DutoanGXD
SmartSoftware
- Tham gia
- 7/7/07
- Bài viết
- 830
- Điểm thành tích
- 93
Lúc 16 giờ 45 phút chiều qua, ngôi nhà 5 tầng ở mặt tiền số 47 phố Huỳnh Thúc Kháng, Q.Đống Đa, Hà Nội bị đổ sập hoàn toàn.
Tại hiện trường, một diện tích khoảng 300m2 ngổn ngang gạch vữa. Căn nhà số 47 bị đổ, vươn qua ngõ 49 phố Huỳnh Thúc Kháng, đè vào một phần của tòa nhà 5 tầng số 51, làm cho toàn bộ phần mái lan can, diện tích tiếp giáp với ngõ 49 bị vỡ.
Một nhân viên bảo vệ của siêu thị máy tính Đăng Khoa tại tầng 1 của tòa nhà số 51 cho biết rất nhiều khối bê tông rơi xuống bắn vào siêu thị, khiến ít nhất 100 chiếc máy tính xách tay lẫn máy tính để bàn bị hư hỏng. Cũng theo người bảo vệ này, khi ngôi nhà chuyển động và nghiêng dần, một người dân ở bên kia đường đã tri hô cho người bên siêu thị máy tính biết nên đã kịp thời chạy thoát thân.
Còn theo những người dân sinh sống trong khu vực, thời điểm buổi sáng căn nhà số 47 vẫn có người sinh hoạt, nhưng tới khoảng hơn 12 giờ trưa, căn nhà có dấu hiệu bị nghiêng và nứt, cơ quan chức năng đã sơ tán người và căng dây cảnh báo vùng nguy hiểm. Vì vậy, không có thương vong về người khi xảy ra đổ sập.
Có khả năng do móng nhà
Trao đổi với Thanh Niên, ông Bùi Trung Dung, Cục phó Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), nhận định qua thông tin ban đầu, nhiều khả năng ngôi nhà bị sập liên quan đến chất lượng móng nhà. “Theo sự phân cấp, việc quản lý chất lượng nhà ở riêng lẻ kiểu này thuộc về UBND TP Hà Nội. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ tiến hành kiểm tra, phối hợp với địa phương tìm hiểu rõ nguyên nhân sự cố này”, ông Dung nói.
Theo ông Dung, trước tình hình phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến việc xây dựng và chất lượng công trình nhà ở riêng lẻ, từ năm 2009 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ. Thông tư quy định rõ, đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2, từ 3 tầng trở lên thì bắt buộc chủ nhà phải thuê nhà thầu khảo sát xây dựng đủ điều kiện năng lực theo quy định và việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thiết kế xây dựng thực hiện. Nhiều người đã có ý thức xây dựng công trình đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn, cơ quan quản lý ở địa phương giám sát tốt khi cấp phép, nhưng trên thực tế vẫn còn những chủ nhà vì tiếc tiền hoặc chưa lường hết những sự cố có thể xảy ra đối với công trình của mình nên thuê thiết kế không đảm bảo, thuê đơn vị thi công không đủ năng lực, chẳng hạn như phó thác cho nhóm thợ ở quê lên phố làm thuê…
Ông Dung nhận định sự cố sập nhà 5 tầng nêu trên chỉ là hy hữu, nhưng qua đây cơ quan hữu trách của Hà Nội cần tăng cường rà soát, kiểm tra chất lượng nhà ở riêng lẻ, đồng thời làm tốt hơn nữa công tác thẩm định hồ sơ trước khi cấp phép xây dựng những công trình thuộc loại này, tránh những sơ sót có thể dẫn đến nguy cơ mất an toàn trong cả quá trình thi công và khi đưa vào sử dụng.
Sửa chữa lớn để mở cửa hàng Pizza
Ngôi nhà bị sập do chị Lê Bá Tuyết (SN 1977), làm nghề kinh doanh đứng tên chủ sở hữu, trước đây từng là nhà nghỉ Sao Mai, sau đó chuyển sang cho thuê làm địa điểm buôn bán điện thoại, mở quán cà phê. Đầu năm 2011, chủ thuê mới là người Hàn Quốc đã cho tiến hành sửa chữa để mở cửa hàng bán bánh Pizza. Trong suốt hơn một tháng sửa chữa, tốp thợ xây dựng đã tiến hành phá dỡ, thay đổi nhiều hạng mục liên quan đến kết cấu công trình.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Phó chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình đã xuống hiện trường kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả. Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, nguyên nhân có khả năng do xây dựng theo kết cấu mới và bằng vật liệu nhẹ.
Nguồn: www.thanhnien.com.vn
Tại hiện trường, một diện tích khoảng 300m2 ngổn ngang gạch vữa. Căn nhà số 47 bị đổ, vươn qua ngõ 49 phố Huỳnh Thúc Kháng, đè vào một phần của tòa nhà 5 tầng số 51, làm cho toàn bộ phần mái lan can, diện tích tiếp giáp với ngõ 49 bị vỡ.
Một nhân viên bảo vệ của siêu thị máy tính Đăng Khoa tại tầng 1 của tòa nhà số 51 cho biết rất nhiều khối bê tông rơi xuống bắn vào siêu thị, khiến ít nhất 100 chiếc máy tính xách tay lẫn máy tính để bàn bị hư hỏng. Cũng theo người bảo vệ này, khi ngôi nhà chuyển động và nghiêng dần, một người dân ở bên kia đường đã tri hô cho người bên siêu thị máy tính biết nên đã kịp thời chạy thoát thân.
Còn theo những người dân sinh sống trong khu vực, thời điểm buổi sáng căn nhà số 47 vẫn có người sinh hoạt, nhưng tới khoảng hơn 12 giờ trưa, căn nhà có dấu hiệu bị nghiêng và nứt, cơ quan chức năng đã sơ tán người và căng dây cảnh báo vùng nguy hiểm. Vì vậy, không có thương vong về người khi xảy ra đổ sập.
Có khả năng do móng nhà
Trao đổi với Thanh Niên, ông Bùi Trung Dung, Cục phó Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), nhận định qua thông tin ban đầu, nhiều khả năng ngôi nhà bị sập liên quan đến chất lượng móng nhà. “Theo sự phân cấp, việc quản lý chất lượng nhà ở riêng lẻ kiểu này thuộc về UBND TP Hà Nội. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ tiến hành kiểm tra, phối hợp với địa phương tìm hiểu rõ nguyên nhân sự cố này”, ông Dung nói.
Theo ông Dung, trước tình hình phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến việc xây dựng và chất lượng công trình nhà ở riêng lẻ, từ năm 2009 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ. Thông tư quy định rõ, đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2, từ 3 tầng trở lên thì bắt buộc chủ nhà phải thuê nhà thầu khảo sát xây dựng đủ điều kiện năng lực theo quy định và việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thiết kế xây dựng thực hiện. Nhiều người đã có ý thức xây dựng công trình đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn, cơ quan quản lý ở địa phương giám sát tốt khi cấp phép, nhưng trên thực tế vẫn còn những chủ nhà vì tiếc tiền hoặc chưa lường hết những sự cố có thể xảy ra đối với công trình của mình nên thuê thiết kế không đảm bảo, thuê đơn vị thi công không đủ năng lực, chẳng hạn như phó thác cho nhóm thợ ở quê lên phố làm thuê…
Ông Dung nhận định sự cố sập nhà 5 tầng nêu trên chỉ là hy hữu, nhưng qua đây cơ quan hữu trách của Hà Nội cần tăng cường rà soát, kiểm tra chất lượng nhà ở riêng lẻ, đồng thời làm tốt hơn nữa công tác thẩm định hồ sơ trước khi cấp phép xây dựng những công trình thuộc loại này, tránh những sơ sót có thể dẫn đến nguy cơ mất an toàn trong cả quá trình thi công và khi đưa vào sử dụng.
Sửa chữa lớn để mở cửa hàng Pizza
Ngôi nhà bị sập do chị Lê Bá Tuyết (SN 1977), làm nghề kinh doanh đứng tên chủ sở hữu, trước đây từng là nhà nghỉ Sao Mai, sau đó chuyển sang cho thuê làm địa điểm buôn bán điện thoại, mở quán cà phê. Đầu năm 2011, chủ thuê mới là người Hàn Quốc đã cho tiến hành sửa chữa để mở cửa hàng bán bánh Pizza. Trong suốt hơn một tháng sửa chữa, tốp thợ xây dựng đã tiến hành phá dỡ, thay đổi nhiều hạng mục liên quan đến kết cấu công trình.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Phó chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình đã xuống hiện trường kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả. Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, nguyên nhân có khả năng do xây dựng theo kết cấu mới và bằng vật liệu nhẹ.
Nguồn: www.thanhnien.com.vn