Lấy ý kiến về sự cần thiết của thủ tục cấp CCHN (topic -Cần thiết)

phugiang2007

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
31/1/08
Bài viết
181
Điểm thành tích
63
Tuổi
44
Lấy ý kiến về sự cần thiết của thủ tục cấp CCHN

Chào cả nhà. mình muốn thăm dò ý kiến của các chư vị anh hùng về sự cần thiết hay không của việc cấp CCHN hoạt động xây dựng có hình thức nào thay thế thủ tục hành chính như hiện nay không. Việc này sẽ rất có ích cho các bạn nào đang công tác tại các cơ quan QLNN và đang thực hiện việc rà soát TTHC theo Đề án 30 của Chính Phủ và chắc chắn rằng cũng là dịp để các bạn thể hiện ý kiến của mình. Để gợi ý mình xin phép có vài dòng phân tích như sau :
1. Một số mục đích của việc cấp và quản lý CCHN :
- Giúp cho các chủ đầu tư nhận biết được năng lực hành nghề của các cá nhân thực hiện;
- Phục vụ công tác quản lý của Nhà nước về các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (thông qua việc cấp hoặc thu hồi CCHN);
- Loại trừ được một số cá nhân không đủ điều kiện, năng lực tham gia thiết kế, thi công hoặc giám sát xây dựng công trình dẫn đến việc công trình kém chất lượng, gây hậu quả về tính mạng con người;
2. Thực trạng và giải pháp thay thế.
- Giúp cho các chủ đầu tư nhận biết được năng lực hành nghề của các cá nhân thực hiện;
Về năng lực kinh nghiệm do các cá nhân tự kê khai thực chất cơ quan cấp phép không thể hoặc không đủ điều kiện để kiểm chứng; Giải pháp thay thế : chỉ đơn gian là cá nhân hoặc tổ chức tư vấn cung cấp cho CDDT bằng cấp của người thực hiện. Kinh nghiệm sơ bộ sẽ được thể hiện ở chuyên ngành đào tạo và năm tốt nghiệp. Theo tôi nội dung này chỉ nên để cho Chủ đầu tư và tổ chức tư vấn tự cân nhắc và chịu trách nhiệm;
- Phục vụ công tác quản lý của Nhà nước về các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (thông qua việc cấp hoặc thu hồi CCHN);
Vấn đề ở chỗ là nội dung yêu cầu quản lý là gì? Về số lượng người có được đào tạo chuyên ngành? không cần thiết vì có thể biết qua số SV tốt nghiệp hoặc chỉ tiêu đào tạo; Về địa chỉ và cách liên lạc với cá nhân hành nghề ? cũng không phải; Để cấm hành nghề nếu cá nhân đó không có năng lực hoặc vi phạm đạo đức? Bản thân tổ chức tư vấn và thậm chí cả chủ đầu tư, xã hội họ biết rành hơn cơ quan QLNN, vậy thì cũng không xong; vậy mục đích của việc quản lý là gì xin các bạn thảo luận thêm.
- Loại trừ được một số cá nhân không đủ điều kiện, năng lực tham gia thiết kế, thi công hoặc giám sát xây dựng công trình dẫn đến việc công trình kém chất lượng, gây hậu quả về tính mạng con người;
Như phân tích ở trên, nội dung nay cung rất mơ hồ.
3. Vậy giải pháp tổng thể để thay thế vừa mang tính hợp lý vừa giảm bớt thủ tục HC như thế nào ?
Thay vì quản lý cá nhân hoạt động xây dựng, về mặt QLNN theo tôi chỉ cần quản lý hai chủ thể đó là các tổ chức đào tạo và các tổ chức cấp CCHN và thậm chí hai tổ chức này có thể chỉ là một. Để thực hiện mô hình quản lý này, Nhà nước sẽ ban hành tiêu chuẩn để các tổ chức xã hội có thể đào tạo và cấp CCHN đồng thời tổ chức thẩm định quy trình xét cấp của các tổ chức đó.
Cuối cùng theo tôi việc một tổ chức có uy tín chứng nhận cho một cá nhân về năng lực của họ là cần thiết còn sự cần thiết can thiệp của nhà nước vào quá trình xét cấp không xuất phát từ nguyện vọng của đối tượng được cấp.
Nếu có bạn nào cùng quan điểm xin hãy thank cho một phát. số lần thank/số lần đọc sẽ phản ánh phần nào mục tiêu của topic này
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Chứng chỉ hnàh nghề

Chào cả nhà. mình muốn thăm dò ý kiến của các chư vị anh hùng về sự cần thiết hay không của việc cấp CCHN hoạt động xây dựng có hình thức nào thay thế thủ tục hành chính như hiện nay không. Việc này sẽ rất có ích cho các bạn nào đang công tác tại các cơ quan QLNN và đang thực hiện việc rà soát TTHC theo Đề án 30 của Chính Phủ và chắc chắn rằng cũng là dịp để các bạn thể hiện ý kiến của mình. Để gợi ý mình xin phép có vài dòng phân tích như sau :
1. Một số mục đích của việc cấp và quản lý CCHN :
- Giúp cho các chủ đầu tư nhận biết được năng lực hành nghề của các cá nhân thực hiện;
- Phục vụ công tác quản lý của Nhà nước về các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (thông qua việc cấp hoặc thu hồi CCHN);
- Loại trừ được một số cá nhân không đủ điều kiện, năng lực tham gia thiết kế, thi công hoặc giám sát xây dựng công trình dẫn đến việc công trình kém chất lượng, gây hậu quả về tính mạng con người;
2. Thực trạng và giải pháp thay thế.
- Giúp cho các chủ đầu tư nhận biết được năng lực hành nghề của các cá nhân thực hiện;
Về năng lực kinh nghiệm do các cá nhân tự kê khai thực chất cơ quan cấp phép không thể hoặc không đủ điều kiện để kiểm chứng; Giải pháp thay thế : chỉ đơn gian là cá nhân hoặc tổ chức tư vấn cung cấp cho CDDT bằng cấp của người thực hiện. Kinh nghiệm sơ bộ sẽ được thể hiện ở chuyên ngành đào tạo và năm tốt nghiệp. Theo tôi nội dung này chỉ nên để cho Chủ đầu tư và tổ chức tư vấn tự cân nhắc và chịu trách nhiệm;
- Phục vụ công tác quản lý của Nhà nước về các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (thông qua việc cấp hoặc thu hồi CCHN);
Vấn đề ở chỗ là nội dung yêu cầu quản lý là gì? Về số lượng người có được đào tạo chuyên ngành? không cần thiết vì có thể biết qua số SV tốt nghiệp hoặc chỉ tiêu đào tạo; Về địa chỉ và cách liên lạc với cá nhân hành nghề ? cũng không phải; Để cấm hành nghề nếu cá nhân đó không có năng lực hoặc vi phạm đạo đức? Bản thân tổ chức tư vấn và thậm chí cả chủ đầu tư, xã hội họ biết rành hơn cơ quan QLNN, vậy thì cũng không xong; vậy mục đích của việc quản lý là gì xin các bạn thảo luận thêm.
- Loại trừ được một số cá nhân không đủ điều kiện, năng lực tham gia thiết kế, thi công hoặc giám sát xây dựng công trình dẫn đến việc công trình kém chất lượng, gây hậu quả về tính mạng con người;
Như phân tích ở trên, nội dung nay cung rất mơ hồ.
3. Vậy giải pháp tổng thể để thay thế vừa mang tính hợp lý vừa giảm bớt thủ tục HC như thế nào ?
Thay vì quản lý cá nhân hoạt động xây dựng, về mặt QLNN theo tôi chỉ cần quản lý hai chủ thể đó là các tổ chức đào tạo và các tổ chức cấp CCHN và thậm chí hai tổ chức này có thể chỉ là một. Để thực hiện mô hình quản lý này, Nhà nước sẽ ban hành tiêu chuẩn để các tổ chức xã hội có thể đào tạo và cấp CCHN đồng thời tổ chức thẩm định quy trình xét cấp của các tổ chức đó.
Cuối cùng theo tôi việc một tổ chức có uy tín chứng nhận cho một cá nhân về năng lực của họ là cần thiết còn sự cần thiết can thiệp của nhà nước vào quá trình xét cấp không xuất phát từ nguyện vọng của đối tượng được cấp.
Nếu có bạn nào cùng quan điểm xin hãy thank cho một phát. số lần thank/số lần đọc sẽ phản ánh phần nào mục tiêu của topic này

Tôi xin tham góp một vài ý kiến theo thiển nghĩ cá nhân về vấn đề này như sau:
1. Việc quy định chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân và tổ chức tham gia một số hoạt động xây dựng nhất định nhằm mục đích chính là nâng cao chất lượng và kết quả hoạt động xây dựng, giảm thiểu những thiệt hại do những cá nhân, tổ chức chưa đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện hoạt động xây dựng gây ra.
2. CCHN cũng như những văn bằng hợp pháp khác (bằng tốt nghiệp, bằng độc quyền sở hữu công nghiệp,...) thể hiện trình độ, năng lực, kinh nghiệm, trí tuệ, ... của người được cấp. Nó là cơ sở quan trọng giúp người sử dụng lao động (của những người có văn bằng) quyết định lựa chọn / tuyển dụng lao động. Tất nhiên văn bằng và CCHN chỉ là một điều kiện cần, còn điều kiện đủ là năng lực thực sự của người có văn bằng.
3. Việc pháp luật quy định điều kiện năng lực, kinh nghiệm để cấp chứng chỉ hành nghề là tạo ra khung khổ pháp lý để người có nhu cầu xin cấp chứng chỉ biết để kê khai khi làm thủ tục cấp chứng chỉ. Điều quan trọng là người xin cấp chứng chỉ phải chịu hoàn tòan trách nhiệm về tính đúng đắn của các thông tin kê khai, cơ quan cấp chứng chỉ thì chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp pháp về thủ tục của hồ sơ xin cấp chứng chỉ. Nếu có sự khiếu kiện về tính chính xác của thông tin do người xin cấp chứng chỉ kê khai thì người đó phải chịu trách nhiệm. Nếu có khiếu kiện về việc cấp chứng chỉ cho người không đủ thủ tục thì cơ quan cấp chứng chỉ chịu trách nhiệm.
4. Tôi cho rằng việc quy định cấp chứng chỉ hành nghề là cần thiết, nước ngoài họ cũng làm như thế, còn làm thế nào để đơn giản thủ tục hành chính trong việc cấp chứng chỉ hành nghề thì cần rà soát các thủ tục quy định hiện hành trong TT12/2009/TT-BXD để loại bỏ các thủ tục không cần thiết / bổ sung các thủ tục còn thiếu hoặc chưa chặt chẽ chứ không nên theo hướng cơ quan QLNN không có khả năng làm cái gì thì bỏ đi hoặc giao cho CĐT hoặc giao cho cơ quan, tổ chức đào tạo, ...
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top