Layer
Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
- Tham gia
- 1/11/13
- Bài viết
- 49
- Điểm tích cực
- 34
- Điểm thành tích
- 18
- Tuổi
- 39
Nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có khá nhiều thay đổi so với nghị định 112/2009/NĐ-CP. Về mặt quản lý xây dựng, những sự thay đổi này liên quan đến nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (chưa được ban hành), điểm nổi bật và đáng quan tâm nhất của nghị định mới này thuộc về mảng kinh tế xây dựng, thuật ngữ "Dự toán gói thầu xây dựng" là một khái niệm rất mới. "Dự toán gói thầu xây dựng" nói lên những thay đổi gì về công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình?
Dự toán xây dựng công trình (hoặc tổng mức đầu tư) là cơ sở để chủ đầu tư xác định giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu. Như trước đây, dự toán được lập theo từng công trình, từng hạng mục, hoàn toàn độc lập với kế hoạch đấu thầu và lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư, điều này sẽ gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc xác định giá gói thầu. Nghị định 32/2015/NĐ-CP ra đời bắt buộc các đơn vị tư vấn phải lập dự toán theo từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, tạo sự thuận lợi và nhất quán giữa kế hoạch đấu thầu và dự toán xây dựng công trình. Dự toán gói thầu xây dựng được thực hiện trước khi lựa chọn nhà thầu, như vậy, nếu chủ đầu tư xác định giá gói thầu căn cứ vào tổng mức đầu tư, thì giá gói thầu này chỉ mang tính chất tham khảo.
Dự toán gói thầu xây dựng bao gồm dự toán gói thầu thi công xây dựng; dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình; dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng và dự toán gói thầu hỗn hợp. Việc phân bổ chi phí dự phòng vào dự toán gói thầu xây dựng là phù hợp với luật đấu thầu mới quy định về giá gói thầu, giải quyết bài toán về giá gói thầu đối với hợp đồng trọn gói khi giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Như vậy, vai trò của việc xác định chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu là cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư và giá dự thầu của các nhà thầu.
Tuy nhiên, việc xác định chi phí dự phòng cho dự toán từng gói thầu là một vấn đề chưa được rõ ràng ở nghị định 32/2015/NĐ-CP. Đối với dự toán gói thầu thi công xây dựng và gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình, chi phí dự phòng được xác định theo tỷ lệ % của các chi phí đã xác định trong dự toán gói thầu và thời gian thực hiện gói thầu, còn đối với gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí dự phòng được xác định trên cơ sở đặc điểm, tính chất của loại công việc tư vấn, tiến độ thực hiện. Tất cả các chi phí dự phòng nói trên đều không được vượt quá mức tỷ lệ % chi phí dự phòng đã được xác định trong dự toán xây dựng công trình.
Nhưng, "mức tỷ lệ % chi phí dự phòng đã được xác định trong dự toán xây dựng công trình" là gì? Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình được xác định bằng tỷ lệ % trên tổng các chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác mà không phân bổ vào các chi phí cấu thành nên dự toán xây dựng công trình. Vậy cơ sở nào để xác định "mức tỷ lệ % chi phí dự phòng đã được xác định trong dự toán xây dựng công trình", cơ sở nào để xác định chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu xây dựng?
Trước khi có thông tư hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này, xin được nhận sự đóng góp ý kiến của các anh chị và các bạn.
Dự toán xây dựng công trình (hoặc tổng mức đầu tư) là cơ sở để chủ đầu tư xác định giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu. Như trước đây, dự toán được lập theo từng công trình, từng hạng mục, hoàn toàn độc lập với kế hoạch đấu thầu và lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư, điều này sẽ gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc xác định giá gói thầu. Nghị định 32/2015/NĐ-CP ra đời bắt buộc các đơn vị tư vấn phải lập dự toán theo từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, tạo sự thuận lợi và nhất quán giữa kế hoạch đấu thầu và dự toán xây dựng công trình. Dự toán gói thầu xây dựng được thực hiện trước khi lựa chọn nhà thầu, như vậy, nếu chủ đầu tư xác định giá gói thầu căn cứ vào tổng mức đầu tư, thì giá gói thầu này chỉ mang tính chất tham khảo.
Dự toán gói thầu xây dựng bao gồm dự toán gói thầu thi công xây dựng; dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình; dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng và dự toán gói thầu hỗn hợp. Việc phân bổ chi phí dự phòng vào dự toán gói thầu xây dựng là phù hợp với luật đấu thầu mới quy định về giá gói thầu, giải quyết bài toán về giá gói thầu đối với hợp đồng trọn gói khi giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Như vậy, vai trò của việc xác định chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu là cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư và giá dự thầu của các nhà thầu.
Tuy nhiên, việc xác định chi phí dự phòng cho dự toán từng gói thầu là một vấn đề chưa được rõ ràng ở nghị định 32/2015/NĐ-CP. Đối với dự toán gói thầu thi công xây dựng và gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình, chi phí dự phòng được xác định theo tỷ lệ % của các chi phí đã xác định trong dự toán gói thầu và thời gian thực hiện gói thầu, còn đối với gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí dự phòng được xác định trên cơ sở đặc điểm, tính chất của loại công việc tư vấn, tiến độ thực hiện. Tất cả các chi phí dự phòng nói trên đều không được vượt quá mức tỷ lệ % chi phí dự phòng đã được xác định trong dự toán xây dựng công trình.
Nhưng, "mức tỷ lệ % chi phí dự phòng đã được xác định trong dự toán xây dựng công trình" là gì? Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình được xác định bằng tỷ lệ % trên tổng các chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác mà không phân bổ vào các chi phí cấu thành nên dự toán xây dựng công trình. Vậy cơ sở nào để xác định "mức tỷ lệ % chi phí dự phòng đã được xác định trong dự toán xây dựng công trình", cơ sở nào để xác định chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu xây dựng?
Trước khi có thông tư hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này, xin được nhận sự đóng góp ý kiến của các anh chị và các bạn.