DanhgiaXe
Thành viên sắp lên hạng rất quan trọng
Vạch kẻ đường là dạng báo hiệu thông dụng và cơ bản nhất khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các dạng khác nhau của vạch kẻ đường dẫn đến nhẹ thì mất tiền phạt, nặng thì gây ra những tai nạn đáng tiếc. Trong bài viết này, danhgiaXe sẽ giúp độc giả phân biệt các loại vạch kẻ thường gặp nhất trên đường.
Bài viết mới cập nhật:
Theo Phụ lục G của bộ Quy chuẩn 41:2016/BGTVT, vạch kẻ đường thường gặp là loại vạch dùng để quy định các phần đường khác nhau, thường có màu trắng hoặc màu vàng.
1. Vạch trắng nét đứt
Là vạch phân chia các làn xe cùng chiều có dạng vạch đơn, màu trắng, đứt nét. Khi thấy vạch này, các xe được chuyển làn đường qua vạch (được đi sang làn xe bên cạnh).
Tốc độ các loại xe được phép lưu thông càng cao, khoảng cách giữa các nét đứt càng dài.
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.
ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%
Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.
P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.
Đăng kí nhận ưu đãi ngay!
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
2. Vạch trắng nét liền
Có dạng vạch kẻ đơn, màu trắng, nét liền cũng dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Tuy nhiên xe không được phép chuyển làn hoặc sử dụng làn xe khác, không được lấn sang làn xe bên cạnh hay đè lên vạch kẻ đường.
3. Vạch vàng nét đứt
Là loại vạch đơn, đứt nét, màu vàng (hay còn gọi là vạch 1.1) dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau ở đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách. Xe được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả 2 phía.
4. Vạch vàng nét liền
Dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe và không có dải phân cách ở giữa.
Khác với vạch kẻ vàng nét đứt, ở những đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch này thường thấy ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.
Trước đây các vạch kẻ phân biệt hai chiều xe chạy vẫn được sơn trắng, dễ gây nhầm lẫn với các vạch kẻ trong cùng một chiều xe chạy. Do đó, hiện nay nhiều địa phương, thành phố đang đồng loạt thay đổi vạch kẻ đường từ trắng sang vàng ở nhiều con đường để dần đồng bộ với Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về báo hiệu đường bộ.
5. Hai vạch vàng song song
Cũng có tác dụng phân chia hai chiều xe chạy, tuy nhiên loại vạch này dùng ở những có từ 4 làn xe trở lên và không có dải phân cách ở giữa. Loại vạch này có hai biến thể chính là hai vạch liền song song và một vạch liền – một vạch đứt nét.
Với dạng hai vạch liền song song, các phương tiện không được lấn làn hay đè lên vạch. Loại vạch này thường sử dụng ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn ở phía đối diện, có thể xảy ra tai nạn đối đầu.
Với dạng thứ hai – một vạch liền một vạch đứt nét sẽ cho phép các phương tiện ở bên phải phần đứt nét được phép vượt và lấn làn khi cần thiết. Các phương tiện ở phía còn lại không được vượt hay lấn làn.
Đặc biệt, trường hợp có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa có thể sử dụng vạch kẻ màu vàng song song để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, đè lên vạch. Khi đó vạch này có tác dụng như vạch màu vàng nét liền nêu trên.
Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên gồm 2 loại:
- Vạch trắng nét liền: dành riêng cho một loại xe nhất định, các loại xe khác không được đi vào làn xe này;
- Vạch trắng nét đứt: dành riêng cho một loại xe nhất định nhưng các xe khác có thể sử dụng làn đường này và phải nhường đường cho xe được ưu tiên.
Đặc biệt, xe trên làn đường dành riêng hoặc ưu tiên có thể cắt qua vạch này khi làn đường bên cạnh không cấm sử dụng loại xe này.
Ngoài ra, khi chuẩn bị tiến vào những đường có nhiều làn xe, người lái có thể quan sát bảng phân làn để biết phương nên đi theo làn nào.
Cụ thể:
- Nếu vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch.
- Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe.
- Thứ tự ưu tiên chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ: Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
7. Các dạng ký hiệu và vạch kẻ khác
Vạch trắng hình con thoi
Đây là vạch kẻ báo hiệu sắp đến nơi có vạch đi bộ qua đường: theo quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ, đây là vạch 7.6: chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường. Đặc biệt, đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Vạch xương cá chữ V
Theo quy chuẩn 41/2016, đây là loại vạch kênh hóa dòng xe, tức dùng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi, ví dụ một hướng lên cầu vượt, một hướng đi phía dưới cầu vượt. Các phương tiện KHÔNG được phép đi vào vùng vạch này.
Vạch mắt võng tại ngã tư
Đây là loại vạch mắt võng màu trắng không có trong quy chuẩn 41 nên không có hiệu lực về luật. Tuy nhiên trên thực tế, loại vạch này chỉ mang tính chất hình ảnh, giúp người tham gia giao thông phân biệt rõ hơn, vì đi cùng nó là mũi tên chỉ phần đường rẽ phải.
Nếu xe chạy vào phần đường này nhưng lại đi thẳng thì sẽ bị xử phạt lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường”.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, danhgiaXe đã mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích về các dạng vạch kẻ và ký hiệu trên đường. Từ đó, giúp việc tham gia giao thông được an toàn và hiệu quả hơn.
Xem thêm tại: https://www.danhgiaxe.com/nhan-biet...e-duong-thuong-gap-de-tranh-bi-phat-oan-28607
Bài viết mới cập nhật:
Theo Phụ lục G của bộ Quy chuẩn 41:2016/BGTVT, vạch kẻ đường thường gặp là loại vạch dùng để quy định các phần đường khác nhau, thường có màu trắng hoặc màu vàng.
1. Vạch trắng nét đứt
Là vạch phân chia các làn xe cùng chiều có dạng vạch đơn, màu trắng, đứt nét. Khi thấy vạch này, các xe được chuyển làn đường qua vạch (được đi sang làn xe bên cạnh).
Tốc độ các loại xe được phép lưu thông càng cao, khoảng cách giữa các nét đứt càng dài.
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.
ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%
Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.
P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.
Đăng kí nhận ưu đãi ngay!
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
2. Vạch trắng nét liền
Có dạng vạch kẻ đơn, màu trắng, nét liền cũng dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Tuy nhiên xe không được phép chuyển làn hoặc sử dụng làn xe khác, không được lấn sang làn xe bên cạnh hay đè lên vạch kẻ đường.
3. Vạch vàng nét đứt
Là loại vạch đơn, đứt nét, màu vàng (hay còn gọi là vạch 1.1) dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau ở đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách. Xe được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả 2 phía.
4. Vạch vàng nét liền
Dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe và không có dải phân cách ở giữa.
Khác với vạch kẻ vàng nét đứt, ở những đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch này thường thấy ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.
Trước đây các vạch kẻ phân biệt hai chiều xe chạy vẫn được sơn trắng, dễ gây nhầm lẫn với các vạch kẻ trong cùng một chiều xe chạy. Do đó, hiện nay nhiều địa phương, thành phố đang đồng loạt thay đổi vạch kẻ đường từ trắng sang vàng ở nhiều con đường để dần đồng bộ với Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về báo hiệu đường bộ.
5. Hai vạch vàng song song
Cũng có tác dụng phân chia hai chiều xe chạy, tuy nhiên loại vạch này dùng ở những có từ 4 làn xe trở lên và không có dải phân cách ở giữa. Loại vạch này có hai biến thể chính là hai vạch liền song song và một vạch liền – một vạch đứt nét.
Với dạng hai vạch liền song song, các phương tiện không được lấn làn hay đè lên vạch. Loại vạch này thường sử dụng ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn ở phía đối diện, có thể xảy ra tai nạn đối đầu.
Với dạng thứ hai – một vạch liền một vạch đứt nét sẽ cho phép các phương tiện ở bên phải phần đứt nét được phép vượt và lấn làn khi cần thiết. Các phương tiện ở phía còn lại không được vượt hay lấn làn.
Đặc biệt, trường hợp có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa có thể sử dụng vạch kẻ màu vàng song song để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, đè lên vạch. Khi đó vạch này có tác dụng như vạch màu vàng nét liền nêu trên.
6. Vạch làn đường ưu tiên
Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên gồm 2 loại:
- Vạch trắng nét liền: dành riêng cho một loại xe nhất định, các loại xe khác không được đi vào làn xe này;
- Vạch trắng nét đứt: dành riêng cho một loại xe nhất định nhưng các xe khác có thể sử dụng làn đường này và phải nhường đường cho xe được ưu tiên.
Đặc biệt, xe trên làn đường dành riêng hoặc ưu tiên có thể cắt qua vạch này khi làn đường bên cạnh không cấm sử dụng loại xe này.
Ngoài ra, khi chuẩn bị tiến vào những đường có nhiều làn xe, người lái có thể quan sát bảng phân làn để biết phương nên đi theo làn nào.
Cụ thể:
- Nếu vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch.
- Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe.
- Thứ tự ưu tiên chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ: Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
7. Các dạng ký hiệu và vạch kẻ khác
Vạch trắng hình con thoi
Đây là vạch kẻ báo hiệu sắp đến nơi có vạch đi bộ qua đường: theo quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ, đây là vạch 7.6: chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường. Đặc biệt, đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Vạch xương cá chữ V
Theo quy chuẩn 41/2016, đây là loại vạch kênh hóa dòng xe, tức dùng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi, ví dụ một hướng lên cầu vượt, một hướng đi phía dưới cầu vượt. Các phương tiện KHÔNG được phép đi vào vùng vạch này.
Vạch mắt võng tại ngã tư
Đây là loại vạch mắt võng màu trắng không có trong quy chuẩn 41 nên không có hiệu lực về luật. Tuy nhiên trên thực tế, loại vạch này chỉ mang tính chất hình ảnh, giúp người tham gia giao thông phân biệt rõ hơn, vì đi cùng nó là mũi tên chỉ phần đường rẽ phải.
Nếu xe chạy vào phần đường này nhưng lại đi thẳng thì sẽ bị xử phạt lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường”.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, danhgiaXe đã mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích về các dạng vạch kẻ và ký hiệu trên đường. Từ đó, giúp việc tham gia giao thông được an toàn và hiệu quả hơn.
Xem thêm tại: https://www.danhgiaxe.com/nhan-biet...e-duong-thuong-gap-de-tranh-bi-phat-oan-28607