Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng - Luật số 62/2020/QH14

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.611
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Luật số 62/2020/QH14 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
Quốc hội thông qua ngày 17/06/2020. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.


Sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng năm 2014:

Luật Xây dựng năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Luật Xây dựng năm 2014 đã xác lập các quy định pháp luật để điều chỉnh các hoạt động đầu tư xây dựng phù hợp với thực tiễn của đất nước.

Sau khi Luật xây dựng năm 2014 được thông qua, Chính phủ đã ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật. Các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành; các Bộ, ngành cơ quan trung ương, chính quyền các cấp và các chủ thể liên quan khác đã chủ động, khẩn trương triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Xây dựng; ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của Luật và đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là: hiệu lực, hiệu quả nhà nước về xây dựng đã được nâng cao hơn, các hoạt động xây dựng ngày càng đi vào trật tự, nền nếp, bảo đảm, nâng cao chất lượng công trình xây dựng và hiệu quả đầu tư xây dựng, góp phần tạo lập thị trường xây dựng ngày càng công khai, minh bạch. Có thể nói Luật Xây dựng năm 2014 và kết quả triển khai thi hành Luật đã có những đóng góp rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước (những kết quả đạt được đã được tổng kết và nêu cụ thể trong Báo cáo tổng kết việc thi hành Luật Xây dựng năm 2014).

Tuy nhiên, thực tế phát triển đã có những yêu cầu mới đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Luật, cụ thể là:
(1) Yêu cầu phải thể chế hóa kịp thời một số định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước:
- Một số định hướng trong các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về hoàn thiện pháp luật về đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính:
+ “Hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh; bảo đảm quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể kinh tế đã được Hiến pháp quy định; xóa bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Hoàn thiện các quy định liên quan để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động khởi nghiệp... Hoàn thiện thể chế về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; có chính sách tháo gỡ những vướng mắc, tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trên cơ sở đẩy mạnh đồng bộ cải cách hành chính và tư pháp...; Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để phát triển và vận hành thông suốt thị trường bất động sản... Xây dựng chính sách xã hội về nhà ở” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII số 11-NQ/TW ngày 03/06/2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa).

+“Thể chế hóa đầy đủ và bảo đảm thực hiện nghiêm minh quyền tự do kinh doanh...; thu hẹp theo những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà pháp luật không cấm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; xóa bỏ các rào cản, các biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường sản xuất kinh doanh tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực xã hội, trọng tâm là vốn và đất đai, cơ hội kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của kinh tế tư nhân; đẩy mạnh cải cách hành chính mà trọng tâm là tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính; đơn giản hóa, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục hành chính, nhất là về thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, cấp phép” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII số 10-NQ/TW ngày 03/06/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa).

Trên cơ sở định hướng của các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ báo cáo đề xuất bổ sung trình các dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, theo đó, cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (văn bản số 178/UBTVQH14-PL ngày 22/8/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Nghị quyết số 78/2019/QH14 ngày 11/6/2019 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 đã bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.

(2) Trong thực tiễn triển khai thực hiện Luật Xây dựng năm 2014 đã xuất hiện một số vướng mắc, hạn chế, bất cập cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định của Luật như:

- Một số quy định tại các Điều 57, Điều 58, Điều 82, Điều 83 về nội dung, phạm vi, thẩm quyền thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn về công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế chưa phù hợp với nguyên tắc: cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm soát nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, kiểm soát sự phù hợp với quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn, phương pháp tính định mức, đơn giá của các dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan tư vấn phải tự chịu trách nhiệm về các nội dung cụ thể của dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng.

- Nội dung, thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng tại Điều 83 và cấp giấy phép xây dựng tại Điều 91, Điều 95 còn có một số điểm trùng lặp như đánh giá về an toàn công trình, an toàn môi trường, phòng, chống cháy nổ, năng lực của tổ chức, cá nhân thiết kế; điều kiện cấp giấy phép xây dựng chưa phù hợp với một số loại công trình; thời gian cấp giấy phép xây dựng còn dài.

- Việc thành lập, vận hành Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (Ban quản lý chuyên ngành, khu vực) quy định tại Điều 62 bắt buộc đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong một số trường hợp khó thực hiện như một số bộ, cơ quan ngang bộ có rất ít dự án, dự án quy mô nhỏ, việc duy trì Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực khó thực hiện do không đủ kinh phí lấy từ chi phí quản lý dự án theo quy định; các Tập đoàn, tổng công ty thực hiện đầu tư xây dựng theo nhiều hình thức: đầu tư tại các công ty con, công ty thành viên, hợp tác liên doanh,..., việc bắt buộc quản lý dự án thông qua Ban chuyên ngành, khu vực làm giảm tính chủ động của các đơn vị này.

- Quy định về phân chia dự án thành phần tại Điều 52 quy định việc phân chia dự án thành phần được thể hiện tại quyết định đầu tư còn hạn chế vì cần lập, phê duyệt dự án tổng thể mới có thể phân chia dự án trong khi nội dung này có thể được xem xét khi quyết định chủ trương đầu tư để thực hiện lập và quản lý thực hiện theo các dự án thành phần hoặc quy định phân kỳ đầu tư khi phê duyệt dự án.

- Quy định công bố chỉ tiêu, hệ thống định mức xây dựng, chỉ số giá, giá xây dựng tại các Điều 132, Điều 136 cần được quy định rõ hơn về nguyên tắc ban hành, công bố và mức độ áp dụng theo nguồn vốn để quản lý chặt chẽ vốn đầu tư công và tránh sự hiểu khác nhau trong thực thi quy định pháp luật.

- Điều 128 chỉ quy định về công trình theo lệnh khẩn cấp, chưa có quy định về xây dựng các công trình có tính cấp bách, tại Điều 130 chưa quy định thẩm quyền quyết định công trình khẩn cấp, cấp bách dẫn đến vướng mắc trong trong triển khai. Các quy định liên quan đến quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng, đánh giá an toàn công trình,... cũng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

- Còn thiếu một số quy định điều chỉnh đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị (dự án có những đặc điểm riêng, khác với dự án xây dựng công trình thông thường như: quy mô, diện tích chiếm đất lớn, sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, thời gian thực hiện dự án thường kéo dài, có nhiều chủ thể tham gia, dự án vừa xây dựng vừa kinh doanh, khai thác…).

(3) Sau khi Luật Xây dựng năm 2014 có hiệu lực, đã có một số Luật mới được ban hành như: Luật Quy hoạch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14; các Luật khác đang được sửa đổi, bổ sung như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai…Vì vậy, cần thiết phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung một số quy định của Luật Xây dựng năm 2014 để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Từ các phân tích nêu trên, việc sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng năm 2014 là cần thiết.
 

File đính kèm

  • gxd.vn-62.2020.QH14-Luat-xay-dung-sua-doi-17-06-2020.pdf
    2,3 MB · Đọc: 883

khanhmytho

Thành viên mới
Tham gia
8/7/16
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Anh em nào có tài liệu tập huấn hay hướng dẫn sử dụng luật mới này không ạ.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top