Một vài nhận xét về các sửa đổi theo từng điều khoản.
1. Căn cứ sửa đổi
NĐ sửa đổi dựa trên luật đấu thầu 2005. Nếu luật đấu thầu mới phát hành nay mai thì nghị định 48 có phải sửa đổi tiếp không?
[FONT=&]2. Điều 4 - Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng[/FONT]
Khi ký kết hợp đồng thì nhà thầu phải có bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng do ngân hàng phát hành trong khi chủ đầu tư chỉ có kế hoạch vốn. Nghị định 48 áp dụng cho công trình 30% vốn nhà nước nên kế hoạch cấp vốn có thể tương ứng với 30% còn CĐT sử dụng hoặc vay từ các nguồn khác. Nên yêu cầu CĐT cũng phải có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng khi kế hoạch cấp vốn không đủ hoặc chậm để đảm bảo công trình được thanh toán đúng hạn, cân bằng quyền lợi giữa CĐT và NT.
[FONT=&]3. Điều 15 - Giá hợp đồng xây dựng và điều kiện áp dụng[/FONT]
3.1 Các loại hợp đồng trọn gói (HĐTG)
Dựa trên đơn giá và khối lượng, có 4 loại hợp đồng trong xây dựng
Loại 1. Hợp đồng theo đơn giá cố định = Khối lượng công việc tương ứng (nghiệm thu thực tế) x đơn giá không đổi
Loại 2. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh = Khối lượng công việc tương ứng (nghiệm thu thực tế) nghiệm thu thực tế x đơn giá điều chỉnh
Loại 3. HĐTG toàn bộ = Khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết (KL trọn gói) x đơn giá không đổi
Loại 4. HĐTG khối lượng = Khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết (KL trọn gói) x đơn giá điều chỉnh.
Trong nghị định 48 thiếu loại 4.
3.2 Phạm vi áp dụng NĐ 48
Nghị định 48 sửa đổi áp dụng [FONT=&]"HĐTG không quá 12 tháng hoặc tại thời điểm lựa chọn nhà thầu, đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực hiện và đơn giá để thực hiện các công việc hoặc trong một số trường hợp không thể xác định được rõ khối lượng (hợp đồng EPC) và bên nhận thầu có đủ năng lực kinh nghiệm để tính toán, xác định giá hợp đồng trọn gói". Như vậy:
Hợp đồng dài hơn 12 tháng không dùng HĐTG có hợp lý không??? Nếu coi HĐTG là giao dịch tự nguyện của 2 bên thì [/FONT]việc áp dụng hợp đồng loại nào là do 2 bên tự thỏa thuận. Hợp đồng dài hơn 12 tháng sẽ có nhiều rủi ro, nếu CĐT muốn quản lý chi phí dựa trên số tiền đã có và nhà thầu lường hết được rủi ro khi thi công lớn hơn 1 năm thì ký HĐ. Đây là giao dịch tự nguyện của 2 bên.
K[FONT=&]hối lượng trong HĐ không rõ ràng thì có dùng HĐTG không??? VD CĐT có 1 cục tiền và muốn xây 1 trung tâm thương mại để kinh doanh. CĐT yêu cầu nhà thầu làm cả thiết kế lẫn thi công trọn gói trong số tiền trên. Không lẽ lại không được ký HĐTG???
Phạm vi áp dụng NĐ 48 (điều 1) cho các loại HĐ XD nhưng điều 15 ghi không bao gồm EPC. Vậy hợp đồng EPC và hợp đồng do nhà thầu vừa thiết kế vừa thi công có theo nghị định 48 không???
[/FONT][FONT=&]
4. Điều 16 - Bảo đảm thực hiện hợp đồng[/FONT]
Trong NĐ 48 bảo đảm thực hiện hợp đồng nên hiểu là phạt hợp đồng, nghĩa là, nếu nhà thầu vi phạm hợp đồng thì CĐT sẽ yêu cầu ngân hàng bảo lãnh cho nhà thầu trả 1 khoàn tiền (khoảng 10% giá trị hợp đồng) cho CĐT. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể ở dạng khác như:
- Tổ chức bảo lãnh (TCBL) thực hiện nốt công việc NT đang làm dở theo các điều kiện của hợp đồng đã ký giữa CĐT và NT
- TCBL thực hiện việc đấu thầu và chọn nhà thầu cho công việc đang làm dở với chi phí còn lại mà CĐT chưa trả cho NT
.
- TCBL thanh toán CĐT số tiền để CĐT tự thực hiện nốt công việc đang làm dở.
5. [FONT=&]Điều 50 - Rủi ro và bất khả kháng[/FONT]
Trong NĐ 48 định nghĩa chi tiết về bất khả kháng nhưng rủi ro lại do 2 bên thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận về rủi ro sẽ không giải quyết được các phát sinh về điều kiện địa chất không lường trước (1) hoặc trường hợp 1 ngày đẹp trời nào đó Tổng liên đoàn Lao động phát lệnh đình công yêu cầu tăng lương tối thiểu cho những người làm trong ngành xây dựng. Mở rộng ra, nếu dự án có mua hàng hóa ở nước ngoài, ví dụ Thái Lan, nhưng phe áo vàng với áo đỏ bên đó xung đột bao vây sân bay làm hàng hóa không xuất đi được thì xử lý sao?
6. Các vấn đề khác
Nên rà lại tất cả các điều NĐ 48. Ví dụ như điều 44 về xử lý tranh chấp thì NĐ ghi hoặc đưa ra Trọng tài hoặc đưa ra tòa án. Tại sao không chọn trọng tài thay cho tòa án hoặc ngược lại?
Không rõ NĐ 48 được lập dựa trên cơ sở nào. Dựa trên phân chia rủi ro thì có các loại hợp đồng sau
CĐT chịu rủi ro về khảo sát, thiết kế: HĐ do CĐT TK, NT thi công theo bản vẽ được cấp
CĐT chịu rủi ro về khảo sát: HĐ do nhà thầu TK và thi công dựa trên kết quả khảo sát và các yêu cầu của CĐT.
CĐT không chịu rủi ro: Nhà thầu làm tất cả (hợp đồng EPC).
Hợp đồng giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ hoặc hợp đồng giữa CĐT và nhà thầu phụ được chỉ định.
Vậy nên làm 1 nghị định cho cả 4 loại hợp đồng trên hay 4 nghị định?
-------------
(1)
http://www.giaxaydung.vn/diendan/f222/tu-van-mien-phi-ve-dau-thau-111197.html