Một số câu hỏi và trả lời hay của Viện Kinh Tế và BXD

  • Khởi xướng Khởi xướng vietbac
  • Ngày gửi Ngày gửi

vietbac

Thành viên năng động
Tham gia
12/10/07
Bài viết
62
Điểm tích cực
100
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Một số câu trả lời hay của Viện Kinh tế Xây dựng

Bạn Nguyễn Thế Tân ở địa chỉ tanlocthanh133@yahoo.com.vn hỏi: San ủi rác

Kính gửi: Bộ Xây dựng

Đơn vị tôi chuẩn bị thực hiện san ủi rác tại bãi rác của tỉnh Vĩnh Long, nên cần tham khảo về phương pháp xác định khối lượng rác để san phẳng và đầm nén.

Cụ thể như sau:

- Việc xác định khối lượng rác có tính hệ số như xác định khối lượng cát san lấp hay không? (hệ số 1,22), vì khi thực hiện san rác bằng xe ủi + xe đào thì độ nén lún rất cao. Nếu có thì tính theo hệ số nào?

- Việc san rác và đầm nén để thiết bị phương tiện có thể thuận lợi lưu thông trên bãi rác thì có được tính hệ số đầm nén K không? nếu có thì tính theo hệ số nào? Nếu quy định thì có cần kiểm định hệ số đó không?

Rất mong Quý Bộ cho ý kiến.

Trả lời:

Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:

- Tập định mức dự toán xây dựng công trình của Bộ Xây dựng công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 có định mức cho công tác đắp cát công trình với hao phí cát là 1,22, vì vậy việc vận dụng hệ số này cho công tác san lấp bằng rác thải là không phù hợp. Khi thực hiện Chủ đầu tư cần tiến hành thí nghiệm để xác định độ lún của rác thải cho phù hợp với thực tế thi công tại công trình.

- Việc xác định hệ số đầm nén K để phương tiện có thể lưu thông thuận lợi do tư vấn thiết kế căn cứ vào TCVN, tiêu chuẩn ngành và loại phương tiện lưu thông để xác định độ đầm chặt phù hợp.

Viện Kinh tế Xây dựng
 
Last edited by a moderator:
Áp dụng chiều cao trong bóc tách dự toán công trình!

Bạn Nguyễn Viết Chất ở địa chỉ vietchatsdcc@yahoo.com.vn hỏi:

Áp dụng chiều cao công trình theo định mức số 1776/BXD-VP

Kính gửi: Viện Kinh tế Bộ Xây dựng

Tôi được giao lập dự toán công trình xây dựng về nhà ở, khi áp dụng định mức xây dựng công trình ban hành kèm theo công văn số 1776/BXD-VP tôi gặp một số khó khăn sau kính chuyển Viện Kinh tế trả lời giúp:

Với một số công tác không quy định chiều cao công trình thì rất dễ áp dụng. Tuy nhiên, đối với một số công tác có quy định chiều cao công trình như công tác xây công tác bê tông, công tác cốt thép, công tác ván khuôn thì em không biết phải áp dụng định mức như thế nào cho phù hợp. Cụ thể:

Đổ bê tông tường có chiều cao 52, chiều dày < 45m thì tính như thế nào:

Cách l: áp dụng mã AF.22140 (chiều cao >50m) cho cả khối bê tông.

Cách 2: Tách riêng khối lượng với các chiều cao < 4m, từ trên 4m đến < 16m, trên 16 m đến < 50m và trên 50m sau đó tính theo các mã tương ứng là AF.22110, AF.22120, AF. 22130, AF.22140.

Một vấn đề nữa em muốn hỏi là mốc để tính chiều cao công trình là tính từ mặt đất hay chân móng công trình.

Trên đây là một số vướng mắc trong quá trình lập dự toán thi công Kính xin Viện Kinh tế quan tâm xem xét trả lời giúp.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Nhân dịp năm mới Kính chúc toàn thể CBCNV của Viện một năm mới an khang hạnh phúc.

Trả lời
:

Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:

- Theo hướng dẫn trong Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng thì chiều cao quy định trong định mức là chiều cao công trình. Mọi khối lượng thi công của toàn công trình mà có chiều cao công trình tương ứng với chiều cao quy định trong định mức nói trên thì sử dụng theo định mức chiều cao đó, không phân tách khối lượng công trình theo các chiều cao để tính khối lượng tương ứng với chiều cao để áp dụng định mức. Vì vậy, công tác đổ bê tông tường có chiều cao 52m sẽ sử dụng mã định mức có chiều cao > 50m.

- Mốc để tính chiều cao công trình là tính từ cốt + 0,00.

Viện Kinh tế Xây dựng
 
Công tác đào đất nền đường

Bạn Huong Ly ở địa chỉ huongly1111988@yahoo.com hỏi:

Công tác đào đất nền đường

Kính gửi: Viện Kinh tế Xây dựng - Bộ Xây dựng

Tôi đang kiểm tra hồ sơ đấu thầu của nhà thầu trúng thầu có một điều muốn hỏi quý Viện.
Trong phần thuyết minh biện pháp thi công trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu thì công việc đào đất nền đường, khuôn đường thi công bằng máy, không dùng thủ công; Biện pháp đắp đất công trình thì sử dụng máy đầm lu, trừ một số vị trí không sử dụng máy đầm được thì dùng đầm cóc. Nhưng ở biểu tổng hợp giá dự thầu và đơn giá chi tiết thì nhà thầu lại tính: Khối lượng đào đất nền đường, khuôn đường 60% đào bằng máy, 40% bằng thủ công (đơn giá tổng hợp đào đất nền đường = (M*6+TC*4)/10). Khối lượng đầm đất nền công trình 100% bằng đầm cóc. Vậy quý Viện cho tôi hỏi có được chiết tính lại đơn giá đào đất bằng máy cho tất cả khối lượng đào như theo biện pháp thi công trong hồ sơ dự thầu không? Khối lượng đắp đất bằng đầm cóc có được thay bằng đầm bằng đầm lu không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:

- Công tác đào đất nền đường, khuôn đường và công tác đắp đất công trình thi công bằng máy hay thủ công do tư vấn thiết kế căn cứ điều kiện kỹ thuật cụ thể của công trình để chỉ định biện pháp thi công.
- Khối lượng đào đất nền đường, khuôn đường thi công bằng máy sử dụng mã đơn giá đào đất bằng máy vì trong đơn giá đã bao gồm chi phí nhân công sửa nền đường, khuôn đường hoàn thiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật, không phân tách khối lượng như trong câu hỏi của quý bạn.
Phòng Giá - Thị trường - Viện Kinh tế Xây dựng
 
Tính chi phí thẩm tra khi chia gói thầu

Bạn Nguyễn Thuý Hạnh ở địa chỉ hanh395@gmail.com hỏi:

Tính chi phí thẩm tra khi chia gói thầu

Tôi ở Ban quan lý dự án về giao thông, xin giải đáp giúp vấn đề sau:

Trong kế hoạch đấu thầu: tôi chia dự án thành 4 gói thầu xây lắp; và 1 gói thẩm tra. Giá gói thầu thẩm tra trong kế hoạch tôi lấy theo tổng mức đầu tư, tức là chỉ sử dụng 1 hệ số cho cả 4 gói thầu xây lắp. Vậy ở bước TKBVTC khi lập đề cương dự toán cho gói thẩm tra thì tính theo từng gói thầu hay vẫn lấy chung 1 hệ số cho cả 4 gói (nếu lấy theo từng gói thì chi phí sẽ tăng gấp đôi so với kế hoạch đã duyệt)

Trả lời:


Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:

Theo hướng dẫn tại Định mức chi phí quản lý dự án và vấn đầu tư xây dựng công trình công bố kèm theo Quyết định số 9571QĐ-BXD ngày 29/09/2009 thì:
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật đối với công trình có yêu cầu thiết kế 3 bước; thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình có yêu cầu thiết kế 1 bước và 2 bước xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) và nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán xây dựng công trình được duyệt. Trường hợp công việc thiết kế được thực hiện theo gói thầu thì chi phí thẩm tra thiết kế xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán gói thầu được duyệt và điều chỉnh với hệ số K = 0,9.
- Chi phí thẩm tra dự toán xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) và nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán công trình hoặc dự toán gói thầu được duyệt. Trường hợp chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng > 50% của giá trị dự toán công trình hoặc giá trị dự toán gói thầu bị thì chi phí thẩm tra dự toán được điều chỉnh với hệ số K = 1,3.
Như vậy, trường hợp Bạn hỏi chi phí thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) và nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán xây dựng công trình được duyệt. Việc thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán chỉ được xác định theo dự toán gói thầu được duyệt khi có yêu cầu của chủ đầu tư hoặc khi việc thẩm tra thiết kế, dự toán cần thiết phải thực hiện theo quy mô của từng gói thầu.

Phòng Kinh tế đô thị - Viện Kinh tế Xây dựng
 
Thanh toán Khối lượng hoàn thành

Bạn Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La ở địa chỉ minhtam7480@gmail.com hỏi:

Thanh toán Khối lượng hoàn thành

Kính gửi: Viện Kinh tế Xây dựng!

Chi cục Kiểm lâm là đơn vị QLNN có làm chủ đầu tư công trình xây dựng trụ sở làm việc có giá trúng thầu 4,5 tỷ đồng vào thời điểm T12/2008. Chủ đầu tư và nhà thầu có HĐ xây lắp với hình thức hợp đồng theo đơn giá. Vậy Chi cục Kiểm lâm rất mong Viện Kinh tế xây dựng trả lời giúp đơn vị những nội dung chính sau:

1/ Việc thanh tóan khối lượng hòan thành công trình trên thanh tóan theo Giá trúng thầu hay giá theo do liên ngành Tài chính- Sở xây dựng công bố theo thời điểm và giai đoạn thi công

2/ Nếu được điều chỉnh khi giá giảm thì Chủ đầu tư cần làm thủ tục gì để thanh tóan cho nhà thầu.

Rất mong Viện Kinh tế trả lời giúp vì Chủ đầu tư và nhà thầu đang có hai ý kiến không thống nhất . Xin trân thành cảm ơn


Trả lời:

Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:

1. Đối với hợp đồng theo đơn giá có điều chỉnh (giá điều chỉnh), khối lượng công việc thanh toán là khối lượng thực tế nhà thầu đã thực hiện được nghiệm thu và đơn giá điều chỉnh theo quy định của hợp đồng.

2. Khi thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá điều chỉnh, việc áp dụng đơn giá thanh toán cho từng lần thanh toán phải theo các điều khoản trong hợp đồng đã kí kết, phù hợp với thời điểm thi công xây dựng công trình và phương pháp xác định đơn giá trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có các điều khoản về điều chỉnh đơn giá thì Chủ đầu tư và nhà thầu phải thoả thuận lại việc điều chỉnh định đơn giá theo quy định hiện hành.

3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, đơn giá được thanh toán có thể tăng hoặc giảm so với đơn giá trúng thầu tuỳ thuộc vào quy định về điều chỉnh đơn giá công việc ghi trong hợp đồng. Do vậy, khi quyết toán công việc thực hiện theo đơn giá điều chỉnh, Chủ đầu tư và nhà thầu không thể đơn phương điều chỉnh đơn giá mà phải căn cứ theo quy định điều chỉnh đơn giá ghi trong hợp đồng.


Phòng Cơ chế chính sách - Viện Kinh tế Xây dựng
 
Giải thích từ "chuyển nhượng" trong Nghị định 58

Bạn Phạm Hoàng Tam Lưu ở địa chỉ phtl.77@gmail.com hỏi:

Giải thích từ trong Nghị định 58

Kính gửi Viện Kinh tế Xây dựng.

Theo điểm b, khoản 2, Điều 66 của Nghị định 58/2008/NĐ-CP thì: "Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 1 đến 3 năm đối với Nhà thầu chuyển nhượng từ 10% trở lên giá trị phải tự thực hiện (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) nêu trong hợp đồng đã ký cho nhà thầu khác, trừ trường hợp có lý do chính đáng được người quyết định đầu tư cho phép
Xin hỏi Viện Kinh tế Xây dựng ý nghĩa của từ "chuyển nhượng" ở đây được hiểu như thế nào? Trường hợp Nhà thầu A sau khi ký HĐ với Chủ đầu tư, lại ký HĐ với các thầu phụ để thực hiện các phần công việc đặc thù (thí dụ san lấp, thi công ép cọc, HĐ nhân công, cung cấp vật tư...), tuy nhiên, Nhà thầu vẫn chịu trách nhiệm với Chủ đầu tư về mặt pháp lý thì có bị xem là "chuyển nhượng" HĐ hay không? Và Nhà thầu có thể ký HĐ với Nhà thầu phụ tối đa là bao nhiêu % khối lượng công việc?
Kính đề nghị quý Viện hướng dẫn, xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:

- Khái niệm “chuyển nhượng” biểu hiện hành vi “mua bán”. Việc nhà thầu chuyển nhượng một phần giá trị khối lượng công việc phải tự thực hiện nêu trong hợp đồng đã ký có nghĩa là nhà thầu bán lại một phần giá trị khối lượng công việc cho một chủ thể khác và không chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về những công việc này. Khái niệm chuyển nhượng khác với khái niệm giao thầu phụ, khi giao thầu phụ nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về công việc của nhà thầu phụ.
- Trong tình huống bạn hỏi, nhà thầu A sau khi ký hợp đồng với chủ đầu tư lại ký hợp đồng với các thầu phụ để thực hiện các phần công việc đặc thù không coi là chuyển nhượng hợp đồng. Tuy nhiên nhà thầu A vẫn phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về chất lượng, tiến độ thực hiện phần công việc đã giao cho thầu phụ thực hiện.
- Hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật không quy định tỷ lệ phần trăm giá trị khối lượng công việc nhà thầu được giao thầu phụ nhưng nhà thầu không được giao cho thầu phụ đảm nhận phần việc chính trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.


Phòng Cơ chế chính sách - Viện Kinh tế Xây dựng
 
Xin giải đáp về thông tư số 02/2009/TT-BKH

Bạn Nguyễn Anh Túc ở địa chỉ anhtuc1980@yahoo.com hỏi:

Xin giải đáp về thông tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17/02/2009 về hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu

Kính gửi Viện Kinh tế xây dựng


Tên tôi là: Nguyễn Anh Túc

Hiện công tác tại: Công ty truyền dẫn Viettel - TCT Viễn Thông Quân đội

Kính mong Viện Kinh tế xây dựng giải đáp giúp tôi thắc mắc sau:

Thông tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17/02/2009 về hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu mục II/a có ghi: "Kế hoạch đấu thầu phải được người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt đồng thời với quyết định đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện để làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu.".

Nghĩa là việc phê duyệt quyết định đầu tư và phê duyệt quyết định kế hoạch đấu thầu là có thể làm đồng thời. Vậy tôi xin hỏi hai nội dung này có thể phê duyệt trong cùng một văn bản hay không?

Vậy kính mong Viện Kinh tế xây dựng giúp tôi vấn đề này!

Trân trọng cám ơn!

Trả lời:


Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:

Đối với các dự án nhỏ, đơn giản, khi lập dự án chủ đầu tư có thể đưa luôn nội dung kế hoạch đấu thầu vào quyển dự án. Khi phê duyệt dự án có nghĩa là phê duyệt luôn nội dung kế hoạch đấu thầu trong dự án mà không cần phải ra một quyết định phê duyệt riêng.


Phòng Cơ chế chính sách - Viện Kinh tế Xây dựng
 
Chi phí tư vấn giám sát khi thời gian thi công kéo dài

Bạn Trịnh Thanh Nghị ở địa chỉ thanhnghi2619@yahoo.com hỏi:

Chi phí tư vấn giám sát

Kính gửi: Viện KTXD-BXD
Tôi là Trịnh Thanh Nghị, đang công tác tại Đà nẵng.
Năm 2006, Công ty tôi ký HĐ tư vấn giám sát hạng mục Đập đất với Đơn vị tư vấn, dự án đang triển khai có sử dụng vốn hổ trợ phát triển của Chính phủ, nội dung tính toán căn cứ theo:
+ Quyết định 10/2005/QĐ-BAD ngày 10/04/2005 của Bộ Xây dựng;
+ Giá trị dự toán lấy theo QĐ phê duyệt năm 2006 của HĐQT công ty;
Nội dung Hợp đồng nêu rõ, giá trị chỉ được điều chỉnh khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
Tháng 06/2009 phía đơn vị tư vấn gửi văn bản yêu cầu được điều chỉnh giá trị Hợp đồng kèm theo Dự toán mới lập theo VB1751/BXD-VP của BXD (Trước đây ký hợp đồng: giá trị HĐ xác định theo định mức và giá trị dự toán phê duyệt.
Kính xin Quí Viện chỉ dẫn theo pháp lý:
1. Dự án trên sử dụng vốn nhà nước, thì việc thay đổi cách tính do kéo dài tiến độ so với HĐ trước đây đã ký (Chuyển qua lập dự toán chi phí) có sai quy định không ?
2. Việc điều chỉnh giá trị hợp đồng áp dụng định mức theo từng giai đoạn theo các Văn bản QĐ10/2005/QĐ-BXD và Văn bản 1751/BXD-VP tương ứng với giá trị dự toán phê duyệt cuối cùng có sai quy định không ?, việc tính đúng sẽ như thế nào ?
Kính xin Quí Viện cho biết.
Trân trọng

Trả lời:


Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
Theo quy định tại Mục 12 Phần I (Quy định áp dụng) của Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng, trường hợp thời gian giám sát thi công xây dựng công trình bị kéo dài so với quy định thì chi phí tư vấn giám sát được bổ sung thêm chi phí tương ứng với thời gian bị kéo dài. Chủ đầu tư báo cáo Người quyết định đầu tư quyết định chi phí bổ sung này.
Chi phí bổ sung do thời gian giám sát thi công xây dựng công trình kéo dài có thể được xác định bằng công thức tính toán chi phí bổ sung hoặc lập dự toán chi phí bổ sung.
Việc sử dụng phương pháp tính toán chi phí bổ sung cũng như quyết định giá trị chi phí bổ sung do kéo dài thời gian giám sát thi công xây dựng công trình phải được Người quyết định đầu xem xét quyết định.

Phòng Kinh tế đô thị - Viện Kinh tế Xây dựng
 
Hỏi cách tính hệ số điều chỉnh chi phí chung theo thông tư số 3/2008/TT-BXD

Bạn nguyễn thanh tùng ở địa chỉ nguyenthanhtung_ttkd@yahoo.com hỏi:

Hỏi cách tính hệ số điều chỉnh chi phí chung theo thông tư số 3/2008/TT-BXD

Tôi đang lập dự toán bổ sung theo Thông tư 03/2008/TT-BXD xin hỏi:

-Khi lập bổ sung chi phí nhân công theo thông tư số 03/2008/TT-BXD cho các khối lượng đã thi công từ ngày 1/1/duyệt để tính dự toán bổ sung cho nhà thầu thi công thì tỷ lệ % của các chi phí: trực tiếp chi phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, lán trại được lấy theo hồ sơ trúng thầu đã được phê duyệt hay lấy theo hệ số của dự toán được duyệt.

- Với công trình của tôi khi lập hồ sơ trúng thầu năm 2003 ( công trình giao thông) thi chi phí chung tính bằng 66%*chi phí nhân công thì khi bổ sung theo TT03/2008/TT-BXD thi vẫn tính chi phí chung là 66%* chi phí nhân công hay tính theo chế độ chính hiện tại thời điểm năm 2009 là 5,3%*T (công trình giao thông)

Kính mong được sự giúp đỡ của Viện./.

Trả lời:


Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:

- Khi điều chỉnh dự toán xây dựng công tình theo Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng để tính dự toán bổ sung cho nhà thầu thi công trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và chi phí lán trại được tính theo tỷ lệ trong hồ sơ trúng thầu đã phê duyệt.

- Chi phí chung trong hồ sơ trúng thầu năm 2003 tính bằng 66% chi phí nhân công thì khi điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo Thông tư số 03/2008/TT-BXD vẫn áp dụng tỷ lệ chi phí chung như trong hồ sơ trúng thầu.


Phòng Giá - Thị trường - Viện Kinh tế Xây dựng
 
Lập dự toán đối với công trình có nhiều hạng mục

Bạn Nguyễn Ngọc Quang ở địa chỉ quangneu582@yahoo.com hỏi:

Lập dự toán đối với hạng mục trong công trình dân dụng

Kính gửi Viện kinh tế - Bộ xây dựng

Tôi có một vấn đề thắc mắc kính mong Quý cơ quan giúp đỡ cho tôi hiểu về cách áp dụng các quy định khi lập dự toán đối với hạng mục công trình trong dự án đầu tư cải tạo nâng cấp công trình dân dụng.

Hiện nay cơ quan tôi đang triển khai thực hiện một Dự án Cải tạo nâng cấp xây dựng Bệnh viện đa khoa, là loại công trình dân dụng cấp III yêu cầu thiết kế 2 bước:

Trong DA có một số hạng mục như sau:

- Hạng mục: XD các nhà khám chữa bệnh là công trình XD DD cấp III

- Hạng mục: San nền, CTR

- Hạng mục: Cấp điện cấp nước ngoài nhà

- Hạng mục: Đường giao thông nội bộ

Tôi đang gặp vấn đề thắc mắc chư rõ là khi lập dự toán đối với hạng mục “San nền cổng tường rào; cấp điện cấp nước ngoài nhà; đường giao thông nội bộ” thì phần chi phí tư vấn và chi phí chung có được lập dự toán áp dụng các quy định đối với công trình dân dụng hay không.

Kính mong nhận được sự giải đáp thắc mắc của Quý cơ quan.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:

Đây là dự án chỉ có 1 công trình vì vậy dự toán cho các phần việc như san nền, cổng tường rào, cấp điện cấp nước ngoài nhà... thì định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và các chi phí tư vấn khác được tính theo công trình.


Phòng Giá - Thị trường - Viện Kinh tế Xây dựng
 
Quyết toán khối lượng trong hợp đồng cao hơn so với thiết kế

Bạn Quang Ngoc ở địa chỉ ngocppmutth@gmail.com hỏi:

Quyết toán khối lượng trong hợp đồng cao hơn so với thiết kế

1. Hiện nay, tôi đang thực hiện quyết toán công trình xây lắp (đấu thầu, hợp đồng trọn gói, thực hiện theo NĐ 58/NĐ-CP). Nhưng khi thẩm tra quyết toán thì Sở Tài chính phát hiện khối lượng trong HĐ cao hơn khối lượng trong bản vẽ thiết kế đã duyệt nên yêu cầu nhà thầu phải trả lại giá trị cao hơn này cho CĐT. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2, Điều 48 của NĐ 58/ND-CP thì “Đối với công việc xây lắp, sau khi HĐ trọn gói được ký kết, khối lượng thực tế nhà thầu hoàn thành theo thiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối lượng trong hợp đồng) không ảnh hưởng đến số tiền thanh toán cho nhà thầu và CĐT phải chịu về khoản thất thoát này? Vậy giá trị Sở Tài chính thu lại thì nhà thầu phải trả có đúng không hay CĐT phải bỏ ra? Xin Viện giải thích rõ khoản 2, Điều 48 của NĐ 58/2008/NĐ-CP, khi nào CĐT hoặc cá nhân của CĐT chịu trách nhiệm về tính chính xác của khối lượng, số lượng công việc nếu có thất thoát xảy ra khi quyết toán (do tính sai khối lượng).
2. Theo điểm b, mục 1, Điều 3 – Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu của NĐ 58/2008/NĐ-CP thì nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu có thể tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thực hiện hợp đồng đối với gói thầu đó. Nhưng theo điểm 7, Điều 36 - Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân của NĐ 12/NĐ-CP ngày 12/02/2009, thì các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế. Như vậy, phải thực hiện theo NĐ 12/NĐ-CP của Chính phủ hay theo nội dung của NĐ 58/NĐ-CP.
Mong sớm nhận được câu trả lời, cảm ơn.

Trả lời:

Vấn đề bạn hỏi Viện Kinh tế xây dựng xin trả lời như sau:
1. Theo quy định tại khoản 2 điều 48 Nghị định 58/CP: Đối với hợp đồng trọn gói để thực hiện gói thầu xây lắp, sau khi hợp đồng được ký kết thì khối lượng công việc thực tế nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo thiết kế nhiều hơn hay ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng không ảnh hưởng tới số tiền thanh toán cho nhà thầu. Như vậy, khi thẩm tra quyết toán, việc cơ quan thẩm tra yêu cầu nhà thầu phải trả lại cho chủ đầu tư phần giá trị thanh toán do chênh lệch về khối lượng thực hiện là không phù hợp.
Trong trường hợp này, chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm chính về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc xây lắp hoàn thành được thanh toán.

2. Giữa quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu nếu tại điểm b, khoản 1 Điều 3 Nghị định 58/CP và quy định về điều kiện năng lực nêu tại khoản 7 điều 36 Nghị định 12/2009/NĐ-CP hiện có sự chồng chéo, không thống nhất. Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư có thể xem xét, vận dụng theo quy định của Nghị định 58/2008/NĐ-CP do nội dung vấn đề được nêu ở Nghị định 12/2009/NĐ-CP chỉ liên quan đến quy định về điều kiện năng lực của nhà thầu trong hoạt động xây dựng.

Phòng Cơ chế - Viện Kinh tế xây dựng
 
Thành viên liên danh có được rút khỏi liên danh khi đã ký kết hợp đồng không?

Bạn Lê Ngọc Minh ở địa chỉ minh2409@yahoo.com hỏi:

Thành viên liên danh có được rút khỏi liên danh khi đã ký kết hợp đồng không?

Xin hỏi Quý báo như sau:

Liên danh Công ty A + Công ty B + Công ty C (A, B, C) tham gia đấu thầu gói thầu X , sau khi trúng với giá trúng thầu là 190tỷ, B và C có làm ủy quyền cho A ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư ( A làm đại diện chính của Liên danh), A đã đàm phán và ký kết với chủ đầu tư trong đó có phần giảm giá. Sau khi hợp đồng có hiệu lực, C không đồng ý với điều kiện giảm giá mà A đã đàm phán và làm công văn gửi thông báo cho Chủ đầu tư, A, B về việc rút khỏi liên danh nêu lý do phát sinh những khó khăn nên không thể thực hiện được phần công việc trong liên danh.Phần việc của C theo thỏa thuận liên danh khi tham gia đấu thầu là 30% và có những hạng mục rất quan trọng trong gói thầu.

Xin hỏi:

1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc rút khỏi liên danh của C có được phép hay không và các hậu quả pháp lý phát sinh?

2. Các bước cần xử lý đối với tình huống này.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý cơ quan

Trân trọng

Note: Đây là gói thầu đấu thầu rộng rãi, có sơ tuyển. Khi xét thầu gói thầu này, tổ chuyên gia xét thầu dựa trên năng lực, kinh nghiệm của 3 đơn vị và công việc tương ứng của họ cho từng công việc trong gói thầu. Nếu chỉ có A và B thì không đảm bảo để thực hiện hợp đồng

Trả lời:



Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
1 Việc nhà thầu C rút khỏi liên danh dự thầu ABC sau khi đã ký hợp đồng với chủ đầu tư và việc giải quyết các hậu quả về mặt pháp lý đối với sự việc này được căn cứ vào thỏa thuận giữa các thành viên trong liên danh dự thầu và hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với liên danh dự thầu.
2. Trong trường hợp nêu trên thì chủ đầu tư báo cáo cấp quyết định đầu tư để xử lý theo một trong các cách sau:
- Hủy đấu thầu và tổ chức đấu thầu lại.
- Quyết định tiếp tục cho 2 nhà thầu A, B làm luôn phần việc của nhà thầu C nếu 2 nhà thầu A, B đồng ý và có đủ năng lực để thực hiện phần việc của nhà thầu C.

Phòng Cơ chế chính sách - Viện Kinh tế Xây dựng
 
Nên quyết định chọn đơn giá đào đắp bằng thủ công hay bằng máy?

Năm 2007 công ty tôi có tham gia đấu thầu và trúng thầu một gói thầu thuộc dự án Nuôi trồng thuỷ sản của huyện tỉnh nhà làm đại diện chủ đầu tư, dự án của Bộ Nông nghiệp. Gói thầu bao gồm xây dựng 3 cầu, 1 cống mỗi cầu trị giá khoảng gần 2 tỷ. Khi đó đơn giá đào đắp đất nhà thầu chúng tôi đề ra là bằng thủ công và đã được Chủ đầu tư đồng ý ký hợp đồng.
Tuy nhiên sau khi ký hợp đồng và thi công được khoảng 2 tháng, do Chủ đầu tư thông báo dự án hiện đang có tiền về nên thống nhất để nhà thầu làm hồ sơ thanh toán giai đoạn 1 công trình mà không cho tạm ứng tiền. Do công trình đang thi công với tiến độ khẩn trương nên nhu cầu vốn để hoạt động xây dựng rất nhiều, nhà thầu đã làm Hồ sơ thanh toán giai đoạn 1, khối lượng thanh toán bao gồm thi công 2 trong 3 cầu chiếm được 80%, do vậy mặc dù tại thời điểm khoảng 2 tháng đó nhà thầu chưa thi công đến 80% khối lượng công việc của 2 cầu nhưng vẫn phải làm hồ sơ hoàn công biên bản nghiệm thu công việc trong khoảng thời gian đó.
Chính vì lý do đó nên trong nhật ký thi công và biên bản nghiệm thu với khoảng có 3 ngày nhà thầu thi công đã đào được khoảng 1000m3 đát, mặc dù thực tế thì nhà thầu không thi công như vậy.
Chuyện chẳng có gì đáng bàn nếu như đợt vừa qua Chủ đầu tư đã thuê một đơn vị kiểm toán về kiểm toán hồ sơ hoàn công và phát hiện ra sự mâu thuẫn đó. Hiện nay kiểm toán đang yêu cầu cắt đơn giá đào đất từ thủ công về 90% máy, 10% thủ công.
Xin hỏi như vậy kiểm toán làm đúng hay sai, nếu kiểm toán cắt xuống 90% bằng máy thì thật sự rất thiệt thòi cho nhà thầu. Bởi vì công trình này nhà thầu vẫn phải thực tế thi công đúng 12 tháng theo tiến đọ dự thầu, chỉ mỗi tội nhà thầu đã trót dại làm thanh toán giai đoạn 1 kia nên mới rả cơ sự thế?. Rất hy vọng Viện kinh tế xây dựng tư vấn và toàn thể các bạn có kinh nghiệm tham gia bình luận hộ nhà thầu.
 
Back
Top