Làng nghề lập trình phần mềm

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.611
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Nhiều ý tưởng đưa ra bị chê là khùng, điên, dở hơi. Nhiều ý tưởng đưa ra bị số đông phản đối kịch liệt. Nhưng người ta vẫn quyết tâm thực hiện. Kết quả là số đông sai, đây là lý do người giàu có và thành công chiếm số ít.

Nhu cầu thực:
- Trong quá trình sản xuất các phần mềm nhãn hiệu GXD phục vụ công việc tính toán, lập và quản lý kinh tế và xây dựng. TA thấy thiếu nhân lực quá. Tìm được người phù hợp, sẵn sàng trả lương thỏa đáng vẫn khó. Mặc dù các ngôn ngữ lập trình và các giải pháp cũng không quá khó hay quá cao siêu.
- Search trên Google về người tìm việc lập trình C++ thì ra toàn tin tuyển dụng, chính tỏ các công ty cũng thiếu người làm được việc.
- Xem các dự báo của các chuyên gia về tình trạng thiếu nhân lực CNTT của nước ta trong thời gian tới. TA xem xét có suy nghĩ và xử lý thông tin (chứ không phải chỉ nghe không) thì thấy nhân lực CNTT phải thiếu từ vài vạn đến vài chục vạn.
...

Cơ sở lý luận:
- Đợt này đi dọc miền Tây - vựa lúa, TA chợt nhớ đến quê mình quê hương 5 tấn Thái Bình. Quê hương, đât nước chúng ta đẹp quá. Nhưng người dân còn nghèo dù đâu có ngại lao động. Gặp người bán vé số nghèo ở Bến Tre, năn nỉ mua giúp về lấy tiền cho con đi học. TA có thói quen mua rồi tặng luôn cho người bán vé, kêu không được bán, dành để tối đọ. Nhưng sang Trà Vinh hay về Tiền Giang về Sài Gòn vẫn gặp những người như thế. Suy nghĩ, trăn trở: Mình phải làm gì để thay đổi tận gốc vấn đề?
-Quê hương tôi có các nghề gia truyền nổi tiếng: Chạm bạc Đồng Xâm, làm đũi, dệt, mây tre đan xuất khẩu ... TA sinh ra ở thành phố nhưng vào thời bao cấp vẫn phải giúp bố mẹ làm thêm nghề đan mây, chăn nuôi gia súc, gia cẩm... để cải thiện đời sống. Từ hồi cấp II TA đã từng đoạt giải nhất thi tay nghề toàn tỉnh Thái Bình. Vì thế nói ở đây trên quan điểm người thật, việc thật, hiểu thật. Không ngồi trên, đứng trên nói khơi khơi.
- Còn nhớ (năm nào đó trong những năm 90) tỉnh có phát động chiến dịch cánh đồng 50 triệu đồng /ha. Chiến dịch rất tuyệt có vẻ mọi việc diễn ra đều tốt. Chỉ có điều sau đó thì bão lụt. Cánh đồng 50 triệu đồng/ha bị ngập trắng và không chỉ quay về mức 0 đồng/ha mà có lẽ là con số âm, trôi ra biển trắng xóa.
- Tỉnh Thái Bình là tỉnh duy nhất là đồng bằng ở Miền Bắc, dù bây giờ đã có đầu tư các khu công nghiệp, các nhà máy nhưng nông nghiệp vẫn là chính. Cần lưu ý là Thái Bình không có núi, biển không đẹp vì thế chả có tài nguyên gì, thiên nhiên chả ưu đãi gì. Theo TA, TB có một thứ rất đáng giá trong phát triển kinh tế: Con người - Cái đầu.

1. Vi mô: Một bà mẹ nông dân, thắt lưng buộc bụng nuôi con ăn học ở thành phố (Hà Nội, tp HCM hoặc ở ngước ngoài). Sau 5 năm học trong trường ĐH và khoảng 2 năm làm nghề học việc từ thực tế - đứa con có thể làm một công việc trong môi trường văn phòng, giao tiếp với những người lịch sự.... quan trọng là có mức lương từ 5tr - 50tr/tháng. Chắc chắn cuộc đời của người con tốt hơn: Môi trường làm việc sạch sẽ hơn, lịch sự, tri thức cao, cơ hội và thu nhập cao hơn.
2. Vĩ mô:
- Việt Nam nói chung và Thái Bình trong giai đoạn hiện nay nên giữ vững việc sản xuất lúa gạo và nên làm như Philip Koler nói: Trở thành bếp của Thế giới. Tuy nhiên:
- Tỉnh Thái Bình hay bất kỳ tỉnh thuần nông nào nên xây dựng các "làng lập trình":
Bà mẹ nông dân thắt lưng buộc bụng nuôi dạy 1, 2 hoặc 3 đứa con trong 5 năm.
Tỉnh cũng thắt lưng buộc bụng, huy động mọi nguồn lực, đứng ra kêu gọi các nguồn đầu tư, các khoản tài trợ, các chuyên gia CNTT... tập trung "nuôi, dạy" 1, 2 hoặc 3 "làng" khoảng 5 năm. Không cần nhiều ngay, kinh phí eo hẹp làm từ từ.
- Lựa chọn các em học giỏi, nhà giầu càng tốt, nếu không thì các em nhà nghèo không có điều kiện ra thành phố học, sau khi tốt nghiệp cấp III, tài trợ học 2 năm lập trình kiểu Aptech...
- Tất cả các dự án CNTT lập trình phần mềm, thiết kế web của các Sở, ban ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, các đề tài khoa học về CNTT, xử lý số liệu... quy định giao cho đội ngũ này làm. Nguồn kinh phí chuyển cho họ.
- Có các chuyên gia đi tìm dự án, tìm việc, giới thiệu nguồn nhân lực gia công, xuất khẩu. Đặc biệt kiến nghị Chính phủ, Bộ KHCN ưu tiến các dự án CNTT của các cơ quan Nhà nước cho đội ngũ nói trên làm và gia công, sản xuất.

Nếu làm được Thái Bình sẽ là thung lũng Silicon trong vài năm tới.
 

nnx34

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
28/5/14
Bài viết
34
Điểm thành tích
8
Nghe có vẻ độc đáo đấy nhỉ, tập trung nuôi dạy 1, 2 hoặc 3 "làng" khoảng 5 năm. Không cần nhiều ngay, kinh phí eo hẹp làm từ từ.
 

Top