Một số văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong thời gian qua, trong đó có không ít nội dung cần được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung vào Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (sau đây viết tắt là Nghị định số 53/2007/NĐ-CP), cụ thể:
a) Quy định của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính về:
- Tăng thẩm quyền xử phạt cho Uỷ ban nhân dân các cấp và Thanh tra chuyên ngành (đối với quy định tại các điều 48, 49 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP);
- Bổ sung trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với quy định tại Điều 58 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP).
b) Quy định của Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 về:
- Tăng mức xử phạt đơn giản từ 100.000 đồng lên 200.000 đồng (đối với quy định tại Điều 55 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP);
- Văn bản uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn uỷ quyền (đối với quy định tại Điều 52 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP);
- Lập biên bản về vi phạm hành chính được dẫn chiếu từ Điều 20 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP trước đây sang Điều 22 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP (đối với quy định tại Điều 57 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP).
c) Quy định của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở (sau đây viết tắt là Nghị định số 23/2009/NĐ-CP) - Nghị định này thay thế Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004, trong đó không còn quy định cho thanh tra chuyên ngành khác ngoài thanh tra chuyên ngành xây dựng được xử phạt theo Nghị định 23/2009/NĐ-CP.
Một số hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 53/2007/NĐ-CP được dẫn chiếu đến Nghị định số 126/2004/NĐ-CP (các điều 19, 20 và 21). Do vậy, cần bải bỏ quy định tại các điều 19, 20, 21 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP.
d) Quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản (số 38/2009/QH12, ngày 19/6/2009) có hiệu lực từ ngày 01/8/2009:
- Về tăng thẩm quyền của chủ đầu tư (đối với điểm đ khoản 3 Điều 17 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP);
- Bổ sung hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu (đối với việc bổ sung điểm đ khoản 5 và điểm c khoản 6 Điều 13 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP);
- Bãi bỏ các quy định về bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định tại các Điều từ Điều 11 đến Điều 18, đồng thời bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 5Nghị định số 53/2007/NĐ-CP.
đ) Các hành vi được quy định tại điểm n và điểm o khoản 1 Điều 38 của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP đề nghị bãi bỏ, vì hành vi tại các điểm này đã được quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP.
e) Bổ sung cụm từ “hồ sơ đề xuất” vào khoản 2 Điều 14 và thay cụm từ “hồ sơ yêu cầu” tại dòng thứ nhất điểm a khoản 3 Điều 14 bằng cụm từ “hồ sơ đề xuất” để phù hợp với quy định tại Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
g) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (đối với khoản 1 Điều 4 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP) cần được sửa đổi trên cơ sở:
- Kiến nghị của nhiều Sở Kế hoạch và Đầu tư qua tổng kết 2 năm thi hành Nghị định số 53/2007/NĐ-CP;
- Thống nhất với thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP.
a) Quy định của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính về:
- Tăng thẩm quyền xử phạt cho Uỷ ban nhân dân các cấp và Thanh tra chuyên ngành (đối với quy định tại các điều 48, 49 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP);
- Bổ sung trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với quy định tại Điều 58 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP).
b) Quy định của Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 về:
- Tăng mức xử phạt đơn giản từ 100.000 đồng lên 200.000 đồng (đối với quy định tại Điều 55 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP);
- Văn bản uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn uỷ quyền (đối với quy định tại Điều 52 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP);
- Lập biên bản về vi phạm hành chính được dẫn chiếu từ Điều 20 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP trước đây sang Điều 22 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP (đối với quy định tại Điều 57 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP).
c) Quy định của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở (sau đây viết tắt là Nghị định số 23/2009/NĐ-CP) - Nghị định này thay thế Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004, trong đó không còn quy định cho thanh tra chuyên ngành khác ngoài thanh tra chuyên ngành xây dựng được xử phạt theo Nghị định 23/2009/NĐ-CP.
Một số hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 53/2007/NĐ-CP được dẫn chiếu đến Nghị định số 126/2004/NĐ-CP (các điều 19, 20 và 21). Do vậy, cần bải bỏ quy định tại các điều 19, 20, 21 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP.
d) Quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản (số 38/2009/QH12, ngày 19/6/2009) có hiệu lực từ ngày 01/8/2009:
- Về tăng thẩm quyền của chủ đầu tư (đối với điểm đ khoản 3 Điều 17 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP);
- Bổ sung hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu (đối với việc bổ sung điểm đ khoản 5 và điểm c khoản 6 Điều 13 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP);
- Bãi bỏ các quy định về bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định tại các Điều từ Điều 11 đến Điều 18, đồng thời bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 5Nghị định số 53/2007/NĐ-CP.
đ) Các hành vi được quy định tại điểm n và điểm o khoản 1 Điều 38 của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP đề nghị bãi bỏ, vì hành vi tại các điểm này đã được quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP.
e) Bổ sung cụm từ “hồ sơ đề xuất” vào khoản 2 Điều 14 và thay cụm từ “hồ sơ yêu cầu” tại dòng thứ nhất điểm a khoản 3 Điều 14 bằng cụm từ “hồ sơ đề xuất” để phù hợp với quy định tại Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
g) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (đối với khoản 1 Điều 4 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP) cần được sửa đổi trên cơ sở:
- Kiến nghị của nhiều Sở Kế hoạch và Đầu tư qua tổng kết 2 năm thi hành Nghị định số 53/2007/NĐ-CP;
- Thống nhất với thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP.
Last edited by a moderator: