Luận án tiến sỹ Kinh tế xây dựng phiêu lưu ký

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Trước nay có lẽ không nhiều người ghi chép lại quá trình NCS, làm luận án Tiến sỹ này để cho thế hệ đi sau tham khảo, hình dung ra các việc, các công đoạn phải làm như thế nào... Tôi viết chủ đề này như một nhật ký chỉ nhằm mục đích ghi lại quá trình mình thực hiện Luận án Tiến sỹ Kinh tế xây dựng để các bạn đi sau tham khảo "đỡ tốn xương máu, mồ hôi, công sức", bớt đi những cái "râu ria" tập trung vào nghiên cứu. Và đôi khi mình nhìn lại quá trình phấn đấu để có điều chỉnh phù hợp.

Năm 2009 tôi đi học cao học và đặt mục tiêu chọn đề tài xây dựng các phần mềm lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (chủ đề đã gửi trên mục ý tưởng mới). Nhưng sau đó do bận nên tôi đã làm luận văn cao học về xác định chi phí tư vấn nước ngoài.

Năm 2012 vừa làm việc, giảng dạy, thảo luận trên mạng và nghiên cứu về nhu cầu thị trường vẫn thấy "nóng người" với cái đề tài trên. Vì thế tôi nung nấu thực hiện đề tài đó và chuẩn bị đề cương cho việc trở thành nghiên cứu sinh tháng 5/2013.

Đầu tiên là "đả thông" tinh thần, lường trước sự khó khăn và ra quyết tâm. Khi tìm hiểu về việc làm Luận án Tiến sỹ cho thấy:
+ Với tình hình như hiện nay thì trình độ Thạc sỹ sẽ trở thành phổ cập. Trình độ Đại học giờ được coi là "mới thoát khỏi lũy tre làng".
+ Theo các thầy thì khoảng 10 năm trở lại đây chỉ có khoảng vài ba Tiến sỹ Kinh tế xây dựng đào tạo và tốt nghiệp tại ĐHXD (nước ngoài cũng không nhiều).
+ Vài ba người đó để hoàn thành luận án được Luận án Tiến sỹ cũng rất vật vã, có người suýt bỏ cuộc, có người vì nhiều lý do khách quan, chủ quan phải 6 hay 7 năm mới xong :p.
+ Tháng 11/2012 trường Xây dựng có phát bằng Tiến sỹ cho 2 người và một người được trường khen thưởng vì việc hoàn thành Luận án đúng thời hạn (anh Nguyễn Đại Viên - Phó Giám đốc SXD Huế, Tiến sỹ khoa XDDD&CN chứ không phải KTXD). Mà các thầy nói là trong nhiều năm gần đây mới có thầy trò (cả thầy hướng dẫn) được thưởng vì đúng hạn như thế.
+ Thạc sỹ thì có thể đạt được không mấy khó khăn (không khó hơn tốt nghiệp ĐH là mấy). Nhưng lấy được bằng Tiến sỹ KTXD thực sự thì quả là một đẳng cấp khác, cần xác định tinh thần trước nếu không sẽ "đứt gánh giữa đường".
Tuy nhiên: Các thử thách, khó khăn cần phải chinh phục luôn là thứ hấp dẫn TA :). Một điều thôi thúc nữa: Nếu hoàn thành thì mình sẽ là một Tiến sỹ KTXD "thuần chủng" Kinh tế xây dựng từ Kỹ sư, Thạc sỹ cho đến Tiến sỹ - của hiếm :).

Tiếp theo là khâu lựa chọn đề tài:

Đề tài tôi đề ra đáp ứng đa mục tiêu
:

1. Đề tài xuất phát từ yêu cầu thực tế, có tính khoa học và đủ lớn để làm luận án.
2. Có những đóng góp có giá trị thực sự cho lĩnh vực xây dựng, cho đất nước.
3. Sau khi làm xong thì có thể dùng đề tài để giảng dạy trong thực tế, chuyển thành sách, giáo trình (sau này làm công cụ nâng cao thu nhập :p)
4. Đề tài làm ra các sản phẩm thực tế phục vụ tốt công việc.
5. Từ 3 đến 5 năm VKTXD hoặc GXD JSC có thể phát triển sản phẩm đề kinh doanh, đào tạo, chuyển giao công nghệ - tạo giá trị lớn. Kinh phí thu được dùng để tái đầu tư nghiên cứu tiếp... Luận án có thể trở thành 1 dự án mời hợp tác đầu tư vốn...
6. Đề tài có thể trích ra nhiều phần để cho các đàn em tham gia làm đồ án ĐH hoặc luận văn Cao học.

Search trên mạng tôi thấy một luận án Tiến sỹ của trường KTQD là một phần mềm quản lý hồ sơ hoặc một số luận án TS của ĐHBK về các giải pháp phần mềm còn đơn giản hơn Dự toán GXD nhiều.

Trao đổi với các thầy ở khoa KT&QLXD:

- "Em thấy họ làm đơn giản vậy, em làm tương tự thế có được không? Vì chỉ 2 phần mềm Dự toán và Dự thầu đã lớn và phức tạp hơn họ nhiều lắm rồi.
- "Không được các thầy mình yêu cầu khác, khắt khe hơn. Với lại ở đó họ làm về phần mềm, còn đây mình làm về KT&QLXD cơ mà. Nếu muốn em có thể đăng ký làm Tiến sỹ ở bên trường đó."
- "Như vậy em chọn xây dựng mô hình cả hệ thống phần mềm tính toán kinh tế từ lúc lập dự án cho đến lúc quy đổi vốn đầu tư có được không?"
- "Không được, như vậy mới được một nửa, còn một nửa phải là cái gì đó mang tính Academic. Kiểu như mình phải nghiên cứu phát hiện ra vấn đề mang tính học thuật, lý thuyết, công thức... Không nhất thiết phải mang tính ứng dụng thực tiễn, mà phải thể hiện một đóng góp mới vào tri thức cho chuyên ngành."
- "Vâng, nhưng em vẫn cứ chọn đề tài để làm các phần mềm về tính toán và quản lý kinh tế (coi như đó là nửa ứng dụng thực tiễn). Còn sau đó em sẽ nghiên cứu tiếp vấn đề Academic còn lại. Chẳng hạn như lý thuyết về thương hiệu mềm có được không?" (vấn đề về thương hiệu mềm này có được là do đọc 1 bài trên tuanvietnam.vietnamnet.vn).
- "Nghe này, đề tài của em về mặt giá trị thực tiễn thì quá tốt rồi, thậm trí rất tiềm năng. Em cũng có thể làm xong phần ứng dụng thực tiễn trước, rồi sau đó khái quát lại, rút ra phần Academic. Cứ tạm thế, nhưng phải cẩn thận đấy trong khâu viết lách, diễn đạt khi bảo vệ trước các thầy..."
- "Vâng." (tự nghĩ, ngày trước học lập trình Pascal em toàn code trước rồi mới vẽ sơ đồ thuật toán :p).

Chọn thầy hướng dẫn:
Trong một hội nghị khoa học tôi đã hỏi ý kiến GS Ts Nguyễn Đăng Hạc (nguyên trưởng Khoa KT&QLXD) và thầy đã gật đầu. Người thứ hai tôi sẽ hỏi ý kiến là Ts Trần Hồng Mai (Viện trưởng Viện KTXD). Bên cạnh đó có một chuyên gia nhiệt tình giúp đỡ là Ts. Nguyễn Thế Quân (Phó Trưởng khoa KT&QLXD).
Vấn đề này hơi tế nhị, nhưng cứ nói ra làm kinh nghiệm cho người đi sau (mong các thầy đại xá): Tôi đã hỏi nhiều thầy mà tôi quý mến, các thầy khuyên là hãy chọn thầy nào có uy tín về khoa học, có khả năng đưa ra các hướng nghiên cứu, giải quyết vấn đề khi học trò của mình bế tắc...

Chuẩn bị ngoại ngữ:

Theo yêu cầu hiện tại: Ngoại ngữ đầu vào phải là trình độ B Châu Âu. Tôi có thể tự hào về khả năng ngoại ngữ của mình: Nghe, nói, đọc, dịch, typing "vanh vách" không tin các bạn cứ xem các bài dịch phần tiếng Anh trên diễn đàn. Có một mớ chứng chỉ advance, intermidate... ở các trung tâm, học viện. Nhưng khổ nỗi: Chỉ công nhận chứng chỉ B Ngoại ngữ của một số trường như ĐH Hà Nội (ĐH Ngoại ngữ cũ). Thế là phải cắp sách đi học và thi cho được chứng chỉ B tiếng Anh ở trường ĐH Hà Nội trước tháng 5/2013 (xin thưa không thể dùng tiền để mua Chứng chỉ ở ĐH Hà Nội, hơn nữa tôi cũng rất thích học ngoại ngữ).

Viết một bài báo đăng trên tạp chí Kinh tế xây dựng:
Yêu cầu của trường là ứng viên NCS phải có ít nhất 1 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành liên quan đến vấn đề định nghiên cứu. Điều này thì khá thuận lợi vì bấy lâu trao đổi, thảo luận trên diễn đàn cho khả năng viết lách nhuần nhuyễn. Hơn nữa Trung tâm thông tin của tôi lại đang phụ trách Tạp chí Kinh tế xây dựng. Nhưng để viết 1 bài đáng đăng trên tạp chí KTXD sẽ phải tốn thời gian, công sức và kha khá nơ ron thần kinh.

Chuẩn bị và Bảo vệ đề cương:
Chuẩn bị đề cương về đề tài mình sắp làm và đến tháng 5 phải bảo vệ trước các thầy, nếu lọt thì mới được làm năm nay...

Thực sự là áp lực, nhưng các bạn cứ xem nhé: Tôi sẽ vẫn hoàn thành tốt công việc ở cơ quan, hoàn thành các gói thầu tư vấn rất lớn (đã ký và đang ép tiến độ); vẫn biên tập, thảo luận trên diễn đàn; vẫn phát triển các phần mềm và giải đáp sử dụng trên diễn đàn; vẫn giảng dạy... và đến tháng 5/2013 sẽ điểm lại kết quả :).

Nếu ổn tôi sẽ có từ 3-5 năm tập trung cao độ cho các phần mềm và thuật toán (Bạn lưu ý là với diễn đàn hiện nay và phần mềm Dự toán GXD, Dự thầu GXD, Quyết toán GXD, Tư vấn giám sát, Đơn giá GXD... tôi chỉ tham gia tranh thủ, tức là mới sử dụng 3/10 phần công lực
tongue.png
). Nếu được như thế thì có thể tự tin hẹn 3-5 năm nữa, một hệ công cụ phần mềm góp phần thúc đẩy chuyên ngành KT&QLXD phát triển lên một mức cao hơn.
Còn tiếp...
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Một kế hoạch dài hơi. Nhưng rõ ràng là có đường lối. Ôi! "Đường Kách Mệnh"
 

iron_heart

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
8/10/07
Bài viết
25
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Web mình cần 1 người cầm trịch có thể control đc nhiều việc, tôi là người theo dõi sự phát triển web. Cám ơn bác thế anh đã tạo dựng cho anh em một diễn đàn bổ ích những vẫn có đôi điều góp ý với bác.
Bác tuy bận công việc nhà nước nhưng mở đc GXD.VN và nhờ đó mà xây dựng được các lớp học và phầm mềm để tạo ra được lợi nhuận là một thành công mà ai cũng học hỏi bác. Nhưng em xin góp ý với bác tý là mong bác nên tâm huyết với anh em và các chủ để tạo ra và tham luận với nhau. Em thấy nhiều vấn đề bác đưa ra và thảo luận cùng anh em bác không đi sâu và đi đến cùng quá. Xin lỗi nếu dành từ hời hợt và câu view.
Bác là người có trình độ nên anh em trong diễn đàn hy vọng bác và các cao thủ có j đóng góp và xây dựng môi trường đầy kiến thức và kinh nghiệm giúp nhau.
Chúc diễn đàn ngày càng lớn mạnh!
(1 đồng môn của bác và em cũng thường hay gặp gỡ tâm sự với thầy Lê Tự Tiến đến tận bây giờ)
Tks bác nếu bác đọc!
 

trankienhn

Thành viên mới
Tham gia
29/4/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Tuổi
42
Nói chung kế hoạch của anh là đúng bài rồi nhưng còn 1 vấn đề nữa khá quan trọng (kinh nghiệm các vị đã làm rồi) là kinh phí, có lẽ với anh không quan trọng lắm (đại gia).hiii. Nói vậy thôi, chứ e cũng đang muốn làm nhưng còn vướng vấn đề: nghiên cứu cái gì?em cung muốn thuần chủng nhu anh mà.
 
P

Price

Guest
Thạc sỹ thì có thể đạt được không mấy khó khăn (không khó hơn tốt nghiệp ĐH là mấy). Nhưng lấy được bằng Tiến sỹ KTXD thực sự thì quả là một đẳng cấp khác.

Học thạc sỹ hay lấy được tấm bằng thì không khó như tác giả nêu, nhưng trở thành thạc sỹ đúng nghĩa thì khó đấy. Bằng cấp là cần nhưng không phải là giá trị.

Chúc anh thành công với luận án tiến sĩ và là một luận án giá trị sử dụng cao !
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tôi tiếp tục ghi nhật ký phiêu lưu ký này với hy vọng sẽ giúp các bạn đi sau thuận lợi hơn, hình dung được con đường mình đi sẽ giảm bớt khó khăn, xác định đúng mục tiêu, sẽ đi nhanh, ít phải tìm hiểu các vấn đề ngoài lề tập trung cho việc nghiên cứu. Hy vọng góp phần vào việc tạo ra nhiều Tiến sỹ hơn và các thế hệ sau có chất lượng cao hơn.

Nhật ký này sẽ phải kéo dài nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Và mỗi công việc, công đoạn hay sự kiện xảy ra xong tôi mới có thể ghi tiếp vào đây được.

Sở dĩ những ngày qua tôi ít lên diễn đàn là vì tôi dành thời gian hoàn thành 2 mục tiêu đề cập ở bài trên đó là: Chuẩn bị ngoại ngữViết bài báo đăng tạp chí Kinh tế xây dựng.

1. Chuẩn bị ngoại ngữ:
a) Đăng ký học:
- Bạn có thể đăng ký học tại trường ĐH Hà Nội, Thanh Xuân (trước gọi là trường ĐH Ngoại Ngữ).
- Bạn đến cổng trường, gửi xe hỏi nhà D, lên tầng 2, hỏi khoa tiếng Anh
- Đăng ký học tiếng Anh B1 (hoặc B2) tại VP khoa.
b) Lịch học, học và thi:
- Lớp học diễn ra khoảng 1 tháng. Lớp chúng tôi bắt đầu ngày 27/02/2013 và đã kết thúc ngày 27/03/2013. Nói chung bạn vẫn phải có nền tảng từ trước, chứ nếu chỉ dựa vào thời gian học này với bộn bề công việc thì sẽ khá là khó khăn.
- Học tất cả các buổi chiều, tuần học thêm 2 buổi tối. Tôi đã phải làm đơn xin phép cơ quan đi học.
- Giáo trình học PET (chương trình B1 theo tiêu chuẩn châu Âu theo quy định của Bộ GDĐT)
- Khóa học này do nhiều thầy cô giảng dạy, các thầy cô rất nhiệt tình (đặc biệt trường ĐH Hà Nội các cô rất trẻ và xinh :p).
- Các buổi học được điểm danh để đánh giá tinh thần học tập, người nào nghỉ nhiều sẽ bị nhắc nhở và được chú ý kỹ ở bài thi.
- Ngày 31/3/2013 (hôm qua trước khi có bài viết này) lớp tôi đã thực hiện xong kỳ thi
+ Các bạn sẽ phải trải qua 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.
+ Việc coi thi ở ĐH Hà Nội diễn ra cực kỳ nghiêm túc, chia phòng, đánh số báo danh, bảo mật đề thi, coi thi nghiêm ngặt, không thể trao đổi và sẵn sàng lập biên bản thí sinh vi phạm nội quy.

Vì tôi vẫn liên tục học, rất thích môn tiếng Anh và chịu khó học tập, tích lũy dần dần từ trước nên tôi nghĩ mình đã vượt qua kỳ thi này dễ dàng (rất có thể kết quả còn ở tốp đầu).
Quá trình học tập tôi đã chú ý sưu tầm tài liệu và các bài tập thầy cô cho. Tôi sẽ dành thời gian đưa các bài tập, các kinh nghiệm của khóa học, video, audio để dạy lại các bạn quan tâm trên diễn đàn.

c) Học phí:
+ Học phí ở thời điểm này khoảng 7,5triệu cho khóa học, có thể bạn phải mua thêm giáo trình PET, đĩa CD ở các gian hàng đầu cổng trường
+ Bạn cần chuẩn bị 2 ảnh 3x4 và photo chứng minh nhân dân để phục vụ cấp chứng chỉ
+ Ngoài ra khi tham gia lớp bạn đóng thêm quỹ lớp để liên hoan, giao lưu, photo...

2. Viết bài báo đăng tạp chí Kinh tế xây dựng
- Một điều khó khăn tôi gặp phải là khi đem trao đổi đề tài của mình với các thầy, các thầy vẫn lo lắng rằng đề tài này thiên về vấn đề tin học chứ không phải Kinh tế xây dựng. Mặc dù tôi đã thuyết minh và bảo vệ tôi chỉ làm về thuật toán, chuyên môn sâu về Kinh tế và quản lý xây dựng. Nhưng bản thân vẫn còn thấy chưa thông về tính học thuật trong đề tài.
- Ngoài ra theo lời khuyên của các thầy, đây là đề tài có giá trị kinh tế, trong khi luật bản quyền sở hữu, trí tuệ tại Việt Nam có thể chưa rõ ràng. Khi luận án hoàn thành được lưu ở thư viện và công bố rộng rãi, ai cũng có thể tham khảo. Vì thế rất có thể ai đó không có ý tưởng, không nghiên cứu nhưng vẫn có thể đọc và "đánh cắp" toàn bộ, vì thế đề tài về các phần mềm này nên được nghiên cứu và bí mật thực hiện.
- Trong bối cảnh áp lực là Tạp chí Kinh tế xây dựng sắp lên khuôn, nếu đợi số sau thì sẽ quá hạn bảo vệ đề cương năm nay (và phải chờ sang năm).
- Thật may mắn cho tôi là trong những ngày này: Cơ quan tôi lại cho đăng ký đề tài cấp Nhà nước. Chúng tôi đã làm đề cương theo hướng dẫn và gửi cho hội đồng khoa học và được đánh giá cao. Qua buổi họp hội đồng chúng tôi được góp ý và thấy rõ hơn tầm quan trọng của đề tài này, vì thế tôi đã đề nghị được trích ra một nhánh nhỏ của đề tài này để thực hiện luận án của mình.
- Tôi và thầy hướng dẫn đã viết một bài báo về đề tài đó vừa kịp gửi đăng trên Tạp chí Kinh tế xây dựng.

Như vậy, phải đến hôm qua 31/3/2013 tôi mới thở phào 1 chút vì những áp lực đã qua. Theo tôi các bạn nên có sự chuẩn bị trước dần dần, đừng đề bị sức ép về thời gian, tiến độ sẽ rất mệt.

Mục tiêu tiếp theo của tôi là đề cương và "thi đầu vào". Hẹn sau khi trải nghiệm xong sẽ ghi lại để các bạn quan tâm tham khảo.
 

hongngan

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
20/11/07
Bài viết
26
Điểm thành tích
3
Chứng chỉ B1 của trường mình không được sao anh Thế Anh? :) Em tưởng là đã thi qua tiếng anh đầu ra ở trường (theo chuẩn B1) thì OK rồi chứ ạ?
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Chứng chỉ B1 của trường mình không được sao anh Thế Anh? :) Em tưởng là đã thi qua tiếng anh đầu ra ở trường (theo chuẩn B1) thì OK rồi chứ ạ?
Không được em ạ. Khóa cao học 02-09 năm đó Bộ ra Thông tư yêu cầu về tiếng Anh của học viên cao học đột nhiên cao vọt, lớp anh phải 2 lần tiếng Anh, rất khó mà vẫn ko được công nhận B1 Châu Âu.

- Anh vừa hoàn thành khóa học theo B1 tiêu chuẩn Châu Âu tại trường ĐH Hà Nội (trước là ĐH Ngoại Ngữ) vào tháng 3/2013. Sau đó đã sử dụng chứng chỉ được cấp ở đó để làm hồ sơ nghiên cứu sinh và được chấp thuận. Chỉ có 1 số trường cấp chứng chỉ B1 chuẩn Châu Âu mới được công nhận thôi.
- Học phí, tiền mua tài liệu tổng hết khoảng 7.500.000đ; thêm 2tr tiền quỹ lớp liên hoan, giao lưu anh/em đi học nữa, chưa kể đi lại, gửi xe :).
- Học cật lực khoảng 2 tháng. Ở trường này dạy và học rất nghiêm túc. Điểm danh thường xuyên. Thanh tra liên tục. Thi kiểm tra có đánh số báo danh và chia phòng, giám thị hành lang và thanh tra gắt gao khi thi. Nhưng có các Teacher nữ rất là trẻ, xinh và duyên dáng - phát âm chuẩn nên anh/em chỉ vì bận quá thôi, còn ai cũng thích đi học.
- Để đăng ký vào trường ĐH Hà Nội - Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam. Hỏi đến nhà D, lên văn phòng Khoa Tiếng Anh để đăng ký học.
- Các buổi học cũng khá căng, tất cả các buổi chiều, có hôm học thêm cả buổi tối.
- Lưu ý: Sau khi học xong, nếu bận chưa qua trường lấy chứng chỉ ngay được thì phải nhớ thông tin khóa học, ngày thi để sau qua nhà A mới dễ tìm được chứng chỉ.
 

hongngan

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
20/11/07
Bài viết
26
Điểm thành tích
3
Em cám ơn Anh về những chia sẻ rất bổ ích ạ. Kính chúc Anh hoàn thành Luận án Tiến sỹ một cách xuất sắc (Và không quên update thường xuyên, liên tục "Luận án Tiến sỹ KTXD phiêu lưu ký" :) )
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Làm hồ sơ nghiên cứu sinh (NCS) và bảo vệ đề cương

1. Hồ sơ NCS

Bạn phải làm 1 bộ hồ sơ NCS và nộp lên khoa Sau Đại học, Đại học Xây dựng (mẫu tải trên web khoa SĐH), bao gồm:
- Đơn dự tuyển NCS
- Thư giới thiệu của 2 người, có học vị Ts trở lên, học hàm GS càng tốt. Nội dung thư bạn trao đổi với người giới thiệu, có thể ghi chép và đánh máy lại, gửi người giới thiệu sửa, sau đó chỉnh lại, hoàn thiện và ký.
- Sơ yếu lý lịch: Nội dung bạn khai thì dễ rồi, vấn đề là thu xếp thời gian để đi chụp ảnh hồ sơ.
- Giấy chứng nhận sức khỏe: Tôi đã đến bệnh viện ĐH Y Hà Nội, vừa kiểm tra toàn diện lại sức khỏe, vừa lấy giấy chứng nhận để nộp. Bạn nên nộp phí để lấy 3, 4 tờ giấy chứng nhận luôn.
- Photo 1 (hoặc các) bài báo đã đăng Tạp chí có tính điểm khoa học: Bạn nào có bài định đăng Tạp chí Kinh tế xây dựng thì gửi cho tôi theanh@gxd.vn nhé. Được cái trước đó chịu khó viết, nên khi nộp hồ sơ tôi có một tập bài khá nhiều.
- Bài luận NCS
- Đề cương NCS
Trong các mục trên, khó nhất vẫn là Bài luận và Đề cương.

> Bài luận thì bạn phải trình bày rõ các nội dung (của tôi là 4 trang):
1. Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu
2. Mục tiêu và mong muốn đạt được khi đăng ký đi học nghiên cứu sinh
3. Lý do lựa chọn trường (nơi thí sinh đăng ký dự tuyển)
4. Những dự định và kế hoạch để đạt được những mục tiêu mong muốn
5. Kinh nghiệm (về nghiên cứu, về thực tế, hoạt động xã hội và ngoại khóa khác); kiến thức, sự hiểu biết và những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề dự định nghiên cứu
6. Dự kiến việc làm và các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp
7. Đề xuất người hướng dẫn

> Đề cương thì gồm (tôi đã bảo vệ với 8 trang):
1. Đặt vấn đề
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
2.6. Hướng giải quyết
3. Dự kiến kết quả nghiên cứu
4. Cơ sở khoa học của những định hướng và nghiên cứu đó
5. Kế hoạch và kiến nghị

2. Bảo vệ đề cương
- Bạn cần lên khoa Sau Đại học, khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng để thống nhất lịch với VP khoa và với các thầy
- Thời gian, địa điểm (1 phòng bộ môn ở tòa nhà A1) sẽ được thống nhất.
- Sau đó bạn chuẩn bị tài liệu, slide, in mỗi thầy 1 bản.
- Buổi bảo vệ sẽ chỉ có bạn hoặc 1, 2 NCS nữa và các thầy.

Tôi đã bảo vệ đề cương khá thành công. Với số điểm là 15 (không nhớ có phải 18 là tối đa không). Buổi bảo vệ các thầy đã góp ý, mổ xẻ rất nhiều cho đề tài, góp ý hoàn thiện tên đề tài. Các thầy đều nhất trí về sự cần thiết, lý luận, tính thực tiễn của đề tài.

Cuối cùng tôi thuận theo tên đề tài là: Xây dựng mô hình hệ thống thông tin quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam. Đề tài này vừa sát với công việc, chức năng của Trung tâm thông tin, Viện Kinh tế xây dựng nơi tôi đang công tác vừa có ý nghĩa thực tiễn, xã hội đang rất cần. Kết quả đề tài sẽ rất tốt cho các phần mềm ứng dụng lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau này tên đề tài của tôi phải có 1 chút thay đổi do yêu cầu thực tiễn, tôi sẽ tiếp tục sau.

PGS, Ts Trần Văn Tấn, trưởng khoa KT&QLXD, ĐHXD có nói: Rất ủng hộ đề tài này, bởi thực tiễn hiện rất cần thông tin, số liệu. Và đề làm được đề tài này NCS phải có cả trình độ chuyên môn về KT&QLXD và tin học, công nghệ thông tin.

Sau buổi bảo vệ: Thầy trưởng hội đồng sẽ tập hợp phiếu kết quả từ các thầy trong hội đồng, ghi vào phiếu điểm và nộp về khoa Sau ĐH. Còn bạn phải hoàn thiện lại tên đề tài, đề cương, bài luận theo các ý kiến của các thầy đã góp ý trong buổi bảo vệ nộp lại khoa SĐH.

Một thời gian sau bạn sẽ nhận được QĐ công nhận NCS, giống như phiếu báo trúng tuyển ĐH vậy.

Sau hơn 1 năm, tôi đã làm nhiều thứ với đề tài của mình. Các bạn theo dõi các bài tường thuật tiếp theo nhé.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top