là rất tốt về mặt ý tưởng tuy nhiên hiệu quả kinh tế thì cần xem xét lại. Cụ thể để xây dựng được một tuyến tầu điện ngầm là rất phức tạp kể cả về kinh tế lẫn kỹ thuật, Vd: theo Dự án Tầu điện ngầm TP HCM gồm các tuyến:
1/ Bến Thành - Bình Tây - Phú Lâm - An Lạc: Dài khoảng 15km
2/ Bến Thành - Gò Vấp: Khoảng 11 km
3/ Bến Thành - Thủ Đức - Biên Hòa: 23km
4/ Bến Thành - Thủ Thiêm đến vùng trung tâm khu đô thị tương lai là Xóm Chông, Xóm Mới, dài khoảng 5km.
Tổng chiều dài là khoảng: 54km
Dự kiến Tổng mức đầu tư khoảng 5 tỷ USD (trong đó riêng lập phương án hố trợ ký thuật đã hết 2,2 triệu USD) như vậy suất đầu tư là khoảng 93 triệu USD/1km.
Theo suất đầu tư này nếu tiến hành xây dựng tuyến tầu điện ngầm Hà Nội-Thái Bình dài khoảng 100km sẽ hết khoảng 9,3 tỷ USD!
Thực tế cho thấy ở các nước đã triển khai xây dựng tầu điện ngầm đều phải đối mặt với các giải pháp kỹ thuật rất phúc tạp về địa chất, thủy văn công nghệ xây dựng… và cả bảo đảm hoạt động nữa.
Một trong các mục tiêu quan trọng khi xây dựng các tuyến tầu điện ngầm là giảm áp lực các phương tiện cá nhân lưu thông trong thành phố. (và còn cả yếu tố quốc phòng!) đối với các tuyến ngoại thị thì điều này là không thật cần thiết!
Ngoài ra chi phí để duy trì hoạt động cho tầu điện ngầm cũng rất cao do chi phí của các công tác bảo đảm an toàn, PCCC, thông hơi, chống ngập nước, duy tu bảo dưỡng…!
Để đạt cùng mục tiêu thì việc tiến hành xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Hiện nay Việt Nam đang phối hợp với các nhà thầu Nhật bản (thông qua tổ chức JICA) tiến hành nhiên cứu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam và đã có kết quả đánh giá sơ bộ: trong đó tổng chiều dài toàn tuyến là 1750km với tổng mức đầu tư khoảng 55,85 tỷ USD trong đó cần khoảng 30.000 tỷ VNĐ (tức là khoảng 1,65 tỷ USD) giành cho công tác giải phóng mặt bằng. Như vậy suất đầu tư cho 1km đường sắt cao tốc là: 34 triệuUSD/1km! (trong đó chi phí cho GPMB là khoảng 0.95 triệu USD/1km)
Như vậy nếu xây dựng tuyến tầu cao tốc Hà Nội- Thái Bình (tính cả GPMB) hết khoảng 3,4 tỷ USD!(bằng khoảng 36,5% chi phí xây dựng tầu điện ngầm trên cùng tuyến)
Bên cạnh đó vận tốc của tầu điện ngầm cũng thấp hơn tầu cao tốc rất nhiều (do điều kiện vận hành và các yếu tố kỹ thuật khác) cụ thể vận tốc cao nhất của tầu điện ngầm dự kiến chỉ đạt 80km/h trong khi tầu cao tốc vận tốc có thể lên tới 300km/h! (theo công nghệ tầu cao tốc tiên tiến trên thế giời như là: Shinkansen- Nhật Bản, TGV - Pháp, KTX - Hàn Quốc, AVE - Tây Ban Nha, Acela - Mỹ hoặc ICE - Đức)
Trên cơ sở các số liệu và phân tích trên, tôi nhận thấy việc xây dựng các tuyến xe điện ngầm liên đô thị là không khả thi. Trong thực tế các nước phát triển đều tập trung vào xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc nối các đô thị với nhau đặc biệt là các tuyến tấu cao tốc đến các đô thị vệ tinh (Như mục tiêu của bạn nguyentheanh đặt ra) và chỉ làm các tuyến tầu điện ngầm trong phạm vi từng thành phố thôi! (Và nó chỉ phát huy được hiệu quả cho thành phố có từ 7-10 triệu dân trở lên)
Cũng xin lưu ý thêm là việc vận chuyển hành khách bằng vận tải đường sắt(kể cả tầu điện ngầm) có ý nghĩa chính trị, xã hội nhiều hơn yếu tố kinh tế nên hầu như các lĩnh vực này đều do nhà nước quản lý mà các công ty tư nhân ít đầu tư!
 
Last edited by a moderator:

Top