Nên chọn trần nhôm hay trần thạch cao?

lamchannang

Thành viên năng động
Tham gia
25/12/19
Bài viết
62
Điểm thành tích
6
Tuổi
37
Nơi ở
Hà Nội
Thi công trần nhà hiện nay là một trong những vấn đề không chỉ được quan tâm bởi các nhà thi công thiết kế nội thất. Mà còn bởi các gia đình những người có nhu cầu làm đẹp cho ngôi nhà của mình. Có rất nhiều loại vật liệu ốp trần hiện nay người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn cho mình. Nên chọn trần nhôm hay trần thạch cao?

Không cần nói chi tiết mà chỉ cần tham khảo các mẫu trần nhà biệt thự hay các trung tâm thương mại. Bạn cũng có thể thấy ngay được đâu là loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nếu như trước đây mái tôn là một trong những loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất thì bây giờ thay vào đó là những ngôi nhà được sử dụng bởi trần thạch caotrần nhôm. Người ta không biết cân nhắc thế nào để đưa ra chọn lựa giữa 2 loại vật liệu này.
1. Trần thạch cao

Nên chọn trần nhôm hay trần thạch cao khi thi công trần nhà?

Trần thạch cao là vật liệu hoàn thiện thông dụng nhất hiện nay. Với nhiều ưu điểm nổi bật như dễ thi công, đẹp, giá cả hợp lý…

Hiện nay, thạch cao hiện là vật liệu được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực trang trí nội thất bởi sự đa dạng. Đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật như chống cháy, chống ẩm; cách âm và tiêu âm.

Thạch cao có thể được sử dụng làm tường, làm trần. Vì vậy hiểu, phân loại và sử dụng đúng cách cho từng mục đích sẽ mang lại hiệu quả cao cho ngôi nhà cuả bạn.

Tấm thạch cao là một trong những vật liệu phổ biến dùng để làm trần hoặc tường nội thất trong xây dựng gia dụng và thương mại. Vật liệu này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong xây dựng dân dụng và công nghiệp do có đặc tính thi công nhanh gọn, tính thẩm mỹ cao, không độc hại, không cháy, cách âm, cách nhiệt …

Bên cạnh những điểm mạnh trên trần thạch cao vẫn có một số điểm yếu như độ bền kém, độ an toàn thấp và khó thi công
2. Trần nhôm

Nên chọn trần nhôm hay trần thạch cao khi thi công trần nhà?
]
Trần nhôm là một trong những vật liệu được ưa chuộng nhất hiện nay trong các cấu trúc nội thất như: trần nhôm văn phòng, trần nhôm phòng bếp, trần nhôm phòng tắm,...

Ưu điểm của trần nhôm:


  • Trần nhôm cách nhiệt và chịu nhiệt tốt (từ -50 độ C đến +80 độ C.
  • Cách âm: Trần nhôm có khả năng tiêu âm lớn hơn so với các loại vật liệu khác như: thép, nhôm ròng, gỗ dán, …
  • Khả năng chống cháy, chống thấm cho tường, chống ăn mòn, bền hóa học cao, kháng mài mòn.
  • Vật liệu nhôm hợp kim nhẹ, có độ bền mầu cao và hệ số giãn nở thấp.
  • Dễ tạo hình, làm đẹp và hợp với các công trình kiến trúc hiện đại.
  • Thi công dễ dàng: Trần nhôm dễ cưa, cắt, khoan lỗ, uốn cong; bào rãnh khi thi công mà không bị bong hay trầy xước.
3. Chọn trần nhôm hay trần thạch cao

Thử làm phép so sánh xem chúng ta sẽ tìm ra đáp án cho câu hỏi trên.

* Về độ bền: Trần nhôm gấp 5 lần trần thạch cao về màu sắc, chất lượng, tuổi thọ. Cho dù là thạch cao loại cao cấp và được sử dụng trong các không gian khô ráo; thoáng mát như phòng điều hòa, văn phòng làm việc thì cũng có độ bền đến 5 – 7 năm. Tuy nhiên, ở một nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam; thì thạch cao sẽ không đạt được đồ bền như các nhà sản xuất mong muốn.

* Về độ an toàn: Trần thạch cao phải có lớp sơn phủ lên. Mà sơn thường chứa chì, thủy ngân và một số hóa chất độc hại khác. Vì thế mà một căn phòng sau khi sơn phải để khoảng từ 5 – 7 ngày mới có thể ở được. Trần nhôm được sơn tĩnh điện tại nhà máy. Không hề gây độc hại và chịu được môi trường có nhiệt độ bất ổn định, môi trường hóa chất. Có khả năng chống xâm thực côn trùng, không bám bụi bẩn.

* Về kinh tế: trần nhôm giá rẻ hơn trần thạch cao từ 1,5 – 2 lần.

Trên đây là một vài so sánh giữa trần nhôm và trần thạch cao. Mỗi loại vật liệu lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ càng. Và đưa ra lựa chọn trần nhôm hay thạch cao khi thi công trần nhà.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top