Nhờ các anh chị giải thích rõ hơn về cụm từ quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm tích cực
368
Điểm thành tích
63
Tuổi
36
Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư, Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của Nghị định 12/2009/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo ý kiến riêng thì mỗi người hiểu ý này như thế nào? Rất mong nhận được sự tham gia góp ý./.
 
Last edited by a moderator:
Vấn đề này không thể mỗi người hiểu theo một cách được. Bởi đơn giản quy định trên đã rất cụ thể và dễ hiểu. Bạn có gì khúc mắc chăng?:-w
 
Vấn đề này không thể mỗi người hiểu theo một cách được. Bởi đơn giản quy định trên đã rất cụ thể và dễ hiểu. Bạn có gì khúc mắc chăng?:-w
Vì cơ quan em mỗi người hiểu một kiểu, theo anh thì Bên em là công ty Cphần vay vốn tín dụng đầu tư phát triển thì bên em có phải thực hiện đấu thầu không (giá trị công trình khoảng 50 tỷ), hay bên em được toàn quyền quyết định (coi như vốn của mình). Mong anh có ý tiếp
 
Vì cơ quan em mỗi người hiểu một kiểu, theo anh thì Bên em là công ty Cphần vay vốn tín dụng đầu tư phát triển thì bên em có phải thực hiện đấu thầu không (giá trị công trình khoảng 50 tỷ), hay bên em được toàn quyền quyết định (coi như vốn của mình). Mong anh có ý tiếp

Tại khoản 1- Điều 4 - Luật đấu thầu quy định "Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý". Công ty bạn đang vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, như vậy thì dự án của Công ty sẽ phải thực hiện theo Luật đấu thầu và Nghị định hướng dẫn (bây giờ là Nghị định: 85/2009/NĐ-CP đã có hiệu lực). Nếu dự án không thực hiện theo Luật đấu thầu thì khi giải ngân cho Nhà thầu chỉ giải ngân được phần vốn đối ứng thôi, phần vốn vay Ngân hàng sẽ không chấp nhận giải ngân đâu.
Có lẽ do Công ty bạn là công ty cổ phần nên mọi người muốn lách luật để chỉ định thầu nên mới có các cách hiểu khác nhau thôi.
Chúc sức khoẻ.
 
Thảo luận

Tại khoản 1- Điều 4 - Luật đấu thầu quy định "Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý". Công ty bạn đang vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, như vậy thì dự án của Công ty sẽ phải thực hiện theo Luật đấu thầu và Nghị định hướng dẫn (bây giờ là Nghị định: 85/2009/NĐ-CP đã có hiệu lực). Nếu dự án không thực hiện theo Luật đấu thầu thì khi giải ngân cho Nhà thầu chỉ giải ngân được phần vốn đối ứng thôi, phần vốn vay Ngân hàng sẽ không chấp nhận giải ngân đâu.
Có lẽ do Công ty bạn là công ty cổ phần nên mọi người muốn lách luật để chỉ định thầu nên mới có các cách hiểu khác nhau thôi.
Chúc sức khoẻ.
Theo mình phần chữ đỏ nêu trên chỉ đúng trong trường hợp VỐN NHÀ NƯỚC tham gia vào Dự án cụ thể với mức trên 30%;dưới mức đó không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng thực hiện Luật Đấu thầu mà Nhà nước chỉ khuyến khích,còn quyết định tuỳ thuộc vào người có thẩm quyền của doanh nghiêp,tổ chức đầu tư dự án.
 
Thảo luận

Vì cơ quan em mỗi người hiểu một kiểu, theo anh thì Bên em là công ty Cphần vay vốn tín dụng đầu tư phát triển thì bên em có phải thực hiện đấu thầu không (giá trị công trình khoảng 50 tỷ), hay bên em được toàn quyền quyết định (coi như vốn của mình). Mong anh có ý tiếp

Chỗ này em phải phân biệt rõ hơn khoản kinh phí đầu tư DA sử dung từ vốn đầu tư phát của nhà nước hay vay vốn từ các ngân hàng tín dụng.Nếu vay vốn từ các ngân hàng,thì hiệu quả DA hoàn toàn do người đứng đầu doanh nghiệp quyết định;vì vậy hình thức lựa chọn nhà thầu do người đứng đầu doanh nghiệp quyết định(có thể thực hiện theo Luật Đấu thầu và cũng có thể không thực hiện.
 
Chỗ này em phải phân biệt rõ hơn khoản kinh phí đầu tư DA sử dung từ vốn đầu tư phát của nhà nước hay vay vốn từ các ngân hàng tín dụng.Nếu vay vốn từ các ngân hàng,thì hiệu quả DA hoàn toàn do người đứng đầu doanh nghiệp quyết định;vì vậy hình thức lựa chọn nhà thầu do người đứng đầu doanh nghiệp quyết định(có thể thực hiện theo Luật Đấu thầu và cũng có thể không thực hiện.
Cảm ơn anh, ở trên em đã nói rõ bên em sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam), cụ thể vốn vay NH chiếm 70% tổng mức đầu tư TSCĐ của dự án, tất nhiên theo định nghĩa tại Luật đấu thầu thì đây cũng là 1 loại vốn Nhà nước. Cũng vì trước kia em hiểu Nhà nước quản lý toàn bộ nên Luật đấu thầu "chưa theo kịp" mới quy định vậy, còn từ khi Nghị định 12 ra đời thì cụm từ trên em hiểu là bên em không đấu thầu cũng được; chứ nếu đấu thầu thì cụm từ trên chả còn có ý nghĩa gì? Các bác có thể giải thích hộ em so với vốn Ngân sách thì nếu có cụm từ trên vốn đầu tư phát triển sẽ được "cởi trói" ở điểm gì? Khâu gì sẽ được rút ngắn hơn? (đấy là theo suy luận của em, mong các bác góp ý thêm). Em cũng xin trao đổi thêm là đối với công ty cổ phần vay vốn tín dụng đầu tư thì người quyết định đầu tư đồng thời là Chủ đầu tư tức là Quyết định luôn các tình huống phát sinh (khác vốn nhà nước). Em chỉ thắc mắc là quy định kia thực chất cách thức thực hiện chả khác gì trước khi có 12/2009/NĐ-CP./.
 
Last edited by a moderator:
Thảo luận

Cảm ơn anh, ở trên em đã nói rõ bên em sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam), cụ thể vốn vay NH chiếm 70% tổng mức đầu tư TSCĐ của dự án, tất nhiên theo định nghĩa tại Luật đấu thầu thì đây cũng là 1 loại vốn Nhà nước. Cũng vì trước kia em hiểu Nhà nước quản lý toàn bộ nên Luật đấu thầu "chưa theo kịp" mới quy định vậy, còn từ khi Nghị định 12 ra đời thì cụm từ trên em hiểu là bên em không đấu thầu cũng được; chứ nếu đấu thầu thì cụm từ trên chả còn có ý nghĩa gì? Các bác có thể giải thích hộ em so với vốn Ngân sách thì nếu có cụm từ trên vốn đầu tư phát triển sẽ được "cởi trói" ở điểm gì? Khâu gì sẽ được rút ngắn hơn? (đấy là theo suy luận của em, mong các bác góp ý thêm). Em cũng xin trao đổi thêm là đối với công ty cổ phần vay vốn tín dụng đầu tư thì người quyết định đầu tư đồng thời là Chủ đầu tư tức là Quyết định luôn các tình huống phát sinh (khác vốn nhà nước). Em chỉ thắc mắc là quy định kia thực chất cách thức thực hiện chả khác gì trước khi có 12/2009/NĐ-CP./.

Bây giờ thì rõ rồi,em phải lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu và Nghị định 85(có hiệu lực từ 01/12/2009),đừng quan niệm đây là vốn của em mà thực hiện không đúng quy định của PL.Trong lựa chọn nhà thầu em có 2 quyền:quyết định lựa chọn nhà thầu và xử lý tình huống trong đấu thầu .Đây cũng là khâu rút ngắn thời gian ĐT do Cp phân cấp để cải cách thủ tục HC và dần tiến tới thông lệ quốc tế;tuy nhiên CĐt phải chịu hoàn toàn trách nhiêm trước PL về các quyết định của mình.
 
Trong lựa chọn nhà thầu em có 2 quyền:quyết định lựa chọn nhà thầu và xử lý tình huống trong đấu thầu .Đây cũng là khâu rút ngắn thời gian ĐT do Cp phân cấp để cải cách thủ tục HC và dần tiến tới thông lệ quốc tế.
Nh­ưng nếu như anh nói thì trước khi có 85/2009/NĐ-CP, 12/2009/NĐ-CP thì những điểm như anh nói cũng đương nhiên Chủ đầu tư (nếu là công ty cổ phần tư nhân vay vốn tín dụng đầu tư) cũng đã được làm như trên rồi; phải chăng điểm này mở ra áp dụng đối với công ty nhà nước thì cách thức khác trước kia (nói tóm lại là vốn nhà nước chiếm 51% tức là nhà nước nắm quyền chi phối) thì Chủ đầu tư không phải báo cáo cấp trên trong việc xử lý các tình huống đấu thầu, thanh quyết toán...?
 
Nói tóm lại là vốn nhà nước chiếm 51% tức là nhà nước nắm quyền chi phối thì Chủ đầu tư không phải báo cáo cấp trên trong việc xử lý các tình huống đấu thầu, thanh quyết toán...?
Đúng như chú Vóc đã bình luận: Chủ đầu tư có quyết định lựa chọn nhà thầu, xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp vượt thẩm quyền của Chủ đầu tư và đương nhiên khi đó Chủ đầu tư phải báo cáo lên người có thẩm quyền.

Ví dụ: việc tổ chức đấu thầu có giá dự thầu làm vượt tổng mức đầu tư, số lượng nhà thầu nộp HSDT ít hơn 3 nhà thầu; điều chỉnh dự án làm vượt TMĐT chẳng hạn v.v...

Bạn nghiên cứu thêm một số văn bản quy phạm về đầu tư xây dựng sẽ thấy điều này.
 
Rõ thêm

Nh­ưng nếu như anh nói thì trước khi có 85/2009/NĐ-CP, 12/2009/NĐ-CP thì những điểm như anh nói cũng đương nhiên Chủ đầu tư (nếu là công ty cổ phần tư nhân vay vốn tín dụng đầu tư) cũng đã được làm như trên rồi; phải chăng điểm này mở ra áp dụng đối với công ty nhà nước thì cách thức khác trước kia (nói tóm lại là vốn nhà nước chiếm 51% tức là nhà nước nắm quyền chi phối) thì Chủ đầu tư không phải báo cáo cấp trên trong việc xử lý các tình huống đấu thầu, thanh quyết toán...?

1-Quy chế đấu thầu(trước đây),Luật Đấu thầu và các NĐ,TT liên quan việc lựa chọn nhà thầu quy định đối tượng,phạm vi điều chỉnh cho các tổ chức,trong đó có doanh nghiệp là sử dụng vốn nhà nước thực hiện DAĐT.Đây là nguyên tắc bất di,bất dịch-không ai sử dụng vốn nhà nước mà không bị chế tài của các quy định pháp luật này.Còn các nhà ĐT không sử dụng hoặc sử dung dưới 30 % vốn nhà nước không bị điều chỉnh bởi các quy định PL này(nghĩa là hoàn toàn quyết định trong suốt quá trình thực hiện DA).
2-Việc vốn nhà nước chiếm 51 % trong doanh nghiệp không liên quan tới việc lựa chọn nhà thầu của DA mà chỉ quan tâm tới việc có sử dụng vốn nhà nước (trên 30%) vào một DA cụ thể không.Điều này phải phân biệt cho rõ để lựa chọn việc áp dụng các quy định của PL trong Đấu thầu.
Cũng nhắc thêm là khi nghiên cứu VB QP PL thì bạn nên đọc thật kỹ,liên hệ điều khoản này với các điều khoản khác;văn bản này với các văn bản khác liên quan thì mới thấu hiểu và thực hiện.
 
Last edited by a moderator:
Mình xin luận theo hướng khác, dụng luật mãi cũng chán, việc như thế này :

- Lật ra đời trên cơ sở những vấn đề mà XH cho là đúng và XH chấp nhận nó;
- Luật về đầu thầu cũng vậy;

Bạn 5...3 đặt ra vấn đề cho một trường hợp nào đó thì có phải đấu thầu hay không, theo mình luận thế này :

A : Luật đấu thầu đã được XH chấp nhận vì hoạt động này đưa đến sự công bằng, minh bạch hợp lý. Theo sau nó là hành lang pháp lý để minh chứng cho sự công bằng, minh bạch hợp lý làm cơ sở pháp lý để giải trình cho chủ thể mời thầu;
B : Chủ thể mời thầu có thể là một nhóm người (dạng CT cổ phần or TNHH...thậm chí là doanh nghiệp với sự góp vốn của các thành viên trong gia định) hoặc của toàn dân (Được định nghĩa là vốn Nhà nước);
C : Vì vậy để có cơ sở minh chứng thì XH cần phải căn cứ theo hành lang pháp lý nào đó, ở đây đó là Luật ĐT và các văn bản dưới luật;

A : hợp lý; B: hợp lý; C:hợp lý-->Nếu muốn công băng, minh bạch, hợp lý-->áp dụng hành lang pháp lý đã được XH luật hóa!

Tuy nhiên Luật cũng tạo ra khung pháp lý cho trường hợp tất cả các cá nhân là chủ thực sự của nguồn vốn đó chấp nhận chỉ định thầu thì lật cũng bảo vệ quyền ấy. Riêng đối với vốn NSNN, NN chỉ là chủ thể đại diện cho toàn dân nên để bảo đảm tinhd minh bạch, công bằng, hợp lý ...cần phải có những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn là vậy.
Với lạp luận trên, quay lại vấn đề của 5...3 thì nếu Cty của bạn trong vốn pháp định không có % nào hoặc <30% vốn từ NSNN thì do Cty bạn tự quyết còn việc bạn nghĩ là vay vốn của NHPT gì đó thì đây chỉ thuần tuy là vấo đề vay mượn. Về cơ bản thì chủ sử dụng và chịu trách nhiệm vẫn là cổng đông của Cty nên không thể xem là vốn NSNN được.
Người rảnh việc.
 
Cũng như ý kiến tham gia của mọi người. Minh xin góp ý vài ý kiến sau:
- Nguồn vốn dự án: Nguồn vốn từ đâu?
- Công ty bạn vai trò làm dự án như thế nào?
- Nếu bạn là tư nhân mà đi vay vốn thì do bạn Quyết định chẳng quan tâm đến vấn đề trên làm gì.
- Nhưng nếu bạn tham gia theo hướng dẫn của Nhà nước thì rất tốt chẳng có vấn đề gì cả?:))
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top