L
levinhxd
Guest
Những điều cần lưu ý khi thực hiện hợp đồng trọn gói
Theo Luật đấu thầu 2003 và nghị định 85/2009 về hướng dẫn đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo luật xây dựng thì “Hình thức trọn gói được áp dụng cho những phần công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng. Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng”.
Theo Nghị định 48/2010 hướng dẫn về Hợp đồng xây dựng “Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết”.
Như vậy ta thấy Luật và các nghị định của Chính phủ quy định rõ ràng: Hợp đồng trọn gói là trọn gói về cả khối lượng và giá trị. Vậy khi thực hiện loại hình hợp đồng này có thể có nhiều vướng mắc xảy ra gây lúng túng cho cả Chủ đầu tư và nhà thầu, chúng ta cần điểm qua một số điểm cần lưu ý khi áp dụng hình thức hợp đồng này.
Khối lượng cần được tính toán chính xác trước khi ký hợp đồng
Theo quy định tại Mục 2 Điều 48- Nghị định 85/2009 “Đối với công việc xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt, nếu nhà thầu (bao gồm cả nhà thầu được chỉ định thầu) hoặc bên mời thầu phát hiện bảng khối lượng công việc bóc tách từ thiết kế chưa chính xác, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc bổ sung khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế. Đối với công việc xây lắp này, sau khi hợp đồng theo hình thức trọn gói được ký kết, khối lượng công việc thực tế nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo thiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng) không ảnh hưởng tới số tiền thanh toán cho nhà thầu”, “Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp có thất thoát xảy ra (do tính toán sai số lượng, khối lượng công việc) thì cá nhân, tổ chức thuộc chủ đầu tư làm sai có trách nhiệm đền bù và xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, lập dự toán có quy định về việc xử lý đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc thì chủ đầu tư được đền bù theo thỏa thuận trong hợp đồng với nhà thầu tư vấn này”
Như vậy hình thức hợp đồng trọn gói chỉ nên áp dụng cho các gói thầu có khối lượng công việc có thể xác định chính xác ngay trước khi thực hiện, đặc biệt với các gói thầu xây lắp, vì sau này khối lượng đó được làm căn cứ thanh toán cho nhà thầu mà không cần phải tính toán lại trừ khi có phát sinh thêm khối lượng ngoài thiết kế. Hiện nay có một số trường hợp nhà thầu vẫn bị đơn vị thanh tra kiểm toán cắt các khối lượng mà khi thi công xong tính toán lại được coi là thấp hơn so với khối lượng trong hợp đồng, thiết nghĩ điều này là sai với quy định đã được trích dẫn ở trên. Việc thất thoát khối lượng hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của Chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn.
Điều chỉnh khối lượng và đơn giá khi nào?
Mặc dù được coi là trọn gói và cố định nhưng trong trường hợp bất khả kháng thì hợp đồng sẽ cần có thỏa thuận cụ thể, tức là những tình huống thực tiễn xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của chủ đầu tư, nhà thầu, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của chủ đầu tư, nhà thầu, như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch, cấm vận..
Ngoài ra với tường hợp khối lượng phát sinh ngoài thiết kế thì được quy định rõ trong Điều 35- Nghị định 48/2010: “Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng là khối lượng nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là khối lượng nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện). Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành”.
Hồ sơ thanh toán hợp đồng trọn gói
Tại điều 48 nghị định 85/2009 quy định: việc thanh toán hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu cho đến khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng. Nếu trường hợp bất khả kháng quy định trong hợp đồng xảy ra thì thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Hoặc tại điều 18 Nghị định 48/2010 “Thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không đòi hỏi có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết”. Tại điều 19 của Nghị định 48/2010 cũng quy định rất rõ về thành phần hồ sơ thanh toán hợp đồng trọn gói. Tương tự tại khoản 2 Điều 58 Nghị định 85/2009 cũng quy định việc không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết trong biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành.
Một điều đáng chú ý và gây nhiều thắc mắc cho nhà thầu đó chính là việc kiểm tra hóa đơn chứng từ khi thanh quyết toán hợp đồng trọn gói, theo đó liệu nhà thầu có bị đối trừ phần giá trị do giá hóa đơn mua vật tư thấp hơn so với giá vật tư được chiết tính kèm hợp đồng, hoặc trường hợp định mức đơn giá trong hợp đồng trọn gói khác với định mức nhà nước công bố thì khi quyết toán hay kiểm toán có phải điều chỉnh lại?
Điều này cũng được Nghị định 85/2009 quy định rõ “Đối với nhà thầu được lựa chọn thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu trừ hình thức chỉ định thầu, việc thanh toán phải căn cứ vào giá hợp đồng và các điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng, không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác”
Qua một số quy định trên về hợp đồng trọn gói, chúng ta có thể thấy với khối lượng công việc xây lắp nếu thực hiện theo hình thức này thì đòi hỏi việc tính toán khối lượng ban đầu phải hết sức cẩn thận, chính xác đến từng chi tiết. Ngoài ra, với sự biến động giá nguyên nhiên liệu, vật liệu hết sức khó lường như trong giai đoạn hiện nay thì việc áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói cũng là một rủi ro đối với nhà thầu và chính Chủ đầu tư. Do vậy cần có sự cân nhắc kỹ càng trước khi phê duyệt hình thức hợp đồng trong kế hoạch đấu thầu của Chủ đầu tư các dự án.
Theo Luật đấu thầu 2003 và nghị định 85/2009 về hướng dẫn đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo luật xây dựng thì “Hình thức trọn gói được áp dụng cho những phần công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng. Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng”.
Theo Nghị định 48/2010 hướng dẫn về Hợp đồng xây dựng “Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết”.
Như vậy ta thấy Luật và các nghị định của Chính phủ quy định rõ ràng: Hợp đồng trọn gói là trọn gói về cả khối lượng và giá trị. Vậy khi thực hiện loại hình hợp đồng này có thể có nhiều vướng mắc xảy ra gây lúng túng cho cả Chủ đầu tư và nhà thầu, chúng ta cần điểm qua một số điểm cần lưu ý khi áp dụng hình thức hợp đồng này.
Khối lượng cần được tính toán chính xác trước khi ký hợp đồng
Theo quy định tại Mục 2 Điều 48- Nghị định 85/2009 “Đối với công việc xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt, nếu nhà thầu (bao gồm cả nhà thầu được chỉ định thầu) hoặc bên mời thầu phát hiện bảng khối lượng công việc bóc tách từ thiết kế chưa chính xác, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc bổ sung khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế. Đối với công việc xây lắp này, sau khi hợp đồng theo hình thức trọn gói được ký kết, khối lượng công việc thực tế nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo thiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng) không ảnh hưởng tới số tiền thanh toán cho nhà thầu”, “Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp có thất thoát xảy ra (do tính toán sai số lượng, khối lượng công việc) thì cá nhân, tổ chức thuộc chủ đầu tư làm sai có trách nhiệm đền bù và xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, lập dự toán có quy định về việc xử lý đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc thì chủ đầu tư được đền bù theo thỏa thuận trong hợp đồng với nhà thầu tư vấn này”
Như vậy hình thức hợp đồng trọn gói chỉ nên áp dụng cho các gói thầu có khối lượng công việc có thể xác định chính xác ngay trước khi thực hiện, đặc biệt với các gói thầu xây lắp, vì sau này khối lượng đó được làm căn cứ thanh toán cho nhà thầu mà không cần phải tính toán lại trừ khi có phát sinh thêm khối lượng ngoài thiết kế. Hiện nay có một số trường hợp nhà thầu vẫn bị đơn vị thanh tra kiểm toán cắt các khối lượng mà khi thi công xong tính toán lại được coi là thấp hơn so với khối lượng trong hợp đồng, thiết nghĩ điều này là sai với quy định đã được trích dẫn ở trên. Việc thất thoát khối lượng hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của Chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn.
Điều chỉnh khối lượng và đơn giá khi nào?
Mặc dù được coi là trọn gói và cố định nhưng trong trường hợp bất khả kháng thì hợp đồng sẽ cần có thỏa thuận cụ thể, tức là những tình huống thực tiễn xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của chủ đầu tư, nhà thầu, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của chủ đầu tư, nhà thầu, như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch, cấm vận..
Ngoài ra với tường hợp khối lượng phát sinh ngoài thiết kế thì được quy định rõ trong Điều 35- Nghị định 48/2010: “Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng là khối lượng nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là khối lượng nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện). Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành”.
Hồ sơ thanh toán hợp đồng trọn gói
Tại điều 48 nghị định 85/2009 quy định: việc thanh toán hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu cho đến khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng. Nếu trường hợp bất khả kháng quy định trong hợp đồng xảy ra thì thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Hoặc tại điều 18 Nghị định 48/2010 “Thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không đòi hỏi có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết”. Tại điều 19 của Nghị định 48/2010 cũng quy định rất rõ về thành phần hồ sơ thanh toán hợp đồng trọn gói. Tương tự tại khoản 2 Điều 58 Nghị định 85/2009 cũng quy định việc không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết trong biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành.
Một điều đáng chú ý và gây nhiều thắc mắc cho nhà thầu đó chính là việc kiểm tra hóa đơn chứng từ khi thanh quyết toán hợp đồng trọn gói, theo đó liệu nhà thầu có bị đối trừ phần giá trị do giá hóa đơn mua vật tư thấp hơn so với giá vật tư được chiết tính kèm hợp đồng, hoặc trường hợp định mức đơn giá trong hợp đồng trọn gói khác với định mức nhà nước công bố thì khi quyết toán hay kiểm toán có phải điều chỉnh lại?
Điều này cũng được Nghị định 85/2009 quy định rõ “Đối với nhà thầu được lựa chọn thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu trừ hình thức chỉ định thầu, việc thanh toán phải căn cứ vào giá hợp đồng và các điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng, không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác”
Qua một số quy định trên về hợp đồng trọn gói, chúng ta có thể thấy với khối lượng công việc xây lắp nếu thực hiện theo hình thức này thì đòi hỏi việc tính toán khối lượng ban đầu phải hết sức cẩn thận, chính xác đến từng chi tiết. Ngoài ra, với sự biến động giá nguyên nhiên liệu, vật liệu hết sức khó lường như trong giai đoạn hiện nay thì việc áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói cũng là một rủi ro đối với nhà thầu và chính Chủ đầu tư. Do vậy cần có sự cân nhắc kỹ càng trước khi phê duyệt hình thức hợp đồng trong kế hoạch đấu thầu của Chủ đầu tư các dự án.