Những điều Chủ đầu tư cần biết khi sử dụng tư vấn đầu tư xây dựng công trình

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.582
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Trong chuyên đề này các bài viết có tham khảo tài liệu:
- Điều cần biết khi sử dụng tư vấn, Lê Quang Huy, Nhà xuất bản Xây dựng, 1998.
- Bài giảng phương pháp xác định chi phí tư vấn, tài liệu sử dụng cho lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ định giá, Lê Văn Cư, Viện Kinh tế xây dựng, 2009.
- Các bài giảng tư vấn giám sát, tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn giám sát của Công ty CP Giá Xây Dựng.
Đồng nghiệp nào muốn trang bị kiến thức một cách bài bản xin mời theo dõi và thắc mắc nhé.

I. Thế nào là tư vấn? hay tư vấn là gì?

1. Khái niệm: Tư vấn là một dịch vụ trí tuệ, một hoạt động "chất xám" cung cấp cho khách hàng (Chủ đầu tư) những lời khuyên, giải pháp, chiến lược, chiến thuật, biện pháp thực hiện và giúp đỡ khách hàng thực hiện những điều đó để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2. Đại cương về tư vấn: Nghề tư vấn là những hoạt động tư vấn đã xuất hiện và tồn tại từ ngàn xưa. Ở thời phong kiến, châu Á thường gọi là: quân sư, ngự sử, gián quan..., ở châu Âu thường gọi là: Hội đồng tư vấn của triều đình, hội đồng nguyên lão... Trong lĩnh vực quân sự hiện đại Việt Nam vẫn thường gọi là tham mưu, ngày nay thuật ngữ tham mưu vẫn dùng rộng rãi trong các cơ quan, doanh nghiệp - ý chỉ những người quân sư cho sếp trong việc vạch chiến lược, tìm hướng đi và quản lý, điều hành cơ quan, doanh nghiệp đó.

Ở Việt Nam, vai trò của các tư vấn vấn là quân sư gắn liền với sự hưng thịnh, suy vong của mọi triều đại. Các vị đều là người hiền tài, kiến thức uyên âm, đức độ trác tuyệt - trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, ngồi ở trong lều tranh mà biết chuyện xa nghìn dặm (giống như nhiều bác tư vấn hiện nay ngồi trong văn phòng điều hòa mát lạnh ở Hà Nội vẫn lập được dự toán công trình ở Hà Giang hay Cà Mau :D, chẳng cần phải đến hiện trường dù chỉ 1 lần).
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.582
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Điểm lại lịch sử

1. Việt Nam:

Chu Văn An (1292-1370), quan Quốc tử giám tư nghiệp đời Trần Minh Tông đến đời Trần Dũ Tông (1341-1369) đã dâng sớ chém đầu 7 kẻ nịnh thần để quốc thái dân an, nhưng vua không nghe nên đã đưa nhà Trần đến hồi mạt vận, để 30 năm sau, Hồ Quý Ly lên ngôi thay thế nhà Trần.

Nguyễn Trãi (1330-1442) làm quân sư cho Lê Lợi khởi nghĩa tiến hành cuộc kháng chiến 10 năm vào với thiên tài thao lược "suy cổ, nghiệm kim, tri hậu" đã giúp Lê Lợi đánh tan quân Minh, đặt nền tảng cho triều Lê trị vì gần 400 năm. Nguyễn Trãi cũng có "hồ sơ hoàn công" rất nổi tiếng "Đại Cáo Bình Ngô". Tiếc là sau này chưa có ai viết được "Cáo Bình Pháp", "Cáo Bình Nhật", "Cáo Bình Mỹ". Thậm chí "Cáo Bình Quyết toán nhà máy Thủy điện Hòa Bình" nghe nói là còn chưa viết xong :D.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) đã có những lời khuyên (tư vấn) cực kỳ giá trị mang tính tiên tri cho con cháu nhà Mạc: "Cao Bằng tuy tiểu, khả dung sổ thê", nhờ đó biết đường tránh nạn khi cơ đồ bị đổ bể - chạy lên Cao Bằng, đổi họ Mạc thành họ Lều và sinh cơ lập nghiệp tại miền đất này.
Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, Nguyễn Hoàng đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắn nhủ: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" - đi về phía Nam, hùng cứ từ đèo Ngang trở vào, từ đó gây dựng cơ đồ nhà Nguyễn.

La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1722-1802) tư vấn cho vua Quang Trung sau khi chiến thắng quân Thanh ra bản Tuyên cáo quốc dân trong đó có ý: "ai có công thì cho bổng lộc, ai có tài thì giao chức tước" đến giờ vẫn vô cùng hữu ích cho chúng ta.

Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) đã dâng lên vua Tự Đức 19 bản khuyến nghị chiến lược (được các học giả Nhật Bản nhận xét là các nội dung cải cách còn ưu việt, tiên tiến hơn của Minh Trị Thiên Hoàng cùng thời ở Nhật Bản). Tiếc là vua Tự Đức và triều đình bỏ qua, dẫn đến hậu quả 80 năm đô họ bạo tàn của thực dân Pháp.

2. Trung Hoa
Các bậc đề vương Trung Hoa xưa đã cầu hiền và trọng dụng những quân sư vạch đường chỉ lối cho mình về tất cả mọi phương diện liên quan đến cơ đồ bá vương, đến an ninh, chính trị và thịnh vượng của đất nước: Khương Tử Nha, Quản Trọng, Trương Lương, Gia Cát Lượng, Bàng Quyên, Tôn Tẫn...
Thành công hay thất bại của một triều đại trị vì phụ thuộc rất nhiều vào những ý kiến tư vấn hay hoặc dở, thích hợp hoặc sai trái của các nhà tư vấn (quân sư, tham mưu) đó.


3. Châu Âu
Thời cổ La Mã, các vị hoàng đế đều dựa vào Hội đồng Tư vấn, Hội đồng Nguyên lão để nhận được những lời khuyên bảo về cách trị vì thần dân và chiến thắng quân thù.

Từ từ thế kỷ 19 trở đi, hoạt động tư vấn từ lĩnh vực quân sự, chính trị, xã hội mới lan tỏa sang địa hạt kinh tế. Đầu thế kỷ 20 (từ năm 1913), việc thành lập "Liên đoàn Quốc tế các Kỹ sư tư vấn" - FIDIC (Fédération Internationale des Ingénieus Conseils) ở Lausanne, Thụy Sỹ đã đẩy dịch vụ tư vấn lên quy mô toàn cầu.

Ở Việt Nam năm 1998, tài liệu "Điều cần biết khi sử dụng tư vấn" còn cố "giác ngộ' bạn đọc làm quen với 2 từ "tư vấn" và kêu gọi việc sử dụng dịch vụ tư vấn trong các dự án đầu tư xây dựng công trình. Các công ty, xí nghiệp, cơ quan, tổ chức còn khá xa lạ, dè dặt, bỡ ngỡ với việc dùng tư vấn.

Ngày nay dịch vụ tư vấn xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực. Trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng công trình Tư vấn đã trở nên không thể thiếu được.
 

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Ở Việt Nam năm 1998, tài liệu "Điều cần biết khi sử dụng tư vấn" còn cố "giác ngộ' bạn đọc làm quen với 2 từ "tư vấn" và kêu gọi việc sử dụng dịch vụ tư vấn trong các dự án đầu tư xây dựng công trình. Các công ty, xí nghiệp, cơ quan, tổ chức còn khá xa lạ, dè dặt, bỡ ngỡ với việc dùng tư vấn.

Xin bổ sung thêm, ở Việt Nam việc sử dụng dịch vụ tư vấn xây dựng đã phát triển cách đây hàng nghìn năm. Cụ thể.

- Triều đại An Dương Vương (257 trước công nguyên): Khi xây thành Cổ Loa, do không khảo sát địa chất, nghiên cứu thủy văn đầy đủ, nên dù hao tâm tổn trí xây đến 10 lần nhưng vẫn sập. Vua quan mệt mỏi, nhân dân bực mình.
May thay sau đó Thần rùa xuất hiện, đích thân khảo sát lại dự án, thay đổi biện pháp thi công, điều chỉnh thiết kế chi tiết. Chỉ trong một đêm xây dựng thành công thành Cổ Loa nổi tiếng trong lịch sử. Ông xứng đáng là Chủ nhiệm đồ án lão thành nhất và cũng tài năng nhất trong lịch sử ngành tư vấn xây dựng đông tây kim cổ :confused:

- Triều đại Hồ Quý Ly: Xây dựng Thanh Đô (Thành nhà Hồ). Chủ nhiệm đồ án: Hồ Nguyên Trừng, phụ trách thiết kế: Đỗ Tỉnh.
Hồ Nguyên Trừng là con trai cả Hồ Quý Ly, ông là tổng công trình sư dự án xây tòa thành bằng đá cho cha mình. Trong kháng chiến chống giặc Minh, ông còn là tham mưu trưởng bộ tổng tham mưu, chịu trách nhiệm lên kế hoạch tác chiến. Ngoài ra, Hồ Nguyên Trừng còn biết đến với vai trò ông tổ của ngành chế tạo vũ khí hạng nặng của Việt Nam, với phát minh Thần cơ hỏa tiễn. Nên nhớ vào thời điểm này ở Châu Âu, các nhà phát minh râu rậm trán hói vẫn đang còn loay hoay với súng đại bác, mãi vẫn chưa chế ra được.
Trong trận chiến cuối cùng, sau khi cùng bộ đội gỡ đá trên thành ra ném hết, ông và cha mình bị giặc bắt đưa về Trung quốc làm quan :confused:
Để lại toà thành nhà Hồ bây giờ chỉ còn mỗi cái cổng :confused:

- Tả Văn Ao kỹ sư địa chất. Ông này thì chắc ai cũng biết. Ngoài tư vấn về xây dựng nhà cửa cho nhiều nhân vật quan trọng trong triều đình, ông còn được biết đến với chuyên ngành thiết kế xây dựng mồ mả :confused:
Giáo trình của ông vẫn còn được sử dụng như là sách gối đầu giường của các Kiến trúc sư cho đến ngày nay . :confused:
 

Lởm

Thành viên có triển vọng
Tham gia
12/9/10
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Hình như bác liêu xiêu nhầm. Em nghĩ ông gì gì Trừng đấy chắc đang bị treo bằng, hoặc bằng giả, chứ tư vấn xây dựng kiểu gì mà cả binh lẫn tướng tay không gỡ hết được cả thành ra ném giặc, còn lại mỗi cái cổng. Hèn gì bọn Tàu nó bắt về làm sếp cũng đúng, chứ trình đấy làm sao đủ để làm nhân viên :D.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.582
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Qua các bài trên, chúng ta thấy rằng Tư vấn rất quan trọng, ý kiến tư vấn (tham mưu) có thể dẫn tới sự thành bại không chỉ là dự án - mà là cả một sự nghiệp lớn của bá vương, thịnh suy của cả một triều đại.
Do đó cần phải có nhận thức rõ về tư vấn, chớ có vì quan hệ mà chọn bừa tư vấn - rước họa cho dự án của mình.

Vì là một dạng dịch vụ, nên hoạt động tư vấn, dù tiến hành bởi một cá nhân hay mọt tổ chức, nói chung đều thông quan hợp đồng giữa người sử dụng dịch vụ và người cung ứng dịch vụ.

Tư vấn là cung ứng lời khuyên đúng đắn và phù hợp chứ không phải lời khuyên chung chung (hiện nay có nhiều người làm tư vấn - lấy tiền của Chủ đầu tư như hầu như đưa ra các lời khuyên (trong hồ sơ, báo cáo - đặc biệt là các báo cáo thẩm tra thiết kế) rất chung chung, mang tính "đá quả bóng lại chân" của Chủ đầu tư hay "chân" tư vấn khác của Chủ đầu tư). Một lời khuyên đúng đắn có thể thích hợp với một bối cảnh, một tình huống, một thời gian nhất định, nhưng lại không thích hợp cho một thực thể khác, vào hoàn cảnh và thời gian khác.

Tư vấn không chỉ đơn thuần đưa ra lời khuyên, mà còn phải chỉ vẽ, hướng dẫn thực hiện lời khuyên đưa ra sao cho có thể đạt hiệu quả cao nhất.

Tư vấn cũng giúp đỡ kỹ thuật, tổ chức điều tra, khảo sát, nghiên cứu soạn thảo các báo cáo, dự án, quy hoạch, thiết kế và quản lý các dự án xây dựng cho khách hàng của mình (Chủ đầu tư).
 

Top