Mời anh chị em thành viên của diễn đàn GXD cùng trao đổi về dự thảo Sửa đổi bổ sung Nghị định 48/201

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]Hà Nội, ngày tháng năm 2013[/FONT]

[TD="width: 191"]

[/TD]
[TD="width: 16"]

[/TD]
[TD="width: 402"]

[h=4]

[/h] [h=4]

[/h] [/TD]



[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]NGHỊ ĐỊNH[/FONT]
[FONT=&quot]Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị đinh số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng[/FONT]​
[FONT=&quot]______[/FONT]​

[TD="width: 214, bgcolor: white"]

[/TD]


[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]CHÍNH PHỦ[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;[/FONT] [FONT=&quot]Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;[/FONT] [FONT=&quot]Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;[/FONT] [FONT=&quot]Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005;[/FONT] [FONT=&quot]Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;[/FONT] [FONT=&quot]Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]NGHỊ ĐỊNH:[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[h=2][FONT=&quot]Điều 1. [/FONT][FONT=&quot]Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng như sau:[/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot][/FONT][/h] [h=2][FONT=&quot]1. [/FONT][FONT=&quot]Bổ sung khoản 8 vào Điều 4 như sau:[/FONT][/h] [h=2][FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]Điều 4. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng[/FONT][/h] [h=2][FONT=&quot]8. Hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết khi bên giao thầu đã có kế hoạch vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo tiến độ thanh toán của hợp đồng.”[/FONT][FONT=&quot][/FONT][/h] [h=2][FONT=&quot]2. [/FONT][FONT=&quot]Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau: [/FONT][FONT=&quot][/FONT][/h] [h=2][FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]Điều 15. Giá hợp đồng xây dựng và điều kiện áp dụng[/FONT][FONT=&quot][/FONT][/h] [h=2][FONT=&quot]6. Điều kiện áp dụng các loại giá hợp đồng được quy định như sau:[/FONT][/h] [FONT=&quot]a) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, thì giá gói thầu, giá hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro có liên quan như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và các bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình. [/FONT] [FONT=&quot]Giá hợp đồng trọn gói áp dụng cho các gói thầu có thời gian thực hiện không quá 12 tháng hoặc tại thời điểm lựa chọn nhà thầu, đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực hiện và đơn giá để thực hiện các công việc hoặc trong một số trường hợp không thể xác định được rõ khối lượng (hợp đồng EPC) và bên nhận thầu có đủ năng lực kinh nghiệm để tính toán, xác định giá hợp đồng trọn gói. [/FONT] [FONT=&quot]b) Khi áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định, thì đơn giá cho các công việc theo hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro có liên quan như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và các bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình liên quan đến đơn giá. [/FONT] [FONT=&quot]Giá hợp đồng theo đơn giá cố định áp dụng cho các gói thầu có thời gian thực hiện không quá 12 tháng hoặc tại thời điểm lựa chọn nhà thầu, đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về chất lượng, thời gian thực hiện và đơn giá để thực hiện các công việc, nhưng chưa xác định được chính xác khối lượng công việc. [/FONT] [FONT=&quot]c) Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh áp dụng cho các gói thầu có thời gian thực hiện trên 12 tháng hoặc tại thời điểm lựa chọn nhà thầu, đàm phán ký kết hợp đồng chưa đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng và đơn giá để thực hiện các công việc. Khi đó, khối lượng và đơn giá sẽ được xác định cụ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng.[/FONT] [FONT=&quot]d) Giá hợp đồng theo thời gian và tỷ lệ (%) áp dụng đối với các hợp đồng có công việc tư vấn đầu tư xây dựng.”[/FONT] [h=2][FONT=&quot]3. [/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 7, Điều 16 như sau:[/FONT][/h] [FONT=&quot]“ Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng[/FONT] [FONT=&quot]7. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng[/FONT] [FONT=&quot]a) Đối với các hợp đồng xây dựng có mức tạm ứng hợp đồng từ 5 tỷ đồng trở lên đối với hợp đồng tư vấn xây dựng; từ 20 tỷ đồng trở lên đối với các hợp đồng còn lại, thì bắt buộc phải có bảo lãnh tạm ứng hợp đồng. Khi đó, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, thì bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng; trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên.”[/FONT] [h=2][FONT=&quot]4. [/FONT][FONT=&quot] Bổ sung điểm d vào khoản 4, Điều 17 như sau:[/FONT][/h] [FONT=&quot]“ Điều 17. Tạm ứng hợp đồng xây dựng[/FONT] [FONT=&quot]d) Đối với hợp đồng điều chỉnh giá, trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng hợp đồng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu tại điểm a, b, c khoản này, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá. ”[/FONT] [h=2][FONT=&quot]5. [/FONT][FONT=&quot] Sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 50 như sau:[/FONT][/h] [h=2]“[FONT=&quot]Điều 50. Rủi ro và bất khả kháng[/FONT][/h] [FONT=&quot]2. Bất khả kháng là một sự kiện nằm ngoài khả năng kiểm soát của các bên, không thể chống đỡ nổi khi nó xảy ra, không thể lường trước khi ký kết hợp đồng xây dựng và không thể quy trách nhiệm cho một trong hai bên tham gia hợp đồng, bao gồm: động đất, bão, lốc, lũ, lụt, sóng thần, lở đất hay hoạt động núi lửa, chiến tranh, dịch bệnh và các sự kiện bất khả kháng khác.”[/FONT] [h=2][FONT=&quot]6. [/FONT][FONT=&quot]Sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 52 như sau:[/FONT][/h] [h=2][FONT=&quot] “Điều 52.Tổ chức thực hiện[/FONT][/h] [FONT=&quot] 2. Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng, rủi ro và bất khả kháng trong hoạt động xây dựng và các nội dung cần thiết khác của của Nghị định này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng, công bố các mẫu hợp đồng xây dựng.[/FONT] [FONT=&quot]Điều 2. Hiệu lực thi hành[/FONT] [FONT=&quot]1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... tháng .... năm 20...[/FONT] [FONT=&quot]2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]TP trực thuộc TW;[FONT=&quot] Nguyễn Tấn Dũng[/FONT]

[TD="width: 312"]

[FONT=&quot]- Ban Bí thư Trung ương Đảng;[/FONT] [FONT=&quot]- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;[/FONT] [FONT=&quot]- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;[/FONT] [FONT=&quot]- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;[/FONT] [FONT=&quot]- HĐND, UBND các tỉnh, [/FONT][FONT=&quot]

[/FONT]
[FONT=&quot]- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;[/FONT] [FONT=&quot]- Văn phòng Chủ tịch nước;[/FONT] [FONT=&quot]- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;[/FONT] [FONT=&quot]- Văn phòng Quốc hội;[/FONT] [FONT=&quot]- Tòa án nhân dân tối cao;[/FONT] [FONT=&quot]- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;[/FONT] [FONT=&quot]- UB Giám sát tài chính QG;[/FONT] [FONT=&quot]- Kiểm toán Nhà nước;[/FONT] [FONT=&quot]- Ngân hàng Chính sách Xã hội;[/FONT] [FONT=&quot]- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;[/FONT] [FONT=&quot]- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;[/FONT] [FONT=&quot]- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;[/FONT] [FONT=&quot]- Các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 90, 91;[/FONT] [FONT=&quot]- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT,[/FONT] [FONT=&quot] các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;[/FONT] [FONT=&quot]- Lưu: Văn thư, KTN (5b).[/FONT][FONT=&quot][/FONT] [/TD]
[TD="width: 272"]

[/TD]


[FONT=&quot] [/FONT]
 

anhthuxd

Thành viên có triển vọng
Tham gia
26/5/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Hiện nay bên em gặp phải trường hợp như sau, mong muốn ở nghị định sửa đổi các bác bổ sung làm rõ để tránh cho việc thanh toán gặp rắc rối: Bên em ký hợp đồng tư vấn, trong hình thức hợp đồng ghi là theo tỷ lệ phần trăm. Đến khi có quyết định duyệt dự toán giá trị xây lắp, các bác ở Cục QLXD&CLCT của Bộ GTVT, mỗi người hiểu 1 cách:
- Người thì lấy giá trị xây lắp mới tra theo 957 hoặc 1751 (tuỳ vào thời điểm thực hiện hợp đồng) để tính ra tỷ lệ phần trăm. (đa phần các hợp đồng em đều tính theo như thế)
- Người thì lấy giá trị xây lắp mới nhân với tỷ lệ phần trăm giữ nguyên của hợp đồng (theo lý nghị định 48 thì tỷ lệ phần trăm giữ nguyên)
Thực ra thì lỗi 1 phần là do người bên em lúc làm hợp đồng không ghi cụ thể và rõ ràng vào phần này nên đến khi thanh toán mới bị như vậy. Tuy nhiên thiết nghĩ nếu trong nghị định có thể quy định một cách rõ ràng hơn thì cũng tránh thiệt thòi cho tư vấn và cách hiểu vấn đề khác nhau của các bác chuyên viên.
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Một vài nhận xét về các sửa đổi theo từng điều khoản.

1. Căn cứ sửa đổi


NĐ sửa đổi dựa trên luật đấu thầu 2005. Nếu luật đấu thầu mới phát hành nay mai thì nghị định 48 có phải sửa đổi tiếp không?

[FONT=&amp]2. Điều 4 - Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng[/FONT]

Khi ký kết hợp đồng thì nhà thầu phải có bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng do ngân hàng phát hành trong khi chủ đầu tư chỉ có kế hoạch vốn. Nghị định 48 áp dụng cho công trình 30% vốn nhà nước nên kế hoạch cấp vốn có thể tương ứng với 30% còn CĐT sử dụng hoặc vay từ các nguồn khác. Nên yêu cầu CĐT cũng phải có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng khi kế hoạch cấp vốn không đủ hoặc chậm để đảm bảo công trình được thanh toán đúng hạn, cân bằng quyền lợi giữa CĐT và NT.

[FONT=&amp]3. Điều 15 - Giá hợp đồng xây dựng và điều kiện áp dụng[/FONT]

3.1 Các loại hợp đồng trọn gói (HĐTG)


Dựa trên đơn giá và khối lượng, có 4 loại hợp đồng trong xây dựng

Loại 1. Hợp đồng theo đơn giá cố định = Khối lượng công việc tương ứng (nghiệm thu thực tế) x đơn giá không đổi

Loại 2. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh = Khối lượng công việc tương ứng (nghiệm thu thực tế) nghiệm thu thực tế x đơn giá điều chỉnh

Loại 3. HĐTG toàn bộ = Khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết (KL trọn gói) x đơn giá không đổi

Loại 4. HĐTG khối lượng = Khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết (KL trọn gói) x đơn giá điều chỉnh.

Trong nghị định 48 thiếu loại 4.

3.2 Phạm vi áp dụng NĐ 48

Nghị định 48 sửa đổi áp dụng [FONT=&amp]"HĐTG không quá 12 tháng hoặc tại thời điểm lựa chọn nhà thầu, đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực hiện và đơn giá để thực hiện các công việc hoặc trong một số trường hợp không thể xác định được rõ khối lượng (hợp đồng EPC) và bên nhận thầu có đủ năng lực kinh nghiệm để tính toán, xác định giá hợp đồng trọn gói". Như vậy:

Hợp đồng dài hơn 12 tháng không dùng HĐTG có hợp lý không??? Nếu coi HĐTG là giao dịch tự nguyện của 2 bên thì [/FONT]việc áp dụng hợp đồng loại nào là do 2 bên tự thỏa thuận. Hợp đồng dài hơn 12 tháng sẽ có nhiều rủi ro, nếu CĐT muốn quản lý chi phí dựa trên số tiền đã có và nhà thầu lường hết được rủi ro khi thi công lớn hơn 1 năm thì ký HĐ. Đây là giao dịch tự nguyện của 2 bên.

K[FONT=&amp]hối lượng trong HĐ không rõ ràng thì có dùng HĐTG không??? VD CĐT có 1 cục tiền và muốn xây 1 trung tâm thương mại để kinh doanh. CĐT yêu cầu nhà thầu làm cả thiết kế lẫn thi công trọn gói trong số tiền trên. Không lẽ lại không được ký HĐTG???

Phạm vi áp dụng NĐ 48 (điều 1) cho các loại HĐ XD nhưng điều 15 ghi không bao gồm EPC. Vậy hợp đồng EPC và hợp đồng do nhà thầu vừa thiết kế vừa thi công có theo nghị định 48 không???

[/FONT][FONT=&amp]4. Điều 16 - Bảo đảm thực hiện hợp đồng[/FONT]

Trong NĐ 48 bảo đảm thực hiện hợp đồng nên hiểu là phạt hợp đồng, nghĩa là, nếu nhà thầu vi phạm hợp đồng thì CĐT sẽ yêu cầu ngân hàng bảo lãnh cho nhà thầu trả 1 khoàn tiền (khoảng 10% giá trị hợp đồng) cho CĐT. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể ở dạng khác như:

- Tổ chức bảo lãnh (TCBL) thực hiện nốt công việc NT đang làm dở theo các điều kiện của hợp đồng đã ký giữa CĐT và NT

- TCBL thực hiện việc đấu thầu và chọn nhà thầu cho công việc đang làm dở với chi phí còn lại mà CĐT chưa trả cho NT.

- TCBL thanh toán CĐT số tiền để CĐT tự thực hiện nốt công việc đang làm dở.

5. [FONT=&amp]Điều 50 - Rủi ro và bất khả kháng[/FONT]


Trong NĐ 48 định nghĩa chi tiết về bất khả kháng nhưng rủi ro lại do 2 bên thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận về rủi ro sẽ không giải quyết được các phát sinh về điều kiện địa chất không lường trước (1) hoặc trường hợp 1 ngày đẹp trời nào đó Tổng liên đoàn Lao động phát lệnh đình công yêu cầu tăng lương tối thiểu cho những người làm trong ngành xây dựng. Mở rộng ra, nếu dự án có mua hàng hóa ở nước ngoài, ví dụ Thái Lan, nhưng phe áo vàng với áo đỏ bên đó xung đột bao vây sân bay làm hàng hóa không xuất đi được thì xử lý sao?

6. Các vấn đề khác

Nên rà lại tất cả các điều NĐ 48. Ví dụ như điều 44 về xử lý tranh chấp thì NĐ ghi hoặc đưa ra Trọng tài hoặc đưa ra tòa án. Tại sao không chọn trọng tài thay cho tòa án hoặc ngược lại?

Không rõ NĐ 48 được lập dựa trên cơ sở nào. Dựa trên phân chia rủi ro thì có các loại hợp đồng sau

CĐT chịu rủi ro về khảo sát, thiết kế: HĐ do CĐT TK, NT thi công theo bản vẽ được cấp

CĐT chịu rủi ro về khảo sát: HĐ do nhà thầu TK và thi công dựa trên kết quả khảo sát và các yêu cầu của CĐT.

CĐT không chịu rủi ro: Nhà thầu làm tất cả (hợp đồng EPC).

Hợp đồng giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ hoặc hợp đồng giữa CĐT và nhà thầu phụ được chỉ định.

Vậy nên làm 1 nghị định cho cả 4 loại hợp đồng trên hay 4 nghị định?

-------------

(1) http://www.giaxaydung.vn/diendan/f222/tu-van-mien-phi-ve-dau-thau-111197.html
 
Last edited by a moderator:

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
hoạt động trong xây dựng có 8 hoạt động đặc thù, mặc dù tính chất khác nhau, nhưng được gói trọn trong 1 quy định về hợp đồng. Vì vậy các vấn đề khác mà bác DLSS đưa ra rất khó giải quyết.
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Nghị định đã ban hành, thậm chí đã có các Thông tư hướng dẫn nhưng rất nhiều Chủ đầu tư (vốn ngân sách) không chú ý lắm, cứ để mặc cho bên nhận thầu chủ động trong việc soạn thảo hợp đồng theo hướng có lợi cho bên nhận thầu. Vậy đề nghị cần phải có chế tài thật rõ ràng và thật mạnh để các Chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện như: vi phạm bao nhiêu lần thì không cho làm chủ đầu tư nữa, Kho bạc kiểm tra thật kỹ nếu ký HĐ không đúng quy định thì không cho giải ngân và báo cáo cho cấp quyết định đầu tư xử lý...
Còn về HĐ theo tỉ lệ %: theo tôi thấy là rất rất nhiều người cứ nghĩ cái định mức tỉ lệ % (theo 1751 hay 957) là nói về cái % trong HĐ tỉ lệ %. Đây là cách hiểu sai. Cái tỉ lệ % trong HĐ tỉ lệ % là 70%, 80%, 90% hoặc 99%...(không biết 100% có được không, cái này nhờ thầy Quang và các anh chỉ cho). Theo thực tế tôi thấy gần 99% (ở địa phương tôi) các HĐ theo tỉ lệ % không thấy thể hiện tỉ lệ % mà chỉ thấy tỉ lệ định mức của 1751 hoặc của 957 thôi. Một vài ý kiến như vậy.
 

anhthuxd

Thành viên có triển vọng
Tham gia
26/5/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Em nghĩ là không những ở địa phương anh Hung-Thinh đâu, mà có lẽ cả nước đều hiểu như thế cũng nên. Từ lúc em biết mặt cái hợp đồng tư vấn xây dựng đến giờ em toàn thấy các bác ý hiểu thế, giống như kiểu lối mòn. Cũng có một vài trường hợp đưa ra là 90% hay 95% như anh nói nhưng đến khi làm việc với các cơ quan chức năng thì ai cũng hiểu là tỷ lệ của 957 hoặc 1751. Thiết nghĩ cần có văn bản thống nhất các quy định của nhà nước một cách cụ thể rõ ràng để tiện quản lý.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Nghị định đã ban hành, thậm chí đã có các Thông tư hướng dẫn nhưng rất nhiều Chủ đầu tư (vốn ngân sách) không chú ý lắm, cứ để mặc cho bên nhận thầu chủ động trong việc soạn thảo hợp đồng theo hướng có lợi cho bên nhận thầu. Vậy đề nghị cần phải có chế tài thật rõ ràng và thật mạnh để các Chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện như: vi phạm bao nhiêu lần thì không cho làm chủ đầu tư nữa, Kho bạc kiểm tra thật kỹ nếu ký HĐ không đúng quy định thì không cho giải ngân và báo cáo cho cấp quyết định đầu tư xử lý...
Còn về HĐ theo tỉ lệ %: theo tôi thấy là rất rất nhiều người cứ nghĩ cái định mức tỉ lệ % (theo 1751 hay 957) là nói về cái % trong HĐ tỉ lệ %. Đây là cách hiểu sai. Cái tỉ lệ % trong HĐ tỉ lệ % là 70%, 80%, 90% hoặc 99%...(không biết 100% có được không, cái này nhờ thầy Quang và các anh chỉ cho). Theo thực tế tôi thấy gần 99% (ở địa phương tôi) các HĐ theo tỉ lệ % không thấy thể hiện tỉ lệ % mà chỉ thấy tỉ lệ định mức của 1751 hoặc của 957 thôi. Một vài ý kiến như vậy.
Ý kiến tỷ lệ % của bạn theo tôi vừa có ý hợp lý, vừa không hợp lý.
Hợp lý ở chỗ QĐ 957 hay công văn 1751 đều chỉ để tham khảo.
Không hợp lý là ở chỗ bạn tính 90%-100% là so với cái gì? Quy định của Nghị định là % trên giá trị sản phẩm bạn làm ra. Bạn thiết kế công trình có dự toán 100 tỷ thì được phần trăm tương ứng với 100 tỷ đó, chứ bạn lấy 100% của 100 tỷ thì....:((
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Bàn về quy định các mốc thời gian cứng nhắc trong dự thảo Nghị định:
1. Hợp đồng trọn gói: thời gian không quá 12 tháng. Với quy định này thì có thể bỏ điều khoản sau được không: Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, thì giá gói thầu, giá hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro có liên quan như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và các bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình.
Nếu các bên đã tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình thì hợp đồng 12 tháng, 2 năm, 3 năm muốn áp dùng trọn gói có được không?
Đây là điều cực kỳ mâu thuẫn với nhau vì rủi ro 12 tháng không có nghĩa là ít hơn 2 năm (VD: trong trường hợp hợp đồng ký vào cuối năm trước thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu), hoặc như vậy có nghĩa là việc tính đầy đủ các yếu tố rủi ro chỉ là câu cửa miệng cho vui.
2. Tương tự như vậy là đối với hợp đồng đơn giá cố định.
3. Việc bắt buộc áp dụng đơn giá điều chỉnh cho hợp đồng trên 12 tháng: Điều này khiến cho CĐT và nhà thầu không bao giờ tích cực tìm biện pháp giảm chi phí, vì đằng nào cũng được điều chỉnh theo giá thị trường. Nói cách khác, rủi ro trong trường hợp này luôn đẩy về phía CĐT, nhà thầu không bao giờ thiệt hại.
Phải nói thẳng bác nào soạn Nghị định này quá ưu ái cho nhà thầu, không xuất phát từ lợi ích chung.
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Ý kiến tỷ lệ % của bạn theo tôi vừa có ý hợp lý, vừa không hợp lý.
Hợp lý ở chỗ QĐ 957 hay công văn 1751 đều chỉ để tham khảo.
Không hợp lý là ở chỗ bạn tính 90%-100% là so với cái gì? Quy định của Nghị định là % trên giá trị sản phẩm bạn làm ra. Bạn thiết kế công trình có dự toán 100 tỷ thì được phần trăm tương ứng với 100 tỷ đó, chứ bạn lấy 100% của 100 tỷ thì....:((
Việc tính 90% - 100% là so với khối lượng thực hiện, cái này thì NĐ 48 và TT 08, 09/2011 đã nói rõ rồi. Tại tôi thấy các HĐ không thể hiện tỉ lệ % nên không biết là có thể hiểu ngầm là 100% hay không nên mới hỏi các anh.
Còn theo như các chủ đầu tư cho rằng mấy cái định mức trong QĐ 957 và 1751 là tỉ lệ % thì không biết đối với HĐ thi công thì tìm tỉ lệ ở đâu mà ký HĐ đây ta?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Việc tính 90% - 100% là so với khối lượng thực hiện, cái này thì NĐ 48 và TT 08, 09/2011 đã nói rõ rồi. Tại tôi thấy các HĐ không thể hiện tỉ lệ % nên không biết là có thể hiểu ngầm là 100% hay không nên mới hỏi các anh.
Còn theo như các chủ đầu tư cho rằng mấy cái định mức trong QĐ 957 và 1751 là tỉ lệ % thì không biết đối với HĐ thi công thì tìm tỉ lệ ở đâu mà ký HĐ đây ta?
Bạn xem lại Luật đấu thầu nhé, hợp đồng tỷ lệ % không dành cho thi công
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
[FONT=&amp]“ Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng[/FONT] [FONT=&amp]7. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng[/FONT] [FONT=&amp]a) Đối với các hợp đồng xây dựng có mức tạm ứng hợp đồng từ 5 tỷ đồng trở lên đối với hợp đồng tư vấn xây dựng; từ 20 tỷ đồng trở lên đối với các hợp đồng còn lại, thì bắt buộc phải có bảo lãnh tạm ứng hợp đồng. Khi đó, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, thì bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng; trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên.”

Theo tôi, không cần nêu rõ từng thành viên liên danh phải có bảo lãnh tạm ứng làm gì miễn là nhà thầu liên danh đã trình bảo lãnh tạm ứng cho đủ số tiến tạm ứng rồi. Việc phân chia làm bảo lãnh tạm ứng trong nội bộ nhà thầu liên danh chỉ nên để họ tự thỏa thuận với nhau, chủ đầu tư không nên can thiệp.
[/FONT]
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Nghị định đã nêu rõ: [FONT=&amp]Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị đinh số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng[/FONT]

vậy thì mình chưa hiểu đoạn chữ đậm là thế nào, không lẽ nghị định này lại áp dụng cho cả hợp đồng mua bán, ....:

[FONT=&amp]“ Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng[/FONT] [FONT=&amp]7. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng[/FONT] [FONT=&amp]a) Đối với các hợp đồng xây dựng có mức tạm ứng hợp đồng từ 5 tỷ đồng trở lên đối với hợp đồng tư vấn xây dựng; từ 20 tỷ đồng trở lên đối với các hợp đồng còn lại, thì bắt buộc phải có bảo lãnh tạm ứng hợp đồng. Khi đó, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, thì bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng; trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên.”[/FONT]

Các bác có cao kiến gì?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Nghị định đã nêu rõ: [FONT=&]Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị đinh số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng[/FONT]

vậy thì mình chưa hiểu đoạn chữ đậm là thế nào, không lẽ nghị định này lại áp dụng cho cả hợp đồng mua bán, ....:

[FONT=&]“ Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng[/FONT] [FONT=&]7. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng[/FONT] [FONT=&]a) Đối với các hợp đồng xây dựng có mức tạm ứng hợp đồng từ 5 tỷ đồng trở lên đối với hợp đồng tư vấn xây dựng; từ 20 tỷ đồng trở lên đối với các hợp đồng còn lại, thì bắt buộc phải có bảo lãnh tạm ứng hợp đồng. Khi đó, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, thì bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng; trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên.”[/FONT]

Các bác có cao kiến gì?
ghi rõ là hợp đồng trong hoạt động xây dựng là đúng. Bác định diễn lại câu chuyện ở đây có bán cá tươi à?
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Đúng rồi, mình sót từ này:

[FONT=&amp]“ Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng[/FONT] [FONT=&amp]7. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng[/FONT] [FONT=&amp]a) Đối với các hợp đồng xây dựng có mức tạm ứng hợp đồng từ 5 tỷ đồng trở lên đối với hợp đồng tư vấn xây dựng; từ 20 tỷ đồng trở lên đối với các hợp đồng còn lại, thì bắt buộc phải có bảo lãnh tạm ứng hợp đồng. Khi đó, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, thì bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng; trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên.”[/FONT]
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Đối với các vấn đề về lựa chọn hình thức hợp đồng, theo tôi thấy, đến nay vẫn chưa giải quyết được tinh thần "đảm bảo thị trường cạnh tranh lành mạnh" trong hoạt động xây dựng. Chẳng hạn:
Hợp đồng hình thức đơn giá điều chỉnh, vậy đấu thầu để làm gì? Nên chăng việc điều chỉnh đơn giá chỉ áp dụng trong trường hợp Nhà nước thay đổi mức lương tối thiểu hoặc các chính sách ảnh hưởng đến người lao động, hoặc biến động giá quá lớn, kéo dài. Điều chỉnh giá tạo nên gánh nặng cho Ngân sách, đồng thời khiến Nhà thầu ỉ lại.
Hợp đồng trọn gói tại sao lại phải giới hạn thời gian thực hiện hợp đồng không quá 12 tháng? Căn cứ vào yếu tố nào để quy định như thế? Nếu vì lý do nào đó, thị trường có xu hướng lạm phát tăng cao, từ năm này sang năm khác, thì việc ký hợp đồng trọn gói có rất nhiều ưu thế cho chủ đầu tư về mặt kinh tế chứ.
 

vna

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
8/6/11
Bài viết
322
Điểm thành tích
63
Đối với các vấn đề về lựa chọn hình thức hợp đồng, theo tôi thấy, đến nay vẫn chưa giải quyết được tinh thần "đảm bảo thị trường cạnh tranh lành mạnh" trong hoạt động xây dựng. Chẳng hạn:
Hợp đồng hình thức đơn giá điều chỉnh, vậy đấu thầu để làm gì? Nên chăng việc điều chỉnh đơn giá chỉ áp dụng trong trường hợp Nhà nước thay đổi mức lương tối thiểu hoặc các chính sách ảnh hưởng đến người lao động, hoặc biến động giá quá lớn, kéo dài. Điều chỉnh giá tạo nên gánh nặng cho Ngân sách, đồng thời khiến Nhà thầu ỉ lại.
Hợp đồng trọn gói tại sao lại phải giới hạn thời gian thực hiện hợp đồng không quá 12 tháng? Căn cứ vào yếu tố nào để quy định như thế? Nếu vì lý do nào đó, thị trường có xu hướng lạm phát tăng cao, từ năm này sang năm khác, thì việc ký hợp đồng trọn gói có rất nhiều ưu thế cho chủ đầu tư về mặt kinh tế chứ.

Theo tôi bạn mới nhìn nhận vấn đề từ 1 phía. Nếu xây dựng pháp lý theo tiêu chí chỉ có lợi cho CĐT (NN) mà không "quan tâm" tới Nhà thầu liệu Nhà thầu có dám tham gia đấu thầu không?Hơn nữa hợp đồng xây dựng được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác...
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Theo tôi thấy thì cho nhà thầu thêm cái quyền là được phép đề xuất thay đổi hình thức HĐ thì mới gọi là bình đẳng. Thì lúc đó việc các bên phải chịu trách nhiệm về các rủi ro mới hợp lý.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top