cuteott
Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
- Tham gia
- 27/2/09
- Bài viết
- 232
- Điểm thành tích
- 43
- Tuổi
- 40
Nối thép trong xây dựng hiểu như thế nào, nhà thầu có bị thiệt hại, có được tính phát sinh ?
Theo mình được biết, trong xây dựng có quy định vấn đề nối thép như thế này:
+ Đối với kết cấu chịu kéo thì khoảng cách nối thép là 30d (d là đường kính thanh thép nối)
+ Đối với kết cấu chịu nén thì khoảng cách nối thép là 20d
+ Những anh kỹ sư thiết kế thì chỉ tính nối thép khi thanh thép đó dài hơn 11,7m hay N x 11,7m thôi.
Thế nhưng thực tế khi gia công khối lượng cốt thép thì có vấn đề phát sinh như thế này:
Mình lấy ví dụ là khoan cọc nhồi ở cầu: Cứ 1 cọc khoan nhồi có 26 thanh thép D28 dài 8,25m (26 x 8,25 x 4,831kg/m = 1,036 tấn)
Khi gia công cốt thép thì 1 thanh thép dài 11,7m cắt được chỉ 1 thanh 8,25m và cò thừa ra 3,45m.
Oái oăn thay thanh 3,45m này không thể là gì ở những hạng mục thép khác của công trình. Vậy buộc lòng nhà thầu phải tiến hành nối thép để có thể tận dụng thanh thép thừa đó. Và khối lượng nối thép (bố trí nối thép đúng tiêu chuẩn) cho 1 cọc là: 26 x 30 x 0,028 = 21,84m (21,84m x 4,831kg/m = 105,5kg). Nếu không nối cọc thì khối lượng cốt thép thừa lại càng lớn hơn và khối lượng thép đó chỉ bán sắt vụn mà thôi.
Theo định mức gia công 1 tấn thép D > 18 thì cho cho 1,020 tấn thép cây. Như vậy theo thực tế ở ví dụ trên cứ 1 cọc nhồi nhà thầu mất gần 100kg thép (Xấp xĩ 1,7 triệu đồng). Với công trình có càng nhiều cọc thì nhà thầu mất càng nhiều x 1,7 triệu đồng.
Trên đây mình chỉ lấy ví dụ điển hình, thực tế có những công trình lớn quy mô khác nhau thì nhà thầu phải càng gách chịu nhiều hơn nữa.
Vậy khối lượng ở trên nhà thầu có được tính phát sinh hay không ? Anh kỹ sư thiết kế ở đây đã tính đúng chưa ? Có nên xem lại định mức ở ví vụ này ?
Anh chị nào biết thì thảo luận góp ý cho em vấn đề này với nghe ?
Chân thành cảm ơn, chúc diễn đàn ngày càng lớn mạnh.
Theo mình được biết, trong xây dựng có quy định vấn đề nối thép như thế này:
+ Đối với kết cấu chịu kéo thì khoảng cách nối thép là 30d (d là đường kính thanh thép nối)
+ Đối với kết cấu chịu nén thì khoảng cách nối thép là 20d
+ Những anh kỹ sư thiết kế thì chỉ tính nối thép khi thanh thép đó dài hơn 11,7m hay N x 11,7m thôi.
Thế nhưng thực tế khi gia công khối lượng cốt thép thì có vấn đề phát sinh như thế này:
Mình lấy ví dụ là khoan cọc nhồi ở cầu: Cứ 1 cọc khoan nhồi có 26 thanh thép D28 dài 8,25m (26 x 8,25 x 4,831kg/m = 1,036 tấn)
Khi gia công cốt thép thì 1 thanh thép dài 11,7m cắt được chỉ 1 thanh 8,25m và cò thừa ra 3,45m.
Oái oăn thay thanh 3,45m này không thể là gì ở những hạng mục thép khác của công trình. Vậy buộc lòng nhà thầu phải tiến hành nối thép để có thể tận dụng thanh thép thừa đó. Và khối lượng nối thép (bố trí nối thép đúng tiêu chuẩn) cho 1 cọc là: 26 x 30 x 0,028 = 21,84m (21,84m x 4,831kg/m = 105,5kg). Nếu không nối cọc thì khối lượng cốt thép thừa lại càng lớn hơn và khối lượng thép đó chỉ bán sắt vụn mà thôi.
Theo định mức gia công 1 tấn thép D > 18 thì cho cho 1,020 tấn thép cây. Như vậy theo thực tế ở ví dụ trên cứ 1 cọc nhồi nhà thầu mất gần 100kg thép (Xấp xĩ 1,7 triệu đồng). Với công trình có càng nhiều cọc thì nhà thầu mất càng nhiều x 1,7 triệu đồng.
Trên đây mình chỉ lấy ví dụ điển hình, thực tế có những công trình lớn quy mô khác nhau thì nhà thầu phải càng gách chịu nhiều hơn nữa.
Vậy khối lượng ở trên nhà thầu có được tính phát sinh hay không ? Anh kỹ sư thiết kế ở đây đã tính đúng chưa ? Có nên xem lại định mức ở ví vụ này ?
Anh chị nào biết thì thảo luận góp ý cho em vấn đề này với nghe ?
Chân thành cảm ơn, chúc diễn đàn ngày càng lớn mạnh.