Lập và thẩm duyệt chi phí đầu tư xây dựng theo mức thuế VAT 10% hay 8%
Vừa qua Chính phủ có Nghị định số 15/2022/NĐ-CP về chính sách miễn giảm thuế. Anh/em xây dựng được dịp xôn xao, nhiều Chủ đầu tư, Tư vấn, đơn vị Thẩm định / thẩm tra bối rối không biết làm thế nào. Sau khi nghiên cứu, tham khảo các ý kiến từ các chuyên gia kế toán, thuế và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Tôi xin trao đổi như sau:
Nhà nước giảm thuế VAT 10% xuống 8% là hỗ trợ khó khăn cho ai? Lý giải được câu này thì lập và quản lý chi phí hay viết hoá đơn sẽ rõ hơn.
Theo quy định hiện hành (Nghị định 10/2021/NĐ-CP và Thông tư 11/2021/TT-BXD) thì chi phí VL, NC, M đầu vào để lập dự toán là chi phí trước thuế (GTGT). Vì vậy, đầu vào 8% hay 10% đưa vào lập TMĐT hay Dự toán không ảnh hưởng đến giá trị.
1. Như vậy đầu vào sản xuất cái nào thuộc 8% là nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhà thầu (người mua hàng).
2. Khi nhà thầu thi công, chế tạo sản phẩm cho Chủ đầu tư, do đặc thù của sp XD là thi công kéo dài, phải thi công và nghiệm thu theo giai đoạn và qua nhiều thời điểm, theo quy định là xuất hoá đơn làm nhiều đợt ở thời điểm nghiệm thu, vậy thời điểm đó rơi vào 11 tháng năm 2022 thì Nhà thầu thu của Chủ đầu tư giúp Nhà nước 8%. Đây là Nhà nước hỗ trợ Chủ đầu tư (người mua hàng)
3. Theo quy định của Luật Xây dựng về quản lý chi phí: Chi phí xây dựng phải được xác định đúng, đủ, phù hợp điều kiện cụ thể… ở thời điểm này lập dự toán hay duyệt TMĐT vẫn tính 10%. Sau khi đấu thầu, ký hợp đồng thì thương thảo rõ về vấn đề giảm thuế này, khi thực hiện cái nào 8% thì giảm. Chúng ta không trông vào chi phí dự phòng được, bởi nếu dự tính chi phí 8% xong duyệt, sau này thi công vào thời điểm 10% sẽ bị thiếu khoản nộp thuế, dự phòng chỉ dùng Cho khối lượng phát sinh và Trượt giá, rất khó để sử dụng chi cho khoản thuế bị thiếu.
4. VAT là thuế gián thu Nhà thầu (người bán) thu của Chủ đầu tư (người mua) nộp giúp cho Nhà nước, chứ cấm xơ múi gì vào đây, nên tính toán sao không bị trùng, chồng thuế là được.
5. Anh em Lập TMĐT và Dự toán căn cứ vào đó có thuyết minh rõ ràng, in ra kẹo vào hòi sơ, trong đó có nêu rõ lý do, các khó khăn, ở thời điểm này chưa có văn bản nào hướng dẫn riêng chi tiết, cụ thể hơn về vấn đề này, nên nghiên cứu VB và áp dụng như trên. In kẹp vào hồ sơ, rõ ràng, công khai sẽ không ngại Thanh tra, Kiểm toán nữa.
Lưu ý: Mình thuyết minh rõ ràng ra, đính kèm hồ sơ, trong đó nói rõ khó khăn giai đoạn này, không có cách nào cả, trong khi tiến độ dự án và công việc vẫn phải thực hiện. Nhưng vậy Kiểm toán hay Thanh tra thì có viết vào báo cáo thì ở trên cũng chẳng bắt bẻ anh em mình được, vì vấn đề này đã được thấy trước, chẳng có gì khuất tất ở đây cả, mà vấn đề vướng do cơ chế nên chưa xử lý được tại thời điểm lập / thẩm / duyệt. Cần thực hiện cho trôi công việc, tránh các thiệt hại do đình trệ, đến khi thực hiện đầy đủ thông tin, số liệu thì tính 10% hay 8% vào lúc đó.
Còn 1 giải pháp nữa: nếu vẫn chưa yên tâm và ngại trách nhiệm, công việc chưa gấp lắm thì anh em có thể làm văn bản hỏi Chính phủ về lập Tổng mức đầu tư, Dự toán xây dựng thì áp dụng Nghị định 15/2022/NĐ-CP như thế nào để có hướng dẫn.
Vừa qua Chính phủ có Nghị định số 15/2022/NĐ-CP về chính sách miễn giảm thuế. Anh/em xây dựng được dịp xôn xao, nhiều Chủ đầu tư, Tư vấn, đơn vị Thẩm định / thẩm tra bối rối không biết làm thế nào. Sau khi nghiên cứu, tham khảo các ý kiến từ các chuyên gia kế toán, thuế và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Tôi xin trao đổi như sau:
Nhà nước giảm thuế VAT 10% xuống 8% là hỗ trợ khó khăn cho ai? Lý giải được câu này thì lập và quản lý chi phí hay viết hoá đơn sẽ rõ hơn.
Theo quy định hiện hành (Nghị định 10/2021/NĐ-CP và Thông tư 11/2021/TT-BXD) thì chi phí VL, NC, M đầu vào để lập dự toán là chi phí trước thuế (GTGT). Vì vậy, đầu vào 8% hay 10% đưa vào lập TMĐT hay Dự toán không ảnh hưởng đến giá trị.
1. Như vậy đầu vào sản xuất cái nào thuộc 8% là nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhà thầu (người mua hàng).
2. Khi nhà thầu thi công, chế tạo sản phẩm cho Chủ đầu tư, do đặc thù của sp XD là thi công kéo dài, phải thi công và nghiệm thu theo giai đoạn và qua nhiều thời điểm, theo quy định là xuất hoá đơn làm nhiều đợt ở thời điểm nghiệm thu, vậy thời điểm đó rơi vào 11 tháng năm 2022 thì Nhà thầu thu của Chủ đầu tư giúp Nhà nước 8%. Đây là Nhà nước hỗ trợ Chủ đầu tư (người mua hàng)
3. Theo quy định của Luật Xây dựng về quản lý chi phí: Chi phí xây dựng phải được xác định đúng, đủ, phù hợp điều kiện cụ thể… ở thời điểm này lập dự toán hay duyệt TMĐT vẫn tính 10%. Sau khi đấu thầu, ký hợp đồng thì thương thảo rõ về vấn đề giảm thuế này, khi thực hiện cái nào 8% thì giảm. Chúng ta không trông vào chi phí dự phòng được, bởi nếu dự tính chi phí 8% xong duyệt, sau này thi công vào thời điểm 10% sẽ bị thiếu khoản nộp thuế, dự phòng chỉ dùng Cho khối lượng phát sinh và Trượt giá, rất khó để sử dụng chi cho khoản thuế bị thiếu.
4. VAT là thuế gián thu Nhà thầu (người bán) thu của Chủ đầu tư (người mua) nộp giúp cho Nhà nước, chứ cấm xơ múi gì vào đây, nên tính toán sao không bị trùng, chồng thuế là được.
5. Anh em Lập TMĐT và Dự toán căn cứ vào đó có thuyết minh rõ ràng, in ra kẹo vào hòi sơ, trong đó có nêu rõ lý do, các khó khăn, ở thời điểm này chưa có văn bản nào hướng dẫn riêng chi tiết, cụ thể hơn về vấn đề này, nên nghiên cứu VB và áp dụng như trên. In kẹp vào hồ sơ, rõ ràng, công khai sẽ không ngại Thanh tra, Kiểm toán nữa.
Lưu ý: Mình thuyết minh rõ ràng ra, đính kèm hồ sơ, trong đó nói rõ khó khăn giai đoạn này, không có cách nào cả, trong khi tiến độ dự án và công việc vẫn phải thực hiện. Nhưng vậy Kiểm toán hay Thanh tra thì có viết vào báo cáo thì ở trên cũng chẳng bắt bẻ anh em mình được, vì vấn đề này đã được thấy trước, chẳng có gì khuất tất ở đây cả, mà vấn đề vướng do cơ chế nên chưa xử lý được tại thời điểm lập / thẩm / duyệt. Cần thực hiện cho trôi công việc, tránh các thiệt hại do đình trệ, đến khi thực hiện đầy đủ thông tin, số liệu thì tính 10% hay 8% vào lúc đó.
Còn 1 giải pháp nữa: nếu vẫn chưa yên tâm và ngại trách nhiệm, công việc chưa gấp lắm thì anh em có thể làm văn bản hỏi Chính phủ về lập Tổng mức đầu tư, Dự toán xây dựng thì áp dụng Nghị định 15/2022/NĐ-CP như thế nào để có hướng dẫn.