mr.vanhc
Thành viên rất triển vọng
- Tham gia
- 11/4/13
- Bài viết
- 28
- Điểm thành tích
- 18
- Tuổi
- 46
Có một vấn đề về tính lãi vay trong thời gian xây dựng mà nhiều diễn đàn khác cũng đã bàn tới nhưng chưa giải đáp thỏa đáng. Vấn đề này tương đối quan trọng, đặc biệt đối với dự án PPP vì nó liên quan đến cơ cấu nguồn vốn CSH và vốn vay. Hôm nay tôi đưa chủ đề này ra đây để chúng ta cùng thảo luận.
1. Tính lãi vay trong thời gian XD:
Để tính lãi vay, trước hết phải xác định được số tiền vay và tiến độ giải ngân vốn. Số tiền vay được xác lập trên cơ sở tổng vốn đầu tư và cơ cấu tỷ lệ vốn vay, vốn CSH. Căn cứ NĐ 15/2015/NĐ-CP (điều 10) xác định được tỷ lệ vốn vay, vốn CSH, sau đó ta đề ra tiến độ giải ngân và tính toán lãi vay trong thời gian XD.
Ví dụ: TMĐT dự án BOT: 1.600 tỷ đồng (chưa gồm lãi vay), xác định tỷ lệ vốn CSH theo phương pháp lũy tiến từng phần ta được: Vốn CSH 14,7%, vốn vay 85,3%.
* Thông thường các hợp đồng BOT đều tính cơ cấu tỷ lệ vốn theo mức tối thiểu.
2. NĐ 32/2015/NĐ-CP và dự thảo TT hướng dẫn NĐ32 xác định: Thành phần Tổng vốn đầu tư có bao gồm Lãi vay trong thời gian XD.
3. Vấn đề nảy sinh "Con gà, quả trứng":
- Khi tính xong lãi vay, ta đưa lãi vay quay trở lại nhập vào giá trị TMĐT và xác định lại cơ cấu nguồn vốn. Theo ví dụ trên thì lúc này giá trị TMĐT sẽ lớn hơn 1600 tỷ (bao gồm cả lãi vay) và cơ cấu nguồn vốn thay đổi với mức tỷ lệ vốn CSH, vốn vay khác so với ban đầu.
- Khi tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ngoài việc Nhà đầu tư phải chứng minh vốn CSH thì còn phải có văn bản của tổ chức tín dụng cam kết tài trợ vốn trong đó số tiền cam kết tài trợ đã bao gồm cả lãi vay trong thời gian xây dựng. Nếu quả thực Nhà đầu tư vay số tiền như vậy thì phát sinh lãi chồng lãi.
Tất nhiên, đây không phải là vấn đề rắc rối vì đã có hàng trăm dự án BOT, BT được thực hiện từ trước đến nay mà không ảnh hưởng gì cả.
4. Một số phương án xử lý:
- PA1: Tính nháp lãi vay trong thời gian xây dựng sau đó đưa giá trị lãi vay vào thành phần TMĐT, xác định cơ cấu vốn theo NĐ 15 sao cho phần vốn vay + lãi vay (lãi nhập gốc) đúng bằng tỷ lệ cơ cấu vốn theo quy định. Các hợp đồng BOT đang thực hiện theo phương pháp này.
- Theo tôi đề xuất: PA2: Thực hiện theo như trên đã trình bày.
Cả hai phương án đều ra kết quả như nhau.
Xin mời các thành viên cùng tham gia thảo luận để tìm ra giải pháp thuận lợi nhất.
Trân trọng cảm ơn./.
1. Tính lãi vay trong thời gian XD:
Để tính lãi vay, trước hết phải xác định được số tiền vay và tiến độ giải ngân vốn. Số tiền vay được xác lập trên cơ sở tổng vốn đầu tư và cơ cấu tỷ lệ vốn vay, vốn CSH. Căn cứ NĐ 15/2015/NĐ-CP (điều 10) xác định được tỷ lệ vốn vay, vốn CSH, sau đó ta đề ra tiến độ giải ngân và tính toán lãi vay trong thời gian XD.
Ví dụ: TMĐT dự án BOT: 1.600 tỷ đồng (chưa gồm lãi vay), xác định tỷ lệ vốn CSH theo phương pháp lũy tiến từng phần ta được: Vốn CSH 14,7%, vốn vay 85,3%.
* Thông thường các hợp đồng BOT đều tính cơ cấu tỷ lệ vốn theo mức tối thiểu.
2. NĐ 32/2015/NĐ-CP và dự thảo TT hướng dẫn NĐ32 xác định: Thành phần Tổng vốn đầu tư có bao gồm Lãi vay trong thời gian XD.
3. Vấn đề nảy sinh "Con gà, quả trứng":
- Khi tính xong lãi vay, ta đưa lãi vay quay trở lại nhập vào giá trị TMĐT và xác định lại cơ cấu nguồn vốn. Theo ví dụ trên thì lúc này giá trị TMĐT sẽ lớn hơn 1600 tỷ (bao gồm cả lãi vay) và cơ cấu nguồn vốn thay đổi với mức tỷ lệ vốn CSH, vốn vay khác so với ban đầu.
- Khi tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ngoài việc Nhà đầu tư phải chứng minh vốn CSH thì còn phải có văn bản của tổ chức tín dụng cam kết tài trợ vốn trong đó số tiền cam kết tài trợ đã bao gồm cả lãi vay trong thời gian xây dựng. Nếu quả thực Nhà đầu tư vay số tiền như vậy thì phát sinh lãi chồng lãi.
Tất nhiên, đây không phải là vấn đề rắc rối vì đã có hàng trăm dự án BOT, BT được thực hiện từ trước đến nay mà không ảnh hưởng gì cả.
4. Một số phương án xử lý:
- PA1: Tính nháp lãi vay trong thời gian xây dựng sau đó đưa giá trị lãi vay vào thành phần TMĐT, xác định cơ cấu vốn theo NĐ 15 sao cho phần vốn vay + lãi vay (lãi nhập gốc) đúng bằng tỷ lệ cơ cấu vốn theo quy định. Các hợp đồng BOT đang thực hiện theo phương pháp này.
- Theo tôi đề xuất: PA2: Thực hiện theo như trên đã trình bày.
Cả hai phương án đều ra kết quả như nhau.
Xin mời các thành viên cùng tham gia thảo luận để tìm ra giải pháp thuận lợi nhất.
Trân trọng cảm ơn./.